Tháng 4/2025, tổng trị giá xuất nhập khẩu
hàng hóa của cả nước đạt 74,31 tỷ USD, giảm 1,4% (tương ứng giảm 1,06 tỷ USD)
so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 37,44 tỷ USD, giảm 2,8%
(tương ứng giảm 1,06 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu đạt 36,87 tỷ USD, tương đương
với mức trị giá của tháng trước.
Lũy kế trong 4 tháng/2025, tổng trị giá xuất
nhập khẩu cả nước đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% (tương ứng tăng 37,51 tỷ USD)
so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 140,34 tỷ USD, tăng
13% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu đạt 136,55 tỷ USD, tăng
18,6% (tương ứng tăng 21,39 tỷ USD).
Cán
cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng
4/2025 thặng dư 0,57 tỷ USD. Tính
chung trong 4 tháng/2025, mức thặng dư thương mại hàng hóa
là 3,8 tỷ USD, giảm 58,2% so với con số thặng dư 9,05 tỷ USD của
cùng kỳ năm trước.
Trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong 4
tháng/2025 đạt 184,38 tỷ USD, tăng 14% (tương ứng tăng 22,63 tỷ USD) so với
cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 99,09 tỷ USD, tăng 11,4% và
trị giá nhập khẩu là 85,29 tỷ USD, tăng 17,1%.
Xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tăng 19,2%
so với cùng kỳ năm trước (cao hơn 5,2 điểm phần trăm so với tốc độ tăng của khối
doanh nghiệp FDI) với trị giá là 92,51 tỷ USD (tương ứng tăng 14,89 tỷ USD). Xuất
khẩu của khối doanh nghiệp này đạt 41,25 tỷ USD, tăng 16,8% và nhập khẩu là
51,26 tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước.
2. Thị trường xuất nhập khẩu
Thị trường xuất khẩu:
Biểu đồ 1: 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam trong 4 tháng/2024 và 4 tháng/2025
![]()
- Hoa Kỳ: trị giá xuất khẩu sang thị trường
Hoa Kỳ trong 4 tháng/2025 đạt 43,41 tỷ USD, tăng tới 25,1%, tương ứng tăng 8,7
tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 31% trong tổng trị giá xuất khẩu của cả
nước.
- EU(27 nước): trong 4 tháng/2025, xuất
khẩu sang EU (27 nước) đạt 18,44 tỷ USD, tăng 13% tương ứng tăng 2,12 tỷ USD so
với cùng kỳ năm trước.
- Trung Quốc: trong 4 tháng/2025, trị giá
xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 18,1 tỷ USD, tăng 3,1%, tương ứng
tăng 547 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
- ASEAN: xuất khẩu sang thị trường
ASEAN trong 4 tháng/2025 là 12,42 tỷ USD, tăng 3,2%, tương ứng tăng 389 triệu
USD so với cùng kỳ năm trước.
-
Hàn Quốc: xuất
khẩu sang thị trường Hàn Quốc trong 4 tháng/2025 là 8,98 tỷ USD, tăng 9%, tương
ứng tăng 744 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
-
Nhật Bản: xuất
khẩu sang thị trường Nhật Bản trong 4 tháng/2025 là 8,47 tỷ USD, tăng 12,1%,
tương ứng tăng 913 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường nhập khẩu:
Biểu đồ 2: 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
trong 4 tháng/2024 và 4 tháng/2025
![]()
- Trung Quốc: trong 4 tháng/2025, tổng trị
giá nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đạt 53,16 tỷ USD, tăng 26,5%, tương ứng
tăng 11,12 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm tới 39% trong tổng trị giá nhập
khẩu của cả nước.
Trong đó, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
từ Trung Quốc đạt 14,38 tỷ USD, tăng 42,6% (tương ứng tăng 4,29 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 11 tỷ USD,
tăng 35,7% (tương ứng
tăng 2,89 tỷ USD);
vải các loại đạt 3,31 tỷ USD, tăng 11,3% (tương ứng tăng 337 triệu USD); điện thoại các loại và linh kiện đạt 3,04 tỷ USD, tăng
14,5% (tương ứng tăng 384
triệu USD); sắt thép các
loại đạt 1,87 tỷ USD, giảm 20,4% (tương
ứng giảm 481 triệu USD) so
với cùng kỳ năm trước.
- Hàn Quốc: trị giá nhập khẩu từ Hàn Quốc
trong 4 tháng/2025 đạt 18,48 tỷ USD, tăng 9,4%, tương ứng tăng 1,59 tỷ USD so với
cùng kỳ năm trước.
- ASEAN: trị giá nhập khẩu từ ASEAN
trong 4 tháng/2025 đạt 17,87 tỷ USD, tăng 18,3%, tương ứng tăng 2,76 tỷ USD so
với cùng kỳ năm trước.
- Đài Loan: trị giá nhập khẩu từ Đài
Loan trong 4 tháng/2025 đạt 9,31 tỷ USD, tăng tới 41%, tương ứng tăng 2,71 tỷ
USD so với cùng kỳ năm trước.
- Hoa Kỳ: trị giá nhập khẩu của Việt Nam
từ Hoa Kỳ trong 4 tháng/2025 đạt 5,67 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước,
tương ứng tăng 1,16 tỷ USD.
Bên cạnh đó, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 4
tháng/2025 từ Achentina tăng cao, đạt 1,13 tỷ USD, tăng 40,4% (tương ứng tăng
324 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.
3. Xuất khẩu hàng hóa
Trị giá xuất khẩu hàng hóa trong tháng 4/2025 đạt
37,45 tỷ USD, giảm 2,8% (tương ứng giảm 1,06 tỷ USD) so với tháng trước.
Trong đó, có 5 nhóm hàng giảm trên 20% so với tháng trước
như: cao su giảm 35,2%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm giảm 28,5%; phân bón
các loại giảm 24,5%; xăng dầu các loại giảm 22,1% và điện thoại các loại và
linh kiện giảm 22%.
Bên cạnh đó, trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lại tăng
cao so với tháng trước. Cụ thể, xuất khẩu quặng và khoáng sản khác tăng gấp 3,6
lần; than các loại tăng gấp 3 lần; hạt tiêu tăng 31,1%; hạt điều tăng 28,6%; dầu
thô tăng 20,2% so với tháng trước.
Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 4 tháng/2025 đạt
140,34 tỷ USD, tăng 13% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, sau 1/3 chặng đường năm, tổng trị giá xuất khẩu
hàng hóa đã đạt mốc cao nhất từ trước tới nay.
Biểu đồ 3: Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng chủ lực
trong 4 tháng/2024 và
4 tháng/2025
![]()
Một số nhóm hàng xuất khẩu chính
- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trị
giá xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 4/2025 đạt 8,15 tỷ USD, qua đó nâng mức
trị giá xuất khẩu trong 4 tháng/2025 đạt 29,26 tỷ USD, chiếm tới 21% tổng trị
giá xuất khẩu của cả nước và tăng tới 36,2% (tương ứng tăng 7,78 tỷ USD) so với
cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong 4
tháng/2025 chủ yếu sang các thị trường như Hoa Kỳ với 10,71 tỷ USD, tăng 57,6%;
Trung Quốc với 5,06 tỷ USD, tăng 27%; EU(27 nước) với 3,21 tỷ USD, tăng 32%; Hồng
Kông với 2,73 tỷ USD, tăng 6,6%; Hàn Quốc với 2,64 tỷ USD, tăng 42,3% so với
cùng kỳ năm trước.
- Điện thoại các loại và linh kiện: xuất khẩu
nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 4/2025 là 3,76 tỷ USD,
giảm 22% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 4 tháng/2025, trị giá xuất khẩu
nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 17,8 tỷ USD, chiếm 13% tổng trị
giá xuất khẩu của cả nước và giảm 1,9% (tương ứng giảm 337 triệu USD) so với
cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong 4
tháng/2025 chủ yếu sang các thị trường như Trung Quốc với 3,55 tỷ USD, tăng
2,2%; Hoa Kỳ với 3,44 tỷ USD, giảm 9,6%; EU(27 nước) với 2,61 tỷ USD, tăng
2,3%; các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất với 1,05 tỷ USD, giảm 8,5% và Hàn Quốc
với 1,03 tỷ USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: trị
giá xuất khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng trong tháng
4/2025 là 4,71 tỷ USD, tăng 0,9% so với tháng trước. Tính chung, trị giá xuất
khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng trong 4 tháng/2025 đạt
17,09 tỷ USD, tăng 16,1% (tương ứng tăng 2,37 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng trong 4
tháng/2025 chủ yếu sang các thị trường như Hoa Kỳ với 7,17 tỷ USD, tăng 27,2%;
EU(27 nước) với 2,36 tỷ USD, tăng 5,6%; Trung Quốc với 1,2 tỷ USD, tăng 19,6%;
ASEAN đạt 1,12 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước.
- Hàng dệt may: tháng 4/2025, xuất khẩu
hàng dệt may đạt 3,07 tỷ USD, tăng 0,2% so với tháng trước. Tính chung, trị giá
xuất khẩu hàng dệt may trong 4 tháng/2025 đạt 11,76 tỷ USD, tăng 12,8% (tương ứng
tăng 1,33 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong 4 tháng/2025, xuất khẩu nhóm hàng dệt may sang Hoa Kỳ
đạt 5,16 tỷ USD, tăng 17,2%; Nhật Bản đạt 1,41 tỷ USD, tăng 12%; EU (27 nước) đạt
1,34 tỷ USD, tăng 17,4%; và Hàn Quốc đạt 1,03 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ
năm trước.
- Giày dép các loại: tháng 4/2025, xuất
khẩu giày dép các loại đạt 2,23 tỷ USD, tăng 16,9% so với tháng trước.
Tính chung, trị giá xuất
khẩu giày dép các loại trong 4 tháng/2025 đạt 7,6 tỷ USD, tăng 14,5% (tương ứng
tăng 962 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ là 2,82 tỷ USD,
tăng 17,4% và EU (27 nước) là 1,98 tỷ USD, tăng 15,8%. Tính chung, trị
giá xuất khẩu giày dép các loại sang 2 thị trường này chiếm 63% trong tổng trị
giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
- Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận: trị
giá xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng trong tháng 4/2025 đạt 539 triệu
USD, qua đó nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng đồ chơi, dụng cụ thể thao và
bộ phận trong 4 tháng/2025 đạt 1,77 tỷ USD, tăng tới 83,6% (tương ứng tăng 808
triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong 4 tháng/2025, nhóm hàng đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ
phận xuất sang thị trường Hoa Kỳ đạt 1,16 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ
năm trước và chiếm tới 66% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
- Gỗ và sản phẩm gỗ: trị giá xuất khẩu
nhóm hàng này trong tháng 4/2025 đạt 1,45 tỷ USD, qua đó nâng mức trị giá xuất
khẩu trong 4 tháng/2025 đạt 5,39 tỷ USD, tăng 9,7% (tương ứng tăng 475 triệu
USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong 4 tháng/2025, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu gỗ và sản
phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, với 2,93 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm
trước và chiếm 54% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Bên
cạnh đó, xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 690 triệu USD, tăng 26,6%; Trung Quốc đạt
568 triệu USD, giảm 15,4%.
- Hàng thủy sản: tháng 4/2025, xuất khẩu
thủy sản là 901 triệu USD, tăng 2% so với tháng trước. Tính chung, trị giá xuất
khẩu hàng thủy sản trong 4 tháng/2025 đạt 3,21 tỷ USD, tăng 18,3% (tương ứng
tăng 497 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 641 triệu
USD, tăng tới 61,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo, xuất khẩu sang Hoa Kỳ
đạt 532 triệu USD, tăng 14,5%; Nhật Bản đạt 492 triệu USD, tăng 11,5%; EU (27
nước) đạt 341 triệu USD, tăng 14,2%.
- Gạo: xuất khẩu gạo các loại trong tháng
4/2025 là 1,12 triệu tấn, tăng 3,7% so với tháng trước. Tính chung, tổng lượng
gạo xuất khẩu trong 4 tháng/2025 đạt 3,43 triệu tấn, tăng 8,1% và trị giá đạt
1,77 tỷ USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Đơn giá bình quân xuất khẩu gạo
trong 4 tháng/2025 chỉ đạt 501 USD/tấn, giảm mạnh 19,9% so với cùng kỳ năm trước.
Gạo của Việt Nam chủ yếu được xuất sang thị trường ASEAN với
1,71 triệu tấn, chiếm 51% tổng lượng gạo của cả nước và giảm 26,4% so với cùng
kỳ năm trước. Trong khi đó, gạo xuất sang Bờ Biển Ngà đạt 440 nghìn tấn, gấp gần
4 lần so với cùng kỳ năm trước.
4. Nhập khẩu hàng hóa
Trong tháng 4, trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 36,87 tỷ
USD, tương đương với trị giá nhập khẩu của tháng trước. Tính trong 4
tháng/2025, cả nước đã nhập khẩu 136,55 tỷ USD, tăng mạnh 18,6%, tương ứng tăng
21,39 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt
53,16 tỷ USD, tăng 26,5%, tương ứng tăng 11,12 tỷ USD.
Nhập khẩu
hàng hóa trong 4 tháng/2025 tăng cao chủ yếu do tăng ở các nhóm hàng: máy vi
tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 11,21 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng
cụ và phụ tùng (tăng 3,44 tỷ USD); kim loại thường khác (tăng 815 triệu USD);
chất dẻo nguyên liệu (tăng 666 triệu USD). Tính riêng 4 nhóm hàng trên, trị giá
nhập khẩu đã tăng 16,13 tỷ USD so với 4 tháng/2024, chiếm 75% mức tăng trị giá nhập khẩu
của cả nước.
Biểu đồ
4:10 nhóm hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam trong 4 tháng/2024 và 4
tháng/2025
![]()
- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trị
giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 4 đạt 11,24 tỷ USD, giảm 2,2% tương ứng
giảm 250 triệu USD so với tháng trước. Tính đến hết tháng 4, nhập khẩu nhóm
hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 42,88 tỷ USD, tăng 35,4%,
tương ứng tăng 11,21 tỷ USD so với cùng kỳ 2024. Trong đó, nhập khẩu nhóm hàng
này của khối doanh nghiệp FDI đạt 37,57 tỷ USD, tăng 31,1% và của khối doanh
nghiệp trong nước đạt 5,31 tỷ USD, tăng 86,8% so với cùng kỳ năm trước.
Bốn thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam
trong 4 tháng/2025 là Trung Quốc với 14,38 tỷ USD, tăng mạnh 42,6%, tương ứng
tăng 4,29 tỷ USD; Hàn Quốc với 11,35 tỷ USD, tăng 23,1%, tương ứng tăng 2,13 tỷ
USD; Đài Loan với 6,27 tỷ USD, tăng 64,6%, tương ứng tăng 2,46 tỷ USD và Nhật Bản
với 2,56 tỷ USD, giảm 2,5%, tương ứng giảm 67 triệu USD. Tính chung, tổng trị
giá nhập khẩu từ 4 thị trường này đạt 34,56 tỷ USD, chiếm tới 81% tổng trị giá
nhập khẩu của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng: nhập
khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng trong tháng 4 đạt 4,93 tỷ USD, tăng
1,8% so với tháng trước. Tính chung trong 4 tháng/2025, nhập khẩu nhóm hàng này
đạt 17,58 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 3,44 tỷ
USD.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ
tùng trong 4 tháng/2025 từ thị trường Trung Quốc với trị giá đạt hơn 11 tỷ
USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 2,89 tỷ USD và chiếm
63% trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
- Sắt thép các loại: lượng nhập khẩu sắt
thép các loại trong tháng 4/2025 đạt 1,38 triệu tấn, tăng 11,6% so với tháng
trước, đạt trị giá 963 triệu USD, tăng 5,7%. Trong 4 tháng/2025, cả nước đã nhập
khẩu 5,12 triệu tấn sắt thép các loại đạt trị giá 3,61 tỷ USD, giảm 4,7% về lượng
và giảm 7,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu sắt thép các loại từ các thị trường
chính: Trung Quốc đạt 2,97 triệu tấn, giảm 19%; Nhật Bản đạt 836 nghìn tấn,
tăng 51,7%; Hàn Quốc đạt 485 nghìn tấn, tăng 26,6%; Inđônêxia đạt 446 nghìn tấn,
tăng 109,6% so với cùng kỳ năm 2024.
Biểu đồ 5: Nhập khẩu sắt thép các loại từ thị trường
Trung Quốc 4 tháng/2015 đến 4 tháng/2025
![]()
- Nhóm hàng kim loại thường khác và sản phẩm: tính
đến hết tháng 4/2025, cả nước đã nhập khẩu 4,87 tỷ USD kim loại thường và sản
phẩm, tăng 33,1%, tương ứng tăng 1,21 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong
đó, trị giá nhập khẩu của kim loại thường là 3,56 tỷ USD, tăng 29,7%, tương ứng
tăng 815 triệu USD.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu kim loại thường khác và sản phẩm
từ thị trường Trung Quốc với trị giá đạt 2,19 tỷ USD, tăng 49,8%, tương ứng
tăng 728 triệu USD so với cùng kỳ năm trước và chiếm 45% trị giá nhập khẩu nhóm
hàng này của cả nước.
- Nhóm hàng chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm: trị
giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 3/2025 đạt 1,95 tỷ USD, tăng 11,7% so với
tháng trước. Tính chung, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong quý I/2025 đạt
5,25 tỷ USD, tăng 18,9%, tương ứng tăng 834 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Đây là mức nhập khẩu cao nhất so với cùng kỳ của nhóm hàng này từ trước đến
nay.
Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm của cả nước trong
quý I/2025 chủ yếu từ Trung Quốc với trị giá đạt 2,18 tỷ USD, tăng 26,6%, tương
ứng tăng 457 triệu USD và chiếm 41% trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
- Nhóm hàng nguyên nhiên liệu (bao gồm than các loại,
dầu thô, xăng dầu các loại và khí đốt hóa lỏng): trong tháng 4, lượng
nhập khẩu của nhóm hàng nhiên liệu đạt 9,7 triệu tấn, tăng 9,6% với trị giá đạt
2,23 tỷ USD, tăng 4,2% tương ứng tăng 90 triệu USD so với tháng trước.
Trong 4 tháng/2025, Việt Nam đã nhập khẩu 33,58 triệu tấn
nguyên nhiên liệu, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù lượng nhập khẩu
tăng nhưng do đơn giá nhập khẩu giảm (giảm 4,9%, tương ứng giảm 61 USD/tấn) nên
trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này đạt 8,28 tỷ USD, giảm 9,7%, tương ứng giảm
889 triệu USD so với 4 tháng/2024.
Trong đó, lượng than các loại nhập khẩu đạt 24,44 triệu tấn,
tăng 18%; lượng dầu thô nhập khẩu đạt 4,95 triệu tấn, tăng 11,6% và lượng nhập
khẩu khí đốt các loại đạt 979 nghìn tấn, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu nhóm hàng xăng dầu các loại trong 4 tháng/2025 đạt 3,2 triệu tấn, giảm
13,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nhóm
hàng xăng dầu các loại (47%) là mặt hàng Diesel với lượng nhập khẩu trong 4
tháng/2025 đạt 1,51 triệu tấn, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Nhập khẩu nhóm hàng nguyên nhiên liệu vào Việt Nam trong 4
tháng/2025 chủ yếu từ các thị trường: Inđônêxia đạt 9,9 triệu tấn, tăng 23,9%
so với cùng kỳ năm 2024; Ôxtrâylia đạt 7,64 triệu tấn, tăng 32,9%; Côoét đạt
4,09 triệu tấn, giảm 0,9%.
- Nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày (bao gồm vải,
bông, xơ sợi dệt các loại và nguyên phụ liệu dệt may, da giày): trị
giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 4/2025 đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3% (tương ứng
tăng 76 triệu USD) so với tháng trước. Tính chung, lũy kế trong 4 tháng/2025,
nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày đạt 9,19 tỷ USD,
tăng 8,4% (tương ứng tăng 837 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, vải các loại đạt 4,87 tỷ USD, tăng 8,5%; nguyên phụ
liệu dệt may, da giày đạt 2,34 tỷ USD, tăng 7,2%; bông các loại đạt gần 1,08 tỷ
USD, tăng 7,7%; xơ sợi dệt các loại đạt 901 triệu USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ
năm trước.
Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may, da giày
nhập khẩu vào Việt Nam trong 4 tháng/2025 chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm
tỷ trọng tới 58%, với 5,29 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước.
- Ô tô nguyên chiếc và linh kiện phụ tùng ô tô: trong
tháng, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam đạt 18.714 chiếc, giảm
13,5% tương ứng giảm 2.926 chiếc so với tháng trước. Trong 4
tháng/2025, Việt Nam nhập khẩu 64.995 ô tô nguyên chiếc các loại, tăng 48,5%,
tương ứng tăng 21.239 chiếc so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng ô tô từ 9
chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam đạt 50.124 chiếc, chiếm tới 77% tổng lượng
ô tô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam, giảm 14.721 chiếc so với cùng kỳ
năm trước.
Ô tô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam trong 4
tháng/2025 chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan, Inđônêxia và Trung Quốc. Trong đó,
nhập khẩu từ Thái Lan là 24.052 chiếc, tăng 79,4%, nhập khẩu từ Inđônêxia là
23.915 chiếc, tăng 20,2%; nhập khẩu từ Trung Quốc với 14.070 chiếc, tăng 60% so
với cùng kỳ năm trước.
NTXT