Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: 02513. 822232 hoặc 02518. 824824 bấm số nội bộ 132 (Mr.Đức) hoặc Yến: 02513. 822216
Nhiệt liệt chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam **** Tháng Công nhân 2023 "Đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, phát triển" **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
TIỀM NĂNG KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẬU COVID-19 ĐỐI VỚI MẶT HÀNG GẠO CỦA VIỆT NAM

Theo số liệu thống kê của ITC-WTO và phương pháp đo lường tiềm năng thị trường của ITC, Bộ Công Thương xác định tiềm năng xuất khẩu mặt hàng Gạo của Việt Nam vào các khu vực thị trường cần tập trung khai thác, đặc biệt là các thị trường có FTA thời gian tới như sau:

1. Hoa Kỳ

Tổng nhu cầu nhập khẩu gạo của Hoa Kỳ năm 2020 là 1,28 tỷ USD, chiếm 5% giá trị nhập khẩu toàn cầu (đứng thứ 3 thế giới về nhập khẩu).

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào Hoa Kỳ năm 2020 là 13,9 triệu USD, chiếm 1,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này. Theo dự báo cập nhật tháng 6/2021 của USDA, sản lượng gạo của Hoa Kỳ trong năm 2021 tiếp tục được dự báo sẽ đạt khoảng 7,23 triệu tấn. tăng khoảng 1,35 triệu tấn so với năm 2020. Mức nhập khẩu gạo năm 2021 của Hoa Kỳ dự áo đạt 1,2 nghìn tấn, giảm khoảng 0,01 nghìn tấn so với năm 2020. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này dự kiến sẽ tăng nhẹ so với năm 2020, chủ yếu là các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao. Do tình hình dịch bệnh vẫn nghiêm trọng và chưa thể kiểm soát tại một số quốc gia là đối thủ cạnh tranh chính về xuất khẩu gạo sang Hoa Kỳ như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan…, nên dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn sẽ tăng nhẹ trong những tháng tiếp theo. Tuy nhiên, vì Hoa Kỳ là quốc gia sản xuất gạo với số lượng lớn, hơn nữa nhu cầu sử dụng gạo  nh  uân đầu người không cao, nên khó có thể kỳ vọng kim ngạch   xuất khẩu cao ở thị trường này.

Những mặt hàng gạo Việt Nam có khả năng xuất khẩu gồm: Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ ộ (HS: 100630, dung lượng thị trường còn khả năng khai thác  là 93%).

Chứng chỉ/điều kiện xuất khẩu:

+ Đăng ký chứng nhận D: Xuất cứ nhà xuất khẩu nào nếu muốn đưa sản phẩm (thực phẩm, đồ uống, dược phẩm) của m nh vào oa ỳ đều phải tuân thủ những uy định của Cục  D và c  được giấy chứng nhận  . Doanh nghiệp phải đăng ký với  D để được cấp số cơ sở thực phẩm FFR. Ngoài ra, cứ hai năm một lần, nghĩa là vào các năm chẵn các doanh nghiệp nước ngoài trong đ c các doanh nghiệp Việt Nam đang xuất hàng thực phẩm và đồ uống cho  người và động vật vào thị trường Mỹ lại phải đăng ký lại Cơ sở sản xuất và Người đại diện tại Mỹ với Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để được cấp Mã số kinh doanh hợp lệ mới.

+ Tất cả sản phẩm khi nhập khẩu đều phải có giấy chứng nhận quốc tế ISO 9002 và HACCP.

+ Các uy định về SPS, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch động thực  vật được ban hành, giám sát và thực thi bởi các cơ uan khác nhau. Cụ thể: (i) Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) chịu trách nhiệm cho hầu hết các giám sát An toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền của Đạo luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm Liên bang Hoa Kỳ và pháp luật khác; FDA có trách nhiệm về bảo vệ người tiêu dùng chống lại sự không sạch sẽ, không an toàn, và gian lận khi gắn nhãn thực phẩm khác hơn là trong các lĩnh vực uy định của FSIS; (ii)  Cơ  uan  iểm dịch và An toàn thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS) có trách nhiệm đảm  bảo rằng thịt, gia cầm và sản phẩm trứng được an toàn, lành mạnh, và nhãn chính xác; (iii) Bộ Nông nghiệp (USDA) có trách nhiệm kiểm tra sự an toàn của thịt và trứng, cũng như động vật và thực vật kiểm soát sâu bệnh, bao gồm cả kiểm tra kiểm dịch thực vật và động vật và dịch hại cây trồng; (iv) Cơ Quan Bảo Vệ Môi trường (EPA) có trách nhiệm quản lý thuốc trừ sâu, bao gồm đăng ký thuốc trừ sâu và sử dụng các thiết lập tương ứng với tiêu chuẩn. Các tổ chức này đóng một vai trò rất quan trọng về an toàn thực phẩm các loại khác nhau và  trong các giai đoạn khác nhau.

+ Quy định về nhãn hàng hóa: việc ghi nhãn sản phẩm là một việc quan trọng và được uy định chặt chẽ bởi pháp luật. Một số sản phẩm có những quy định dán nhãn bắt buộc. Việc ghi sai hoặc thiếu nhãn sản phẩm theo uy định có thể bị từ chối nhập cảnh tại cảng, hoặc tệ hơn còn bị phạt vì vi phạm các quy định ghi nhãn của Hoa Kỳ. Việc quản lý và kiểm tra các uy định ghi nhãn do một số cơ uan chính phủ khác nhau ban hành và giám sát, bao gồm Ủy ban Thương mại công bằng (FTC – Federal Trade Commission), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng (Consumer product Safety Commission CPSC), và nhiều cơ uan khác, tùy thuộc vào chủng loại hàng hóa.

+ Truy xuất nguồn gốc: Chương tr nh ghi nhãn nước xuất xứ (COOL) yêu cầu tên nước xuất xứ phải được ghi rõ trên nhãn của sản phẩm đối với một số mặt hàng nông sản.

2.Trung Quốc

Tổng nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc năm 2020 là 1,4 tỷ USD, chiếm 5,6% giá trị nhập khẩu toàn cầu (đứng thứ 1 thế giới về nhập khẩu).

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc tăng rất mạnh 70% về lượng, tăng 92,7% về kim ngạch và tăng 13,3% về giá so với năm 2019, đưa Trung Quốc lên vị trí thứ 2 về tiêu thụ gạo của Việt Nam với 810.838 tấn, tương đương 463 triệu USD, chiếm 31,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường.

Những mặt hàng gạo Việt Nam có khả năng xuất khẩu gồm: Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ ộ (HS: 100630, dung lượng thị trường còn khả năng khai thác  là 32%); Gạo tấm (HS: 100640, dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 27%).

Chứng chỉ/điều kiện xuất khẩu:

+ Giấy phép nhập khẩu: Hàng hóa khi nhập khẩu vào Trung Quốc cần xin giấy phép nhập khẩu. Đơn đăng ký hoặc xin cấp phép nhập khẩu thường được gửi đến Bộ Thương mại hoặc các đơn vị địa phương có thẩm quyền.

+ Chứng thư/giấy chứng nhận kiểm dịch phải do cơ uan chủ quản kiểm dịch của Việt Nam cấp và được bên bán/ xuất khẩu làm các thủ tục kiểm dịch trước khi ký hợp đồng/thỏa thuận thương mại với bên mua/ bên nhập khẩu.


3.Nhật Bản

Tổng nhu cầu nhập khẩu gạo của Nhật Bản năm 2020 là 503,6 triệu USD, chiếm 1,9% giá trị nhập khẩu toàn cầu (đứng thứ 13 thế giới về nhập khẩu).

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào Nhật Bản năm 2020 là 0,3 triệu USD, chiếm 0,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này.

4.Hàn Quốc

Tổng nhu cầu nhập khẩu gạo của Hàn Quốc năm 2020 là 375,4 triệu USD, chiếm 1,4% giá trị nhập khẩu toàn cầu (đứng thứ 14 thế giới về nhập khẩu).

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào Hàn Quốc năm 2020 là 54,4 triệu USD, chiếm 14,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này và có mức tăng trưởng ấn tượng khi đạt khoảng 405%/năm. Mặt hàng này được kỳ vọng sẽ xuất khẩu ổn định trong thời gian tới do kể từ năm 2020 àn Quốc bắt đầu áp dụng hạn ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam là 55.112 tấn/năm trong 10 năm (2020-2030).

Những mặt hàng gạo Việt Nam có khả năng xuất khẩu gồm: Gạo lứt (HS: 100620 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 94%); Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ ộ (HS: 100630, 99%).

5.EU

Tổng nhu cầu nhập khẩu gạo của EU năm 2020 là 2,91 tỷ USD, chiếm 11,2% giá trị nhập khẩu toàn cầu.

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU năm 2020 là 46,4 triệu USD, chỉ chiếm 2,9% tổng kim ngạch nhập khẩu ngoại khối của khu vực này và vẫn còn khá khiêm tốn so với các nguồn cung cạnh tranh khác như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Pakistan. Xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam sang thị trường EU vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong những năm tới bởi theo Eurostat, trong giai đoạn từ năm 2015-2020, lượng gạo nhập khẩu của EU tăng trưởng nh  uân 4,9%/năm, từ 2,95 triệu tấn trong năm 2015 lên 3,75 triệu tấn  vào năm 2020.

Nhu cầu đối với các loại gạo đặc sản chất lượng cao từ khu vực châu Á đang c xu hướng tăng. Thực tế cho thấy, tỷ trọng gạo nhập khẩu của EU trong nội khối c xu hướng giảm trong khi ngoại khối lại tăng. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu gạo lứt, gạo hữu cơ của EU trong thời gian  ua cũng tăng trưởng cao hơn  so với các mặt hàng khác do nhận thức về chế độ ăn uống lành mạnh, những sản phẩm có lợi cho sức khỏe.

Những mặt hàng Việt Nam có khả năng xuất khẩu gồm: Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ ộ (HS: 100630, dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 94%); Gạo tấm (HS: 100640, dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 98%).

Chứng chỉ/điều kiện xuất khẩu:

+ Khi doanh nghiệp xuất khẩu gạo thơm vào EU, để được miễn thuế nhập khẩu của EU theo hạn ngạch, phải có chứng nhận đúng chủng loại được cấp bởi cơ uan c thẩm quyền của Việt Nam.

+ EU uy định khắt khe đối với chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, bắt buộc cung cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ khi làm thủ tục hải quan.

+ Từ tháng 1/2018 Ủy an Châu Âu (EC) uy định mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật cho phép trong gạo NK 0,01mg/kg.

+ Một số chứng chỉ theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như: CPP, HALAL hay BRC nhằm đảm bảo khả năng cung ứng các sản phẩm phù hợp với thị hiếu và yêu cầu khó tính của các thị trường tiêu dùng cao cấp như EU.

6.ASEAN

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào ASEAN năm 2020 là 1,4 tỷ USD. Trong đ , Philippines luôn đứng ở vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm tới 33,9% thị phần. Xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường này trong năm 2020 đạt 2,22 triệu tấn và 1,06 tỷ USD, tăng 4% về khối lượng và tăng 19,3% về giá trị so với năm 2019. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu gạo của Malaysia cũng tăng mạnh trong những năm gần đây. Do không c điều kiện thổ nhưỡng tốt để phát triển nông nghiệp, khả năng tự cung ứng gạo của Malaysia chỉ đáp ứng được khoảng 65-70% nhu cầu tiêu thụ trong nước. àng năm, Malaysia nhập khẩu (từ 900 ngh n tới 1 triệu tấn) để đáp ứng nhu cầu trong nước và dự trữ tùy thuộc vào sản lượng gạo sản xuất trong nước.

Những mặt hàng gạo Việt Nam có khả năng xuất khẩu gồm: Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ (HS: 100630, dung lượng thị trường còn khả năng khai thác  là 9%).

7.Úc

Tổng nhu cầu nhập khẩu gạo của Úc năm 2020 là 236,2 triệu USD, chiếm 1% giá trị nhập khẩu toàn cầu (đứng thứ 33 thế giới về nhập khẩu).

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào Úc năm 2020 là 18,6 triệu USD, chiếm 7,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này.

Những mặt hàng gạo Việt Nam có khả năng xuất khẩu gồm: Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ (HS: 100630, dung lượng thị trường còn khả năng khai thác  là 73%).

8.Canada

Tổng nhu cầu nhập khẩu gạo của Canada năm 2020 là 445,1 triệu USD, chiếm 1,7% giá trị nhập khẩu toàn cầu (đứng thứ 15 thế giới về nhập khẩu).

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào Canada năm 2020 là 9,3 triệu USD, chiếm 2,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này.

9.Mexico

Tổng nhu cầu nhập khẩu gạo của Mexico năm 2020 là 434,1 triệu USD, chiếm 1,7% giá trị nhập khẩu toàn cầu (đứng thứ 16 thế giới về nhập khẩu).

Mexico hiện phải nhập khẩu gạo khoảng 900 nghìn tấn/năm. Theo cam kết CPTPP, gạo trắng Việt Nam xuất khẩu vào Mexico được hưởng thuế 0% vào năm thứ 11 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, với lộ trình giảm trong 10 năm đầu cắt giảm 2% mỗi năm. Nếu gạo Việt Nam cạnh tranh được về giá với gạo của các đối thủ và đảm bảo chất lượng, Việt Nam sẽ quay trở lại là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu vào Mexico.

Những mặt hàng gạo Việt Nam có khả năng xuất khẩu gồm: Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ (HS: 100630, dung lượng thị trường còn khả năng khai thác  là 98%).

10.Châu Phi

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào Châu Phi năm 2020 549 triệu USD. Các thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất gồm Bờ Biển Ngà, Ghana, Senegal, Mozambique, Cameroon, Gabon, Tanzania, i Cập...Trong đ hai thị trường lớn nhất là Ga-na và Bờ biển Ngà với kim ngạch xuất khẩu lần lượt là 282 triệu USD và 207 triệu USD. Dự áo, trong ối cảnh dịch ệnh, với t nh trạng thiên tai, mất mùa, ất ổn chính trị các nước châu Phi vẫn c nhu cầu ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm, đặc iệt là gạo.

Những mặt hàng gạo Việt Nam có khả năng xuất khẩu gồm: Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ (HS: 100630, dung lượng thị trường còn khả năng khai thác  là 38%); Gạo tấm (HS: 100640 – dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 32%).

11.Trung Đông

Tổng nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Đông năm 2020 là 5,4 tỷ USD, chiếm 22,8% giá trị nhập khẩu toàn cầu.

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào hai thị trường chính của khu vực này là Ả Rập Xê-út năm 2020 là 19,2 triệu USD và Các Tiểu vương uốc Ả Rập (UAE) là 25 triệu USD.

Những mặt hàng gạo Việt Nam có khả năng xuất khẩu gồm: Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ ộ (HS: 100630, dung lượng thị trường còn khả năng khai thác  là 60%).

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương



 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​