Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
Thông báo về việc tạm ngưng tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương trong dịp Tết Nguyên đán 2025 || công khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, kiến nghị như sau: Số điện thoại đường dây nóng và hộp thư điện tử - Ông Phạm Văn Cường – Giám đốc Sở Công Thương - Số điện thoại: 0913 755 979 - Email: cuongdizadn@yahoo.com.vn **** Nhiệt liệt chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam và kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ”**** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”

Thanh toán trực tuyến khi thực hiện các thủ tục hành chính ngành công thương

Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

Thị trường tiêu dùng Việt Nam đang từng bước phục hồi rõ nét, tạo nền tảng vững chắc cho sự bứt phá của ngành hàng tiêu dùng nhanh trong năm 2025

Trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi tích cực, tầng lớp trung lưu mở rộng và thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, năm 2025 được kỳ vọng sẽ là thời điểm bùng nổ của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại Việt Nam. Trong cuộc đua này, Masan Consumer ghi dấu ấn với danh mục thương hiệu mạnh và chiến lược kết hợp hiệu quả cùng hệ sinh thái tiêu dùng – bán lẻ của Masan Group.

Sự phục hồi của thị trường tiêu dùng: Cơ hội lớn cho ngành FMCG

Sau nhiều năm bị gián đoạn bởi những biến động kinh tế và xã hội, thị trường tiêu dùng Việt Nam đang từng bước phục hồi rõ nét, tạo nền tảng vững chắc cho sự bứt phá của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong năm 2025.

Theo Tổng cục Thống kê, GDP Việt Nam năm 2024 tăng 7,09% và được kỳ vọng có thể đạt mức tăng trưởng 8% trong năm 2025 nhờ các động lực hồi phục rõ rệt từ sản xuất, tiêu dùng nội địa và đầu tư công. Cùng với đó, thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng, đặc biệt tại các đô thị lớn và khu vực công nghiệp phát triển mạnh, giúp củng cố niềm tin tiêu dùng và gia tăng sức mua trên diện rộng.

Khách hàng mua sắm tại siêu thị Winmart 

Một trong những xu hướng quan trọng tạo lực đẩy dài hạn cho ngành FMCG là sự mở rộng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam. Theo dự báo từ World Bank, đến năm 2030, hơn 50% dân số Việt Nam sẽ nằm trong nhóm trung lưu – đồng nghĩa với việc người tiêu dùng ngày càng ưu tiên các sản phẩm có chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng, và mang lại trải nghiệm tốt hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu ngành – với năng lực nghiên cứu, phát triển và đổi mới sản phẩm – chiếm lĩnh thị phần trong các phân khúc cao cấp hơn.

Song song đó, ngành du lịch nội địa và quốc tế phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch đã tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng. Năm 2024, Việt Nam đón khoảng 17,6 triệu lượt khách quốc tế và 110 triệu lượt khách nội địa, với tổng thu từ du lịch ước đạt 840 nghìn tỷ đồng. Mức phục hồi này tương đương 98% so với giai đoạn trước đại dịch, cao hơn nhiều điểm đến khác trong khu vực. Sự gia tăng mạnh mẽ của lượng khách du lịch kéo theo nhu cầu đối với các sản phẩm tiện lợi, dễ sử dụng như thực phẩm ăn liền, đồ uống đóng chai và các sản phẩm chăm sóc cá nhân gọn nhẹ – những mảng vốn có nhiều tiềm năng phát triển tại thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thương mại điện tử và kênh bán lẻ hiện đại, đặc biệt ở nhóm người tiêu dùng trẻ cũng góp phần tích cực vào sự tăng trưởng của thị trường FMCG Việt Nam. Theo báo cáo của e-Conomy SEA 2024, nền kinh tế số Việt Nam dự kiến đạt tổng giá trị hàng hóa (GMV) 22 tỷ USD vào năm 2024, với lĩnh vực thương mại điện tử tăng trưởng 18% so với năm trước, với tỷ lệ quay lại mua sắm cao và thói quen chi tiêu ngày càng tăng. Sự chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến và ưu tiên kênh hiện đại đang thay đổi hoàn toàn cách thức người Việt tiếp cận hàng tiêu dùng. Đây không chỉ là cơ hội tăng trưởng mà còn là “phép thử” năng lực chuyển đổi số và thích ứng nhanh của doanh nghiệp FMCG.

Doanh nghiệp Việt thích ứng nhanh với xu hướng tiêu dùng mới

Trong bối cảnh thị trường tiêu dùng Việt Nam ngày càng phân hóa rõ rệt theo thu nhập và nhu cầu trải nghiệm, việc thích ứng nhanh với xu hướng sống “chất lượng hơn, tiện lợi hơn” đang trở thành yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp FMCG. Masan Consumer (MCH) là một trong những doanh nghiệp đã thể hiện được sự nhạy bén trong chuyển đổi mô hình sản phẩm và chiến lược phát triển để phù hợp với sự thay đổi này.

MCH đã triển khai mạnh mẽ chiến lược cao cấp hóa sản phẩm trên các danh mục ngành hàng từ gia vị, thực phẩm tiện lợi, và đồ uống.

Các sản phẩm của Masan Consumer 

Doanh nghiệp chú trọng phát triển các sản phẩm nâng cao trải nghiệm tiêu dùng thay vì chỉ cạnh tranh bằng giá. Các dòng sản phẩm như Lẩu Tự Sôi, Cơm Tự Chín không chỉ tiện lợi mà còn thể hiện xu hướng "mang trải nghiệm nhà hàng đến tận tay người tiêu dùng". Trong ngành hàng đồ uống, WakeUp Mekong và trà uống liền BupNon Tea 365 là minh chứng cho chiến lược phục vụ người tiêu dùng hiện đại – đề cao sự linh hoạt, cá tính và chất lượng cao.

MCH đã và đang đẩy mạnh chiến dịch tiếp cận giới trẻ với sản phẩm Omachi Lẩu Cầm Tay. Ra mắt tháng 11/2024, sản phẩm nhanh chóng đạt 28 tỷ đồng doanh thu, phủ sóng 30.000 điểm bán GT và lên kệ siêu thị chỉ sau hơn 2 tuần ra mắt.

Ngoài ra, theo thông tin từ doanh nghiệp, trên Lazada, Omachi Lẩu Cầm Tay vươn lên dẫn đầu ngành hàng mì ăn liền trong tháng 12/2024. Đồng thời, chiến dịch truyền thông phối hợp cùng rapper Hieuthuhai và hơn 40 KOL đã thu về hơn 45 triệu lượt xem trên mạng xã hội, góp phần đưa sản phẩm trở thành trào lưu tiêu dùng mới trong giới trẻ.

Bên cạnh đó, MCH phối hợp cùng hệ thống bán lẻ hiện đại WinCommerce trong phân phối giúp sản phẩm tiếp cận nhanh và đúng tệp khách hàng, nhất là trong bối cảnh hành vi mua sắm ngày càng chuyển dịch sang mô hình đa kênh.

Năm 2024, MCH ghi nhận doanh thu thuần đạt 30.897 tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu quốc tế tăng trưởng 30,8%, cho thấy tiềm năng mở rộng thương hiệu Việt trên thị trường toàn cầu. Biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức cao – 46,6%, nhờ chiến lược tối ưu danh mục sản phẩm và tập trung vào những phân khúc có giá trị gia tăng.


Nước mắm Chin-su của Masan Consumer 

Năm 2025, Masan Consumer đặt mục tiêu đạt doanh thu từ 33.500 đến 35.500 tỷ đồng. Để hiện thực hóa kế hoạch này, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược cao cấp hóa, đổi mới sản phẩm và gia tăng độ phủ thị trường.

Trọng tâm sẽ tập trung vào các ngành hàng chủ lực như gia vị, thực phẩm tiện lợi, đồ uống và chăm sóc cá nhân – những lĩnh vực có mức độ tăng trưởng ổn định và vẫn còn dư địa phát triển. Công ty sẽ tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm tiện lợi như Cơm Tự Chín, Lẩu Tự Sôi, Lẩu Cầm Tay; đồng thời mở rộng danh mục WakeUp 247 và BupNon Tea 365, cùng với việc tái cấu trúc danh mục chăm sóc cá nhân Chante và NET để phù hợp hơn với xu hướng tiêu dùng mới.​

Nguồn: Baocongthuong

Một cửa điện tử

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Phường Trung Dũng, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​