Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4 VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5 **** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
TẬN DỤNG CƠ HỘI ĐỂ NÂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU VÀO EU

*Tín hiệu tích cực từ EVFTA

Hiệp định EVFTA không chỉ là đòn bẩy thúc đẩy thương mại hai chiều mà còn là lợi thế ưu việt cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên trong bối cảnh kinh tế, giao thương toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 gây ra. Những con số ấn tượng về trao đổi thương mại, ngay cả trong thời kỳ bệnh dịch bùng phát tại các nước EU sau đó đến Việt Nam đã chứng minh điều này.

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU sau một năm thực thi hiệp định đạt 54,87 tỷ USD, tăng 12,1% so với giai đoạn cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 38,48 tỷ USD, tăng 11,3% và kim ngạch nhập khẩu đạt 16,39 tỷ USD, tăng 14,04%.

Mặc dù Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do đợt dịch thứ 4 bùng phát tại vùng xuất khẩu trọng điểm phía Nam, 9 tháng năm 2021, thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và EU vẫn ghi nhận sự tăng trưởng khả quan, kể cả so với thời kỳ trước đại dịch, với kim ngạch đạt 41,3 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó xuất khẩu đạt 28,85 tỷ USD, tăng 11,7% và nhập khẩu đạt 12,4 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Đặc biệt, ngày càng nhiều doanh nghiệp tận dụng được ưu đãi từ Hiệp định EVFTA qua việc sử dụng chứng nhận xuất xứ (C/O) ưu đãi. Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong năm đầu tiên thực thi hiệp định, các cơ quan, tổ chức được uỷ quyển cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp khoảng 207.682 chứng nhận C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch đạt khoảng 7,71 tỷ USD đi 27 nước EU. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho 6.115 lô hàng được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA.

Năng lực cạnh tranh và thị phần của hàng hóa Việt cũng ngày càng được cải thiện rõ rệt tại thị trường EU. Việt Nam hiện đã vươn lên trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của EU trong khu vực ASEAN, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt 43,2 tỷ EUR (theo Eurostat), và xếp trong Top 10 các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào thị trường EU.

Về đầu tư, với cam kết mạnh mẽ đảm bảo tính minh bạch, thông thoáng, thuận lợi trong môi trường kinh doanh - đầu tư, Việt Nam đã tiếp nhận được nguồn đầu tư chất lượng cao từ EU với những dự án có công nghệ tiên tiến, tạo ra những giá trị và lợi ích chung cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên. Đây là những kết quả đặc biệt đáng ghi nhận sau một năm thực thi hiệp định, đồng thời là cơ sở để chúng ta hoàn toàn có thể lạc quan, tin tưởng vào một sức bật mạnh mẽ trong phát triển hợp tác thương mại đầu tư Việt Nam - EU trước bối cảnh bình thường mới với nền tảng vững chắc từ EVFTA.

Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch, thương mại điện tử đã trở thành điểm sáng khi các phương thức thương mại truyền thống bị hạn chế bởi đại dịch, các nước EU và Việt Nam nói riêng đã có những giải pháp thúc đẩy kinh tế số, đặc biệt là thương mại điện tử, trở thành 1 trong các lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược khôi phục kinh tế hậu đại dịch, mở ra triển vọng một kênh giao thương xuyên biên giới tiềm năng trong thời gian tới. Không chỉ xuất khẩu, EVFTA cũng giúp cho người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận nhiều sản phẩm nhập khẩu có chất lượng cao từ EU và được hưởng lợi thế về nhập khẩu.

*Chủ động đón đầu cơ hội từ EVFTA

Thế giới đang trải qua những biến động nhanh chóng và sâu sắc chưa từng có dưới tác động của đại dịch Covid-19. Quá trình chuyển dịch kinh tế toàn cầu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ, đòi hỏi Việt Nam - một nền kinh tế có độ mở cao, phải nhanh chóng thích ứng, chủ động tham gia vào quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng mới, trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu mới đang được hình thành.

Về triển vọng phục hồi kinh tế và phát triển quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam - EU trong bối cảnh bình thường mới, trước diễn biến phức tạp và khó lường của đại dịch Covid-19, Việt Nam cần xây dựng các kịch bản phù hợp để thích ứng linh hoạt và hiệu quả với tình hình mới; khơi thông mọi nguồn lực cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế, đảm bảo chuỗi cung ứng; đồng thời tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, không để nền kinh tế bị lỡ nhịp trong xu hướng phục hồi kinh tế thế giới.

Hiệp định EVFTA có thể thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng trái cây và nông sản của Việt Nam, đặc biệt ở khu vực Mekong. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khi gia nhập thị trường, bởi các thủ tục giấy tờ còn phức tạp và trong dài hạn có thể tăng các nguy cơ. Vì vậy, cần cải thiện quy trình, thủ tục là điều rất quan trọng.

Việt Nam và EU  cần hợp tác chặt chẽ trong việc giải quyết các vấn đề tồn tại vì lợi ích chung của cộng đồng doanh nghiệp; trong thời gian tới với việc dịch bệnh được kiểm soát trở lại, cùng lợi thế lớn từ EVFTA và tới đây là Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam - EU (EVIPA), Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút làn sóng FDI mới từ các nhà đầu tư châu Âu đang tìm kiếm một điểm đến ổn định, an toàn, thịnh vượng và cạnh tranh.

Trước bối cảnh kinh tế phục hồi, cùng sự nổi lên của những xu hướng thương mại, đầu tư mới, để tận dụng hiệu quả EVFTA, đón đầu những cơ hội mới mở ra hậu đại dịch đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ cả phía Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp. Hiện Bộ Công Thương cùng hệ thống các Thương vụ Việt Nam tại EU đang nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp hai bên khai thác tối đa ưu thế từ Hiệp định EVFTA, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh giao thương, kết nối đầu tư, hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh. Trước những thời cơ và thách thức đan xen giai đoạn bình thường mới, các doanh nghiệp cũng cần chủ động đổi mới chính mình, nâng cao năng lực nội tại, điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp để nhanh chóng thích nghi với điều kiện mới, tham gia sâu vào tái cấu trúc chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu./.

Lê Nam

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​