Sở Công Thương ban hành Báo cáo số 5534/BC-BCĐ ngày 09/10/2024Kết quả đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động năm 2024. Nội dung cụ thể như sau:
Đính kèm Báo cáo đã ban hành.
BÁO CÁO
Kết quả
đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO
9001:2015 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Sở Công Thương năm 2024
Căn cứ Kế hoạch duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến
theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
của Sở Công Thương năm 2024 tại Kế hoạch số 819/KH-SCT
ngày 16/02/2024.
Căn cứ Kế hoạch đánh giá nội bộ việc thực hiện áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 ứng dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động của Sở Công Thương năm 2024 tại Kế hoạch số 4939/KH-SCT
ngày 12/9/2024.
Sở Công Thương báo cáo kết quả đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của Sở Công Thương năm 2024 như sau:
I. KẾT QUẢ
THỰC HIỆN:
1. Ngày
đánh giá: từ ngày 20/9/2024 đến ngày 27/9/2024
2. Bộ phận
được đánh giá:
- Phòng Quản lý Công nghiệp
- Phòng Kỹ thuật và quản lý năng lượng
- Phòng Quản lý Thương mại
- Văn phòng Sở
- Phòng Kế hoạch – Tài chính- Tổng hợp
- Thanh tra Sở
3. Thành phần tổ đánh giá (Theo Quyết định số 237/QĐ-SCT ngày 13/9/2024):
- Ông Phạm Quang Huy
- Ông Trần Ngọc Duy
- Ông Phạm Châu
Tuấn
- Ông Lục Văn Thủy
- Ông Trần Minh Đạt
- Ông Phan Tấn Lợi
- Bà Nguyễn Hoàng Quyên
- Bà Nguyễn Trung Hậu
- Ông Phạm Nhật Tiến
- Ông Võ Trường Hải
- Bà Nguyễn Hoài Nhân
- Bà Mai Thị Thanh Thủy
|
Tổ trưởng
Tổ phó
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành
viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thư
ký
|
4. Mục tiêu đánh giá:
Xác định hiệu lực và sự phù hợp của HTQLCL của Sở Công Thương so với
yêu cầu tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015.
5. Mô tả những phát hiện trong quá trình
đánh giá
Không phát hiện bất kỳ sự không phù hợp nào của HTQLCL trong quá trình
đánh giá.
II. Nhận xét kết quả đánh giá:
1.1 Hoạch
định hệ thống:
Ban chỉ đạo ISO tham mưu cho lãnh đạo Sở phân tích bối cảnh tổ chức,
bao gồm: các vấn đề bên trong và bên ngoài, phân tích nhu cầu và mong đợi của
các bên quan tâm. Trên cơ sở đó, Ban chỉ đạo đã xác định các lĩnh vực chính
trong phạm vi Hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm: các quy trình hoạt động nội
bộ của Sở, quy trình giải quyết công việc, vụ việc, xử lý văn bản đi – đến điện
tử trên phần mềm quản lý văn bản và điểu hành của Sở ở tất cả các phòng; Riêng các
quy trình xử lý TTHC ở các phòng chuyên môn (Phòng Quản lý Công nghiệp,
Phòng Kỹ thuật và Quản lý năng lượng, Phòng Quản lý Thương mại)
Các phòng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ chính của mình để xác định các
quá trình chính cần thực hiện trong Hệ thống quản lý chất lượng (gồm các quá
trình hoạt động quản lý, các quá trình hỗ trợ,…); đồng thời nhận diện các rủi ro và cơ hội liên
quan trong quá trình hoạt động và đề xuất các kế hoạch xử lý các rủi ro. Cụ thể
ở từng phòng có CBCC là Lãnh đạo phòng và chuyên viên theo dõi, thực hiện công
tác ISO riêng cho phòng, các phòng đã thực hiện đầy đủ nội dung trong tiêu chí
đánh giá gồm: đánh giá việc thực hiện xử lý văn bản trên phần mềm quản lý văn
bản và điều hành chung (sct-dongnai.gov.vn) có ban hành hướng dẫn tại Văn bản
số 1245/SCT-VP ngày 19/03/2021 của Sở Công Thương về việc hướng dẫn xử lý văn
bản trên hệ thống quản lý văn bản điều hành và Văn bản số 4106/SCT-VP ngày
01/8/2021 về hướng dẫn thực hiện quy trình tiếp nhận và xử lý công văn đi, đến;
Văn bản số 239/SCT-VP ngày 11/01/2024 về hướng dẫn khai thác chức năng trao đổi
Văn bản nội bộ trong hệ thống quản lý văn bản mới; Văn bản 339/SCT-VP ngày
16/01/2024 hướng dẫn khai thác luân chuyển văn bản đi giữa các phòng, đơn vị
trực thuộc Sở Công Thương trong hệ thống quản lý văn bản mới; sự phối hợp nhịp
nhàng, nhanh chóng kịp thời, đúng hạn xử lý giữa các phòng, hạn chế giấy tờ; Chính
sách chất lượng, Mục tiêu chất lượng và hoạch định để đạt được mục tiêu của
phòng; Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức (Bảng phân công nhiệm vụ phòng; Hành động giải quyết rủi ro
và cơ hội (Bảng nhận diện rủi ro, cơ hội
của phòng); Nguồn lực; Năng lực; Nhận thức; Trao đổi thông
tin; Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá; Sự không phù hợp và hành động khắc phục; Cải
tiến liên tục.
1.2 Trách
nhiệm lãnh đạo:
Sở Công Thương đã xây dựng các
Kế hoạch triển khai thực hiện công tác
CCHC trong năm 2024, cụ thể: số 571/KH-SCT ngày 28/01/2024 kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024; số 568/KH-SCT
ngày 28/01/2024 kế hoạch cải cách hành chính Sở Công Thương Đồng
Nai năm 2024; số 563/KH-SCT ngày 28/01/2024 rà soát, đơn giản hóa quy định thủ
tục hành chính Sở Công Thương năm 2024; số 2070/KH-SCT ngày 22/4/2024 kiểm tra trách nhiệm công vụ, kỷ luật kỷ cương
hành chính, cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính của Sở Công
Thương năm 2024; số 869/KH-SCT ngày 21/02/2024 thông tin, tuyên
truyền cải cách hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính của Sở Công Thương
năm 2024; số 2121/KH-SCT ngày 05/5/2021 đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ bưu chính
công ích trong cải cách hành chính của Sở Công Thương giai đoạn 2021-2024; 1001/KH-SCT
ngày 28/01/2024 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà
nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Sở Công
Thương năm 2024.
Cơ quan đã thực hiện ban hành Kế hoạch số 819/KH-SCT ngày 16/02/2024 của Sở
Công Thương về duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo
tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Sở
Công Thương năm 2024; Quyết định số 21/QĐ-SCT ngày 19/02/2024 về việc ban hành
Mục tiêu chất lượng năm 2024 của Sở Công Thương, theo đó Sở yêu cầu các phòng
thiết lập Mục tiêu chất lượng tương ứng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được
giao của từng phòng. Đến nay đạt 100% (6/6) phòng có mục tiêu chất lượng cụ
thể, có thể đo lường, đánh giá mức độ, thời gian thực hiện; xây dựng kế hoạch
cụ thể để thực hiện Mục tiêu chất lượng; phân công trách nhiệm theo dõi, đánh
giá tiến độ thực hiện, tổng hợp báo cáo Trưởng ban ISO khi có yêu cầu.
Tháng 9/2024, Sở thực hiện đánh giá nội bộ việc thực hiện xây dựng và
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2015 ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Sở Công Thương năm 2024
theo KH số 4939/KH-SCT ngày 12/9/2024.
Ban chỉ đạo ISO đã tham mưu xây dựng Chính sách chất lượng của Sở Công
Thương với phương châm “Công khai, minh bạch – công tâm, chu đáo - đúng luật,
đúng hẹn” tại Quyết định số 98/QĐ-SCT ngày 04/06/2020 về việc Ban hành Chính
sách chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại
Sở Công thương Đồng Nai;
Lãnh đạo Sở Công Thương đã giao nhiệm vụ xây dựng, triển khai hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động của từng phòng và chỉ đạo các phòng soát xét lại quy trình
nội bộ, thủ tục hành chính phù hợp với tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015. Cụ thể,
ngày 16/7/2024, Sở ban hành Quyết định số 144/QĐ-SCT về việc ban hành và áp
dụng Hệ thống tài liệu theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 ứng dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động tại Sở Công Thương (lần 05), bao gồm 17 quy
trình chung nội bộ và 133 quy trình tác nghiệp thuộc 17 lĩnh vực với 114 thủ
tục DVC trực tuyến toàn trình và 19 thủ tục DVC trực tuyến một phần; Các hồ sơ,
tài liệu về ISO được Sở Công Thương đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở
tại mục “Công tác ISO” để thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng; đồng thời báo
cáo kết quả thực hiện hàng tuần.
1.3 Nguồn
lực:
Đã xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết phục vụ cho quá trình
cung cấp dịch vụ hành chính như: trang thiết bị máy móc, cơ sở hạ tầng, nhân sự
có đủ năng lực theo quy định.
1.4 Về Hệ thống tài liệu:
Hệ thống tài liệu của Sở được hiệu chỉnh thiết kế khá phù hợp và hiệu
quả bao gồm:
1. Sổ tay chất lượng (mô hình hệ thống quản lý chất lượng)
2. Chính sách chất lượng
3. Mục tiêu chất lượng thể hiên tại các Kế hoạch cải cách hành chính và
Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính, …
4. Hướng dẫn kiểm soát thông tin dạng văn bản
5. Hướng dẫn quản lý rủi ro, cơ hội
6. Hướng dẫn đánh giá nội bộ
7. Hướng dẫn thực hiện hành động khắc phục và sự không phù hợp
8. Hướng dẫn xem xét của lãnh đạo đối với HTQLCL
9. Hướng dẫn đo lường thỏa mãn khách hàng
10. Các quy trình thực hiện thủ tục hành chính ban hành kèm Quyết định
số 545/QĐ-UBND ngày 09/02/2021 của UBND tỉnh
11. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các bộ phận
Hệ thống văn bản nội bộ và bên ngoài đều được cấu trúc tinh gọn và hiệu
quả, dễ cho người vận hành, người thực hiện, vừa đảm bảo đáp ứng các yêu cầu
của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và đảm bảo tính pháp chế đối với các văn bản quy
phạm pháp luật.
Sở Công Thương đã xác định các hoạt động của mình được thực hiện ở
từng khâu công việc với mức độ khác nhau. Việc cam kết thực hiện Hệ thống Quản
lý Chất lượng được lãnh đạo Sở thể hiện thông qua việc thiết lập và ban hành
Chính sách chất lượng, Kế hoạch xây dựng chuyển đổi và áp dụng TCVN ISO
9001:2015 v.v… Kết quả kiểm tra xác nhận chất lượng công việc khi chuyển giao
đã được thể hiện trong các hồ sơ liên quan. Việc
kiểm soát tài liệu, hồ sơ và thực hiện các hành động khắc phục ở mức độ đầy đủ
theo qui định. Kiểm soát quá trình thực hiện thủ tục qua hệ thống một cửa điện
tử (motcua.dongnai.gov.vn), một số hồ sơ, tài liệu đã được số hóa, việc trao
đổi thông tin cũng được thực hiện chủ yếu qua mạng nội bộ.
Sở Công Thương
đã xây dựng Hệ thống Quản lý Chất lượng cơ bản phù hợp với các yêu cầu của tiêu
chuẩn TCVN ISO 9001:2015 và đã chính thức ban hành tài liệu của Hệ thống Quản
lý Chất lượng tại Quyết định số 144/QĐ-SCT ngày 16/7/2024 về việc ban hành và
áp dụng Hệ thống tài liệu theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 ứng dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động tại Sở Công Thương (lần 05).
2. Những tồn tại
Qua tổng hợp kết quả đánh giá của
các chuyên gia, bên cạnh những kết quả đã đạt được của các phòng trong việc áp
dụng hệ thống ISO, vẫn còn một số thiếu sót cần phải khắc phục, bổ sung, cụ
thể:
- Một số thủ tục quy trình chưa hoàn toàn áp dụng dịch vụ công trực tuyến do đặc
thù hồ sơ quá nhiều.
- Từ đầu năm 2024 đến tháng 10/2024, Sở có 02 hồ sơ bị
trễ hạn, Sở Công Thương sẽ chấn chỉnh, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này.
- Kết quả sử dụng phần mềm quản lý văn bản - điều hành
công việc, tỷ lệ văn bản điện tử/tổng số văn bản (%) của Sở đạt 98,22% (20.145/20.510)
do Sở Công Thương không chỉ gửi nhận
văn bản từ các cơ quan, đơn vị trong hệ thống khối cơ quan Nhà nước mà còn làm
việc và nhận văn bản giấy từ các Doanh nghiệp (Sở giao văn thư thực hiện
scan giấy, số hóa sau đó chứng thực văn bản điện tử bằng cách quét USB ký số
Mộc Sở trên phần mềm QLVB trước khi chuyển xử lý), tổ chức bên ngoài (Việc này dẫn tới số văn bản đến nhiều so với
số văn bản đi).
2.1. Phòng
Kỹ thuật và Quản lý năng lượng
- Phòng Kỹ
thuật và Quản lý năng lượng thực hiện trên phầm mềm một cửa điện tử đã có thể
hiện rõ các nội dung:
- Có 01 Hồ sơ
bị trễ, gồm có:
v 01 Hồ sơ lĩnh vực Hóa chất: Thủ tục công bố hợp quy số
H19.7-240715-0044 của Công ty TNHH Kao Việt Nam:
+ Ngày
15/7/2024, Phòng Kỹ thuật và Quản lý năng lượng tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy
số H19.7-240715-0044 của Công ty TNHH Kao Việt Nam.
+ Theo quy định thời gian trả kết quả trên hệ thống, Sở Công
Thương sẽ trả kết quả vào ngày 18/7/2024 (trễ 02 ngày so với quy định).
+ Lý do: Do thời điểm trả kết quả, thủ tục này
trên phần mềm Một cửa điện tử (Egov) vừa mới được cấu
hình lại và điều chỉnh thời hạn xử lý hồ sơ
là 3 ngày, nên trong quá trình xử
lý có sự sai sót. Do đó hồ sơ của Công ty được xử lý chưa đúng tiến độ theo quy
định.
+ Phòng Kỹ
thuật và Quản lý Năng lượng đã có thư xin lỗi Công ty vì sự quá hạn trong giải
quyết thủ tục hành chính nêu trên. Đồng thời lưu ý trong việc đôn đốc, nhắc nhở
chuyên viên trong việc giải quyết thủ tục hành chính trong thời gian tới, tránh
tình trạng chậm trễ hồ sơ gây ảnh hưởng đến công tác thi đua, đánh giá công vụ
của Sở (kèm theo Thư xin lỗi của phòng ban hành tại Công văn số 4196/TXL-SCT
ngày 06/8/2024).
- Đánh giá
công vụ, đánh giá phân loại công chức theo trên cơ sở đánh giá của Sở Công
Thương.
* Yêu cầu khắc phục: Khắc phục
các lỗi trên
2.2. Phòng Quản lý Thương mại
- Phòng Quản
lý Thương mại thực hiện trên phầm mềm một cửa điện tử đã có thể hiện rõ các nội
dung:
- Có 01 Hồ sơ
bị trễ, gồm có:
v 01 Hồ sơ bị trễ hạn thuộc lĩnh vực Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng: Thủ tục Đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
thuộc thẩm quyền của Sở Công Thương H19.7-240830-0050 của Công ty TNHH MTV Điện
lực Đồng Nai:
+ Ngày 30/8/2024, Phòng Quản lý
Thương mại tiếp nhận hồ sơ số H19.7- 240830-0050 của Công ty TNHH MTV Điện lực
Đồng Nai.
+ Theo quy định thời gian trả kết
quả trên hệ thống, Sở Công Thương sẽ trả kết quả vào ngày 29/9/2024 (trễ 02
ngày so với quy định).
+ Lý do: Do thời điểm trả kết
quả, thủ tục này trên phần mềm Một cửa điện tử (Egov) vừa mới được cấu hình lại
và điều chỉnh thời hạn xử lý hồ sơ là 30 ngày, nên trong quá trình xử lý có sự
sai sót. Chuyên viên xử lý chưa theo dõi sát sao tình trạng giải quyết hồ sơ đã
trình. Do đó hồ sơ của Công ty được xử lý chưa đúng tiến độ theo quy định
+ Phòng Quản lý Thương mại đã có
thư xin lỗi Công ty vì sự quá hạn trong giải quyết thủ tục hành chính nêu trên.
Đồng thời lưu ý trong việc đôn đốc, nhắc nhở chuyên viên trong việc giải quyết
thủ tục hành chính trong thời gian tới, tránh tình trạng chậm trễ hồ sơ gây ảnh
hưởng đến công tác thi đua, đánh giá công vụ của Sở (kèm theo Thư xin lỗi của
phòng ban hành tại Công văn số 4510/TXLSCT ngày 03/10/2024).
- Đánh giá
công vụ, đánh giá phân loại công chức theo trên cơ sở đánh giá của Sở Công
Thương.
* Yêu cầu khắc phục: Khắc phục
các lỗi trên
3. Khuyến nghị cải tiến:
-
Bổ sung việc quản
lý rủi ro đối với mục tiêu cải cách hành chính công và việc thực hiện các thủ
tục hành chính công của tổ chức.
-
Kịp thời rà soát
điều chỉnh các quy trình tác nghiệp khi văn bản hướng dẫn liên quan đã ban hành.
-
Rà soát lại thành
phần hồ sơ lưu trữ, đảm bảo chỉ lưu giữ đúng và đủ các hồ sơ cần thiết theo yêu
cầu.
-
Tiếp tục triển
khai mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Sở.
-
Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác CCHC; Thường
xuyên cập nhật, hiệu chỉnh, đề xuất cấu hình các quy trình thủ tục hành chính
mới ban hành, đảm bảo chính xác, hiệu quả; Năm 2024, đã sử dụng phần mềm quản
lý văn bản và điều hành chung của tỉnh (hoàn thành mục tiêu toàn bộ Lãnh đạo Sở
và Lãnh đạo trung tâm ký số được trên thiết bị di động, smartpone và tích hợp
tính năng lưu trữ điện tử).
-
Tăng cường tuyên
truyền, hướng dẫn, khuyến khích tổ chức, cá nhân
thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với các thủ tục đã đăng ký;
-
Đẩy mạnh CCHC để
giải quyết hiệu quả mối quan hệ phối hợp thực hiện
nhiệm vụ giữa các phòng, đơn vị thuộc Sở, xác định rõ trách nhiệm của từng
phòng, từng cán bộ, công chức trong phối hợp, xử lý các TTHC;
- Chỉ đạo xử lý nghiêm đối với những cán bộ, công chức
cố tình gây khó
khăn, sách nhiễu khi tiếp nhận và trả kết quả công việc của cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp (nếu có); những cán bộ, công chức trong giải quyết TTHC để hồ
sơ chậm trễ so với quy định....
3. Các vấn đề thực hiện trong thời gian
tới
Qua kết quả đánh giá nội bộ của Ban ISO và Tổ chuyên gia, Trưởng Ban
ISO yêu cầu các phòng khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:
- Tiếp tục duy trì và cải tiến hệ
thống quản lý chất lượng, đảm bảo thực hiện mục tiêu chất lượng đạt tối thiểu
99% hồ sơ giải quyết đúng và trước thời hạn theo mục tiêu của Sở.
- Thường xuyên xem xét, cải tiến
để duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015; 10% thủ tục
hành chính được kiến nghị, đề xuất đơn giản hóa quy định về thời gian giải
quyết, thành phần hồ sơ, quy trình tiếp nhận - xử lý. 100% các thủ tục cung cấp
trực tuyến có bộ hồ sơ mẫu.
-
100% công chức, tham mưu và xử lý hồ sơ công việc qua Phần mềm quản lý văn bản chung;
Duy trì 100% văn bản được ký số (ngoại trừ văn bản mật theo quy định của
Nhà nước).
- Thường xuyên rà soát các TTHC
và phối hợp với Thanh tra Sở, Văn phòng Sở kịp thời điều chỉnh, cập nhật, bổ
sung các TTHC mới theo quy định;
III. Kết luận
Sở Công Thương đã thực hiện duy trì và áp dụng có hiệu lực Hệ thống
Quản lý Chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 ứng dụng các phần
mềm công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan (ISO điện tử).
Trên đây là báo cáo kết quả đánh
giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO
9001:2015 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Sở Công Thương năm 2024./.