Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4 VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5 **** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
DOANH NGHIỆP CẦN XÂY DỰNG THƯƠNG NÔNG SẢN ĐỂ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

Mặc dù đạt được những con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu, có đến 90% nông sản của Việt Nam vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, giá xuất khẩu thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác. Nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam có sản lượng xuất khẩu đứng nhóm đầu thế giới nhưng hầu như chưa có một thương hiệu mạnh, được người tiêu dùng biết đến rộng rãi.

Hiện 80% sản lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác riêng và chưa tham gia đầy đủ vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong khi đó, thương hiệu quốc gia được các nước sử dụng là một công cụ để giúp các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường sản phẩm thông qua các chương trình quảng bá, giới thiệu quy mô, có tầm ảnh hưởng lớn.

IPSARD dẫn chứng như cà phê Colombia (Caffe de Colombia) là một thương hiệu quốc gia của Colombia cho sản phẩm cà phê. Thương hiệu này thể hiện những giá trị của sản phẩm về nguồn gốc, chất lượng và quy trình mang tính truyền thống được chứa đựng trong sản phẩm. Thương hiệu cà phê Colombia là giá trị về uy tín, sự đảm bảo của nhà nước Colombia đối với người tiêu dùng trên khắp thế giới về các đặc tính của cà phê.

Tại Đông Nam á, Thái Lan cũng tập trung xây dựng thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm nông sản chủ lực. Chính phủ ưu tiên đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia ngành thực phẩm. Từ thương hiệu quốc gia "Thailand - Kitchen of the world" với mong muốn Thái Lan trở thành Gian Bếp của thế giới, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thực phẩm của nước này đang ở con số rất ấn tượng 10%/năm…

Nhìn thực trạng xây dựng thương hiệu ở thị trường Việt Nam, IPSARD cho biết Việt Nam hiện mới chỉ có 02 sản phẩm trong tổng số 13 sản phẩm nông sản chủ lực quốc gia đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam gồm: Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” (Hiệp hội Cao su Việt Nam làm chủ sở hữu) và Nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Việt Nam” (Bộ NN&PTNT làm chủ sở hữu). Các sản phẩm còn lại như cà phê, tôm, cá tra... đang trong quá trình xây dựng.

Mặc dù Nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam đã được bảo hộ trong nước và tại một số nước, nhưng cho đến nay chưa được cấp cho bất cứ doanh nghiệp nào sử dụng.

Nguyên nhân IPSARD cho rằng, cơ sở pháp lý quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận chưa đầy đủ: Quyết định số 1499/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 02/5/2018 của Bộ NN&PTNT về quy định quản lý sử dụng bị Văn phòng Chính phủ cho là chứa thủ tục hành chính, không đúng với quy định pháp luật. Do vậy, không đủ điều kiện để thực thi cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận theo văn bản này.

Để giải quyết vướng mắc này, Bộ NN&PTNT tiến hành chuyển nhượng quyền sở hữu cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam quản lý sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam. Tuy nhiên, Hiệp hội phải sửa đổi Điều lệ mới đủ điều kiện để tiếp nhận chuyển nhượng. Do vậy, phương án này đã không thực hiện được.

Bộ NN&PTNT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định quản lý sử dụng Nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice theo trình tự thủ tục rút gọn. Tuy nhiên, cho đến tháng 11/2022 Bộ NN&PTNT chưa xây dựng xong Nghị định.

Thêm vào đó, đăng ký bảo hộ ra nước ngoài cũng gặp khó khăn bởi 2 lý do: thiếu kinh phí đăng ký (Hiệp hội lương thực Việt Nam đề nghị không tiếp tục thực hiện được các nghĩa vụ liên quan đến những chi phí phát sinh của việc đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu Gạo Việt Nam theo như Bộ NN&PTNT giao do khó khăn về kinh phí); trong khi một số nước chỉ chấp nhận bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu thông thường, không bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận…

Hiện nay, Việt Nam chưa có chính sách riêng nào để hỗ trợ cho việc phát triển thương hiệu nông sản. Thông qua công tác tuyên truyền và các chương trình ở các Bộ, ngành và địa phương, nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã tích cực, chủ động trong đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển thương hiệu nông sản, nhưng việc phát triển các thương hiệu mạnh (ở cả 3 nhóm sản phẩm quốc gia, vùng và địa phương) đều còn hạn chế.

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​