Tại
Đồng Nai, mặt hàng giày dép chiếm tỷ lệ hơn 19% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu giày dép tăng hơn
8,2% và sản phẩm đã bán qua hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Các
doanh nghiệp sản xuất giày dép trên địa bàn tỉnh đa số có trình độ chuyên môn
cao, hoàn thành được những đơn hàng khó trong thời gian ngắn nên được nhiều
thương hiệu quốc tế như: Nike, Adidas, Reebok, Puma, Vans, New Balance… đặt
hàng.
Theo
số liệu từ Tổng cục Thống kê, ngành da, giày đã và đang tạo ra hàng triệu việc
làm thường xuyên, ổn định, đặc biệt cho lao động nữ và lao động ở các vùng nông
thôn, nhờ đó góp phần giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân và ổn định xã hội.
Lao động đặc thù của ngành nghề này là nữ nhiều hơn nam do đòi hòi sự tỉ mỉ,
khéo léo. Theo nhóm tuổi, lao động trẻ chiếm tỷ lệ 71,92%.
Trong
quá trình hội nhập, với tiềm năng và lợi thế phát triển, ngành da, giày là một
trong những ngành hấp dẫn và thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước,
nhờ đó, góp phần phát triển sản xuất hàng hóa, kinh tế - xã hội ở nhiều vùng,
miền, địa phương, đồng thời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế.
Theo
xu hướng phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn,
kinh tế chia sẻ đã và đang trở thành xu hướng phát triển mang tính tất yếu trên
thế giới, được nhiều quốc gia, được nhiều quốc gia thực hành và xác định là chiến
lược phát triển của quốc gia.
Tại
Việt Nam, sớm nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của phát triển bền vững,
các cấp lãnh đạo, chính quyền cùng các giới chức trong xã hội trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ dã triển khai xây dựng, thực thi chiến lược, kế hoạch phát triển
bền vững. Ngành da, giày và công nghiệp hỗ trợ ngành da giày cũng đã và đang thực
thi phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực của mình như sản xuất
xanh và sạch, sử dụng nguyên liệu tái chế để bảo vệ môi trường, sử dụng nguyên
liệu năng lượng xanh và sạch.