Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4 VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5 **** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”

Phòng Quản lý thương mại

BAN LÃNH ĐẠO Phòng Quản lý Thương mại:

 

1. Trưởng phòng​

- Họ và tên: Lục Văn Thủy​

- Ngày tháng năm sinh: 15/05/1974  ​

- Điện thoại liên lạc:       

- Email: thuylv@dongnai.gov.vn 

2. Phó Trưởng phòng​

- Họ và tên: Đặng Trần Nhật Thoại     ​

- Ngày tháng năm sinh: 10/11/1974  ​

- Điện thoại liên lạc:       

- Email: thoaidtn@dongnai.gov.vn 

2. Phó Trưởng phòng​

- Họ và tên: Tăng Kim Lệ     ​

- Ngày tháng năm sinh: 22/09/1980  ​

- Điện thoại liên lạc:       

- Email: letk@dongnai.gov.vn 

 

 

I. Danh sách CBCC, VC Phòng Quản lý Thương mại

Số TT

Họ và tên

Năm sinh

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

01

Lục Văn Thủy

1974

Trưởng phòng

Cử nhân Luật

02

Đặng Trần Nhật Thoại

1974

Phó phòng

Cử nhân Kinh tế

03

Tăng Kim Lệ

1980

Phó phòng

Cử nhân Kinh tế

04

Trương Thị Hòa

1987

Chuyên viên

Cử nhân Kinh tế

05

Nguyễn Thị Ngọc Tuyết

1980

Chuyên viên

Cử nhân Thương mại

06

Huỳnh Anh Tú

1992

Chuyên viên​

Cử nhân QTKD

07

Phan Thị Hải Yến

1992

Chuyên viên

Cử nhân Luật

8

Nguyễn Thị Ngọc Sáng

1988

Chuyên viên

C nhân Kinh tế

9

Võ Trương Như Thùy

1990

Chuyên viên

C nhân Luật

II. Chức năng

Phòng Quản lý Thương mại là phòng chuyên môn thuộc Sở Công Thương, có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh, bao gồm các lĩnh vực: Lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu; định hướng phát triển thị trường; quản lý cạnh tranh; quản lý xúc tiến thương mại; kiểm soát độc quyền; chống trợ cấp, chống bán phá giá; nhượng quyền thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế; quản lý nhà nước các dịch vụ công lĩnh vực thương mại.

III. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Triển khai thực hiện và đề xuất về chủ trương, chính sách, pháp luật

a) Nghiên cứu các chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan chức năng của phòng để đề xuất triển khai thực hiện.

b) Dự thảo, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật liên quan cơ chế, chính sách thương nhân, chính sách thị trường, chính sách mặt hàng, như: quản lý lưu thông hàng hóa, quản lý kinh doanh các mặt hàng và dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, nhằm phát triển thị trường theo các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và văn minh thương mại.

c) Định kỳ rà soát, phát hiện và kiến nghị các cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan lĩnh vực thương mại.

2. Thương mại nội địa

a) Đề xuất, phối hợp xây dựng, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại bán buôn, bán lẻ, bao gồm: các loại hình chợ, các trung tâm thương mại, hệ thống các siêu thị, hệ thống các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, LPG, kho xăng dầu, kho LPG; các hợp tác xã thương mại, dịch vụ thương mại; hệ thống đại lý thương mại, nhượng quyền thương mại, trung tâm logistics, kinh doanh hàng hóa dưới các hình thức khác theo quy định của pháp luật và các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại khác.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các tổ chức liên kết lưu thông hàng hoá, hình thành các kênh lưu thông hàng hoá ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, giấy phép kinh doanh có điều kiện các mặt hàng: xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, rượu, thuốc lá và các hàng hóa dịch vụ khác trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Công Thương.

d) Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và đời sống đối với đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh (như cung cấp các mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ lưu thông hàng hoá và dịch vụ thương mại).

đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức hoạt động điều tiết lưu thông hàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn và thúc đẩy thị trường nội tỉnh phát triển.

e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ quản lý giá sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh theo quy định. Tiếp nhận, rà soát biểu mẫu đăng ký giá, kê khai giá đối với hàng hóa là sản phẩm sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ dưới 6 tuổi của doanh nghiệp thực hiện đăng ký giá, kê khai giá trên địa bàn tỉnh.

ê) Phối hợp với Phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp của Sở Công Thương: Tổnghợp và xử lý các thông tin thị trường trên địa bàn tỉnh về tổng mức lưu chuyển hàng hóa, tổng cung, tổng cầu, mức dự trữ lưu thông và biến động giá cả của các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng chính sách đối với nhân dân, miền núi và vùng dân tộc. Đề xuất với cấp có thẩm quyền giải pháp điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng thời kỳ.

3. Về quản lý ngoại thương

a) Về xuất nhập khẩu

- Tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa; phát triển dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

- Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thương nhân không có hiện diện tại Việt Nam; hoạt động của các văn phòng, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn, giúp đỡ thương nhân tìm hiểu, phát triển thị trường.

b) Về các biện pháp phòng vệ thương mại (bao gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ)

Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại trên địa bàn tỉnh.

- Phát hiện, đề xuất và kiến nghị các cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những văn bản ban hành có nội dung không phù hợp với pháp luật về phòng vệ thương mại.

- Đầu mối chủ trì hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ từ nước ngoài.

- Thu thập, cung cấp thông tin, tài liệu và bảo mật thông tin, tài liệu điều tra vụ việc phòng vệ thương mại.

c) Thực hiện các công tác liên quan đến hoạt động quản lý ngoại thương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

4. Về thương mại điện tử

a) Tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, chương trình, kế hoạch thương mại điện tử nhằm phát triển hạ tầng ứng dụng thương mại điện tử, phát triển nguồn nhân lực phục vụ quản lý thương mại điện tử, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.

b) Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước khác về thương mại điện tử theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Công Thương.

5.  Về xúc tiến thương mại

a) Phối hợp tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án xúc tiến thương mại nhằm phát triển thị trường trong và ngoài nước, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng và phát triển thương hiệu hàng Việt Nam. 

b) Thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh; Xác nhận việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại cho thương nhân và thực hiện kiểm tra, giám sát việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại của thương nhân.

6. Về quản lý thị trường

a) Tham mưu giúp Giám đốc Sở tổ chức thực hiện công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

b) Phối hợp với các ngành, các địa phương hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực thương mại của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

c) Phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường nắm tình hình và tham mưu giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ; chống các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường, gian lận thương mại.

7. Về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

a) Về cạnh tranh

- Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh, bao gồm các hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế và hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

- Thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý, cung cấp thông tin về doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường, các doanh nghiệp độc quyền có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh; về các quy tắc cạnh tranh trong hiệp hội; về các trường hợp miễn trừ.

- Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.

b) Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Tham mưu giúp Giám đốc Sở ban hành hoặc trình UBND tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn.

Thực hiện việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan.

- Thẩm định các đề án, kế hoạch hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước.

- Kiểm tra, giám sát hoạt động hòa giải của tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng cấp huyện thực hiện các nội dung liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Điều 23 Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan.

8. Về hội nhập kinh tế

a) Giúp Lãnh đạo Sở thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Chỉ đạo Phát triển kinh tế tỉnh trong triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, các giải pháp cụ thể liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, trong đó có hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế, triển khai các hiệp định thương mại, hướng dẫn thực hiện kế hoạch, chương trình, các quy định về hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương.

9. Các lĩnh vực khác

a) Giúp Lãnh đạo Sở tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể hoạt động trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật.

b) Hướng dẫn, giúp đỡ và kiểm tra hoạt động các hội, hiệp hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thương mại ở địa phương theo quy định của pháp luật.

c) Phối hợp công tác thanh tra, kiểm tra, đề xuất xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thuơng mại theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công, phân cấp của Giám đốc Sở Công Thương.

d) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực thương mại đối với các phòng Kinh tế, phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện; giúp các phòng Kinh tế, phòng Kinh tế và Hạ tầng  hướng dẫn nghiệp vụ, chuyên môn cho công chức không chuyên trách theo dõi thương mại cấp xã.

đ) Tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong thương mại thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương; hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với  lĩnh vực thương mại; xây dựng hệ thống thông tin lưu trữ, cung cấp tư liệu về thương mại theo quy định của pháp luật; đánh giá công nhận xã đạt tiêu chí về chợ theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

e) Triển khai thực hiện chương trình cải cách thủ tục hành chính của phòng Quản lý Thương mạitheo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách thủ tục hành chính của UBND tỉnh

ê) Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực thương mại thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật. Cụ thể: xem xét, đề xuất việc giải quyết cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Đồng Nai; các loại giấy chứng nhận, giấy xác nhận cho thương nhân kinh doanh các ngành hàng, mặt hàng hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện như: xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, rượu, thuốc lá; giám định thương mại; bán hàng đa cấp; khuyến mại; tổ chức hội chợ triển lãm thương mại; xác nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; tiếp nhận, rà soát biểu mẫu đăng ký giá, kê khai giá thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương.

g)Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển lĩnh vực thương mại tại địa phương theo quy định của UBND tỉnh và Bộ Công Thương.

h) Tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Sở Công Thương yêu cầu các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh cung cấp các thông tin và các nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng.

i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở Công Thương giao và theo quy định của pháp luật. 
​​​​​​​​

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​