Triển khai Kế hoạch số 37/KH-BCĐ ngày 21/3/2025 của Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc về việc thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS; phòng, chống ma túy, mại dâm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2025, ngày 31/3/2025, Sở Công Thương bàn hành Kế hoạch số 2036/KH-SCT về thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống ma túy, mại dâm năm 2025.
Theo đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp như sau:
1. Tổ chức thực hiện hiệu quả các Chỉ thị, Chương trình, Kế hoạch, Đề án về phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm
- Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Luật Phòng chống ma túy; Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về "Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy"; Công điện số 365/CĐ-TTg ngày 20/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác xác định tình trạng nghiện ma túy theo Luật phòng, chống ma túy năm 2021; Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 02/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đến năm 2030; các chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn tỉnh.
- Xác định công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tập trung chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, huy động mọi nguồn lực, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tích cực tham gia nhằm kiềm chế, đẩy lùi tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm. Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện với các mục tiêu cụ thể, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện công tác phòng, chống ma túy tại cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh chuyển đổi trạng thái các mặt công tác phòng, chống ma túy từ "truyền thống" sang "hiện đại", ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Tham gia các hoạt động phối hợp, giao ban, trao đổi, chia sẻ, nhân rộng những kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, mô hình hiệu quả trong công tác phòng, chống ma túy giữa các Sở, ngành và địa phương.
2. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống ma túy, mại dâm nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành công thương về công tác đấu tranh, phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm để tự phòng ngừa và tham gia phòng, chống góp phần làm giảm các tệ nạn này.
- Đa dạng hóa các nội dung, hình thức và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật về phòng, chống ma túy, cảnh báo trực diện về hậu quả và tác hại của việc sử dụng, sản xuất và buôn bán ma túy; cách nhận biết các loại ma túy, nhất là ma túy tổng hợp, ma túy "núp bóng”, pha trộn tẩm ướp thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử, nhận diện người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy; phương thức, thủ đoạn, tội phạm ma túy; kỷ năng phòng ngừa, chủ động tham gia tố giác, cung cấp thông tin về tội phạm, tệ nạn ma túy cho cơ quan chức năng; vận động người dân không trồng cây có chứa chất ma túy. Nhân rộng các mô hình về phòng, chống ma túy tại địa bàn.
- Tổ chức triển khai các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng chống ma túy – 26/6”; “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS” và “Ngày thế giới phòng chống AIDS (01/12)”.
3. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy
- Tăng cường kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, rà soát, quản lý chặt chẽ khí N20 (bóng cười) và tiền chất công nghiệp. Thường xuyên rà soát, thống kê số lượng, lập danh sách kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp có hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy để quản lý chặt chẽ.
- Phối hợp với Công an tỉnh, Cục Hải quan, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ vệc xuất, nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, các loại tiền chất công nghiệp, không để các đối tượng lợi dụng sản xuất ma túy tổng hợp trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tiền chất công nghiệp, đặc biệt chú ý quản lý chặt chẽ các loại tiền chất sử dụng để sản xuất ma túy.