Sở
Công Thương tỉnh Đồng Nai vừa chính thức ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị và Chính phủ về đổi mới công tác xây
dựng và thi hành pháp luật. Đây là động thái cụ thể hóa Kế hoạch số 196/KH-UBND
ngày 04/6/2025 của UBND tỉnh, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng thể chế,
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Kế
hoạch này, được xây dựng dựa trên tinh thần Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày
30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật,
cùng Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ ban hành Chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW.
Mục
đích và Yêu cầu trọng tâm
Theo
ông Phạm Văn Cường, Giám đốc Sở Công Thương, mục đích chính của Kế hoạch là triển
khai nghiêm túc, hiệu quả các Nghị quyết đã ban hành, đồng thời đổi mới tư duy,
phương pháp, nâng cao chất lượng công tác xây dựng và thi hành pháp luật trong
lĩnh vực Công Thương. Điều này nhằm tạo chuyển biến căn bản, góp phần hoàn thiện
thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, và nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước tại Đồng Nai.
Kế
hoạch nhấn mạnh các yêu cầu then chốt:
- Đảm
bảo sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của cấp ủy đảng đối với công tác
xây dựng và thi hành pháp luật.
- Gắn
kết chặt chẽ giữa xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, lấy người dân và
doanh nghiệp làm trung tâm.
- Xác
định rõ nhiệm vụ, lộ trình, và trách nhiệm của từng phòng, đơn vị trực thuộc Sở,
đi kèm với cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện để xây dựng hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật dân chủ, công bằng, minh bạch và khả thi.
Các
nhiệm vụ cụ thể được đề ra
Để
hiện thực hóa các mục tiêu trên, Kế hoạch chỉ rõ bốn nhóm nhiệm vụ cụ thể:
1. Đảm
bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng: Triển khai tuyên truyền
sâu rộng về Nghị quyết 66-NQ/TW thông qua đa dạng các hình thức truyền thông, đặc
biệt là trên các nền tảng số. Đồng thời, yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức gương mẫu chấp hành pháp luật, lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp
và pháp luật. Nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện thể chế và kiểm tra thi hành pháp
luật được xác định là trọng tâm, xuyên suốt. Kế hoạch cũng nghiêm cấm các hành
vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, "lợi ích nhóm" trong công tác này.
Người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Sở phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công
tác xây dựng pháp luật và chịu trách nhiệm chính về chất lượng văn bản.
2. Đổi
mới tư duy, định hướng xây dựng pháp luật: Đảm bảo thể chế
hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng, xuất phát từ thực tiễn địa phương và
phù hợp với hệ thống pháp luật Trung ương. Các quy định phải ổn định, đơn giản,
dễ thực hiện, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Kế hoạch cũng yêu cầu
thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đẩy mạnh truyền
thông chính sách, và tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, không gây khó khăn cho
người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, Kế hoạch nhấn mạnh việc cắt giảm, đơn giản
hóa điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính bất hợp lý để thúc đẩy khởi nghiệp
sáng tạo, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số
68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
3. Tạo
đột phá trong công tác thi hành pháp luật: Phát huy tinh thần
phục vụ Nhân dân, tư duy kiến tạo phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức, với quan điểm "người dân và doanh nghiệp được làm những gì luật
không cấm". Ưu tiên hiệu quả thi hành pháp luật trong lĩnh vực Công Thương
để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, và chuyển đổi số.
Kế hoạch kêu gọi xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, tăng cường truyền thông
chính sách thông qua ứng dụng công nghệ số, và thường xuyên kiểm tra, rà soát
văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt, việc tăng cường đối thoại, tiếp nhận, lắng
nghe và giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc pháp lý cho cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu.
4. Tăng
cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ: Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI), và dữ liệu lớn (Big Data) trong công tác
xây dựng và thi hành pháp luật, đặc biệt là trong phổ biến, giáo dục pháp luật,
trợ giúp pháp lý.
Tổ
chức thực hiện
Để
đảm bảo Kế hoạch được triển khai hiệu quả, Sở Công Thương Đồng Nai giao trách
nhiệm cụ thể cho các phòng và đơn vị trực thuộc. Các đơn vị này phải tổ chức thực
hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và báo cáo kết quả định kỳ 6 tháng (trước
ngày 05/6) và hàng năm (trước ngày 20/11) về Văn phòng Sở để tổng hợp báo cáo
UBND tỉnh.
Văn
phòng Sở có vai trò chủ trì, phối hợp với các đơn vị theo dõi, đôn đốc triển
khai, và kịp thời kiến nghị các biện pháp cần thiết. Phòng Tài chính – Kế hoạch
– Tổng hợp được giao trách nhiệm chủ trì, phối hợp đảm bảo nguồn kinh phí thực
hiện hàng năm.
Kế
hoạch này thể hiện sự quyết tâm của Sở Công Thương Đồng Nai trong việc cải cách
hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước trong giai đoạn mới./.