Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
Thông báo về việc tạm ngưng tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương trong dịp Tết Nguyên đán 2025 || công khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, kiến nghị như sau: Số điện thoại đường dây nóng và hộp thư điện tử - Ông Phạm Văn Cường – Giám đốc Sở Công Thương - Số điện thoại: 0913 755 979 - Email: cuongdizadn@yahoo.com.vn **** Nhiệt liệt chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam và kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ”**** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”

Thanh toán trực tuyến khi thực hiện các thủ tục hành chính ngành công thương

Tiềm năng điện mặt trời mái nhà khu công nghiệp tương đương 10 nhà máy điện than (HT)

Tiềm năng kỹ thuật đã có thể đạt tới 12–20 GWp

Tại Diễn đàn "Thúc đẩy năng lượng xanh trong khu công nghiệp: Giải pháp cho doanh nghiệp triển khai hiệu quả" vừa tổ chức, ông Nguyễn Ngọc Trung, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, Ban Chính sách, chiến lược Trung ương cho biết: Việt Nam hiện có hơn 380 khu công nghiệp (KCN) và khoảng 700 cụm công nghiệp đang hoạt động. Đây là những "điểm nóng" tiêu thụ điện năng, đồng thời cũng là nơi ẩn chứa tiềm năng phát triển điện mặt trời áp mái rất lớn.

Theo ông Trung, chỉ riêng tiềm năng kỹ thuật đã có thể đạt tới 12–20 GWp, tương đương công suất hơn 10 nhà máy nhiệt điện than.

Tiềm năng điện mặt trời mái nhà khu công nghiệp tương đương 10 nhà máy điện than- Ảnh 1. 

EVN là đơn vị mua điện dư duy nhất (Ảnh minh hoạ).

Vị này nhấn mạnh, điện mặt trời mái nhà mang lại nhiều lợi ích rõ rệt như: giúp doanh nghiệp giảm chi phí điện năng, nâng cao giá trị thương hiệu gắn với yếu tố xanh, đồng thời góp phần giảm tải hệ thống điện quốc gia vào các khung giờ cao điểm.

Không dừng lại ở lợi ích kinh tế, mô hình này còn hỗ trợ đảm bảo an ninh năng lượng, đóng góp tích cực vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và là lời giải dung hòa giữa tăng trưởng GDP nhanh và phát triển bền vững.

Điều đáng nói, phát triển loại hình này không cần mở rộng quỹ đất hay xây mới hạ tầng, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng chính mái nhà xưởng hiện hữu để lắp đặt hệ thống điện mặt trời, một giải pháp phù hợp với mô hình năng lượng phân tán mà Chính phủ đang khuyến khích.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, dệt may là một trong những ngành công nghiệp sử dụng năng lượng điện lớn nên việc chuyển đổi sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo góp phần tiết kiệm chi phí lớn cho doanh nghiệp đồng thời đáp ứng yêu cầu xanh cho xuất khẩu.

Ông Cẩm nhấn mạnh, tuy lượng bức xạ ở khu vực miền Bắc không lớn như các tỉnh phía Nam nhưng qua thực tế từ các doanh nghiệp, việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại Nam Định, có khoảng 60% doanh nghiệp trong ngành đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản cho biết, giảm tiêu thụ điện, tăng sử dụng năng lượng xanh được các doanh nghiệp thủy sản ưu tiên đầu tư, chuyển đổi hệ thống.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, với quy mô công nghiệp, khoảng 1.000 nhà máy thủy sản hiện nay dù quy mô lớn hay nhỏ đều phải thực hiện cấp đông nên chi phí năng lượng rất lớn.

Theo thống kê, chi phí điện nằm trong top 4 các khoản chi phí lớn của doanh nghiệp thủy sản. Do đó, các doanh nghiệp đều mong muốn đầu tư hệ thống điện ổn định, tiết kiệm chi phí như điện mặt trời mái nhà.

Loạt nút thắt cần tháo gỡ

Dù có tiềm năng lớn và hành lang chính sách đang mở rộng, song ông Nguyễn Ngọc Trung cũng thẳng thắn chỉ ra một số rào cản khiến việc triển khai điện mặt trời mái nhà tại các KCN còn chậm.

Đầu tiên là hành lang pháp lý chưa thực sự đồng bộ, dẫn đến khó khăn trong các thủ tục đấu nối và vận hành. Chi phí đầu tư ban đầu vẫn là một rào cản lớn, nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn chiếm tỷ trọng cao tại các khu công nghiệp.

Ngoài ra, hạ tầng kỹ thuật ở nhiều khu công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của điện phân tán; thiết bị đo đếm hai chiều còn thiếu, trong khi nhận thức và kỹ năng của nhiều doanh nghiệp về năng lượng tái tạo vẫn còn hạn chế.

Để giải quyết những tồn tại này, ông Trung đề xuất cần sớm ban hành hướng dẫn chi tiết cho các nghị định mới, đặc biệt là với mô hình tự sản xuất - tự tiêu thụ trong khu công nghiệp.

Song song, cần có chính sách hỗ trợ tài chính cụ thể như miễn giảm thuế, tín dụng xanh, khấu hao nhanh tài sản đầu tư. Mô hình ESCO - bên thứ ba đầu tư hệ thống và cho thuê lại điện cũng là giải pháp cần được thúc đẩy mạnh.

Nói thêm, ông Phan Công Tiến, chuyên gia năng lượng từ Viện Nghiên cứu ứng dụng Năng lượng thông minh (iSEAR) cho rằng, hiện nay trong các khu công nghiệp tại Việt Nam, phổ biến tồn tại hai mô hình cấp điện chính.

Thứ nhất là mô hình cấp điện trực tiếp. Tức là, công ty điện lực tỉnh xây dựng hạ tầng và cung cấp điện cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp qua lưới 22kV. Thứ hai là mô hình bán lẻ điện cụm khu, đơn vị quản lý khu công nghiệp mua điện từ lưới 110kV và phân phối bán lại cho khách hàng ở cấp điện áp 22kV hoặc 0,4kV.

Trường hợp doanh nghiệp trong cụm, khu đầu tư lắp đặt điện mặt trời mái nhà, đơn vị quản lý khu công nghiệp không được mua lượng điện dư để bán cho doanh nghiệp khác trong cùng khu. Điều này là một sự lãng phí rất lớn và là rào cản lớn để các Khu công nghiệp xanh hóa và tự chủ năng lượng.

Với vướng mắc này, ông Tiến đề xuất, cần mở cho phép các đơn vị bán lẻ cụm khu được mua bán điện qua đường dây trực tiếp hoặc tự lắp điện mặt trời bán lại để tận dụng các mái nhà xưởng trong khu công nghiệp.

Nút thắt khác, theo ông Tiến, việc doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời mái nhà cũng làm giảm doanh thu của đơn vị quản lý khu công nghiệp - với vai trò bán lẻ điện. Đây là nguyên nhân chính nhiều doanh nghiệp không được đơn vị quản lý khu công nghiệp cho phép lắp đặt điện mặt trời mái nhà.

Giải pháp vị này đưa ra là, cơ quan chức năng cần có quy định và hướng dẫn cụ thể hơn để các bên tham gia như được chia sẻ kinh phí cho đơn vị đã đầu tư lưới điện theo giá trị tài sản đã khấu hao hoặc các quy định cụ thể khác tạo điều kiện ưu tiên cho khách hàng sản xuất được lắp điện mặt trời...


Một cửa điện tử

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Phường Trung Dũng, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.3823317 (VPS); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​