BAN LÃNH ĐẠO Phòng Thanh tra Sở:
1. Chánh thanh tra
- Họ và tên: Phan Tấn Lợi
- Ngày tháng năm sinh: 1973
- Điện thoại liên lạc:
- Email: loipt@dongnai.gov.vn
|
|
2. Phó Chánh thanh tra
- Họ và tên: Phạm Quang Huy
- Ngày tháng năm sinh: 1975
- Điện thoại liên lạc:
- Email:
huypq@dongnai.gov.vn
|
|
I. Danh sách CBCC, VC của
Thanh tra Sở
Số TT
|
Họ và tên
|
Năm sinh
|
Chức vụ
|
Trình độ chuyên môn
|
01
|
Phan Tấn Lợi
|
1973
|
Chánh Thanh tra
|
Thạc sĩ Điện
|
02
|
Phạm Quang Huy
|
1975
|
Phó Chánh Thanh tra
|
Th.s Luật
|
03
|
Trần Tấn Trí
|
1975
|
Chuyên viên
|
Kỹ sư cơ khí
|
04
|
Phạm Ngọc Thạch
|
1985
|
Thanh tra viên
|
Th.s Kinh tế
|
05
|
Hoàng Trọng Thành
|
1984
|
Thanh tra viên
|
Cử nhân kinh tế
|
06
|
Nguyễn
Thanh Tuấn
|
1982
|
Chuyên
viên
|
Th.s
Kinh tế
|
II. Chức năng
Thanh tra Sở Công Thương Đồng Nai (sau đây gọi là Thanh tra Sở) là
cơ quan thuộc Sở Công Thương Đồng Nai, có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở Công
Thương thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; tham
mưu, giúp Giám đốc Sở tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; tham mưu thực hiện công tác pháp
chế và công tác kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định.
Hình thức thanh tra: Theo chương trình, kế hoạch và đột xuất.
Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở; chịu sự
chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính
của Thanh tra tỉnh, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ
Công Thương; chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác
pháp chế của Sở Tư pháp.
Thanh tra Sở có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà
nước tỉnh Đồng Nai, được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước để hoạt động theo
quy định pháp luật.
Trụ sở làm việc được đặt tại: Trụ Sở Khối Nhà nước tỉnh Đồng Nai,
tầng 4, số 2, đường Nguyễn Văn Trị, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai.
III. Nhiệm
vụ, quyền hạn
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở phê duyệt; tổ
chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Sở; hướng
dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế
hoạch thanh tra của Chi cục Quản lý thị trường - cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở.
2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở.
3. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành công thương,
quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan,
tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở.
4. Thanh tra, kiểm
tra các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Công Thương thực hiện quy định của pháp luật
về thanh tra; giải quyết khiếu nại,
tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.
5. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị,
quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở.
6. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định
của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
7. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của
pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
8. Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền
quản lý của Sở Công Thương trong thực
hiện quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp
công dân và phòng, chống tham nhũng.
9. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; giải quyết
khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản
lý của Sở Công Thương với Thanh tra tỉnh và các cơ quan có liên quan.
10. Công tác pháp chế
a) Công tác xây dựng pháp
luật
- Tham mưu cho Giám đốc Sở
trong việc đề xuất, kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở.
- Chủ trì hoặc tham gia
soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Giám đốc Sở.
- Tham gia ý kiến về mặt
pháp lý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác soạn thảo
trước khi trình Giám đốc Sở xem xét, quyết định việc đề nghị Sở Tư pháp
thẩm định.
- Giúp Giám đốc Sở chuẩn bị
văn bản góp ý vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác gửi
lấy ý kiến.
- Giúp Giám đốc Sở chuẩn bị
các kiến nghị với Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tinh trong việc ban
hành, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong phạm vi
ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở.
b) Tổ chức rà soát và hệ
thống hoá văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý chuyên
ngành của Sở và đề xuất phương án xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp
luật.
c) Công tác kiểm tra văn
bản quy phạm pháp luật
- Giúp Giám đốc Sở trong
việc phối hợp với Sở Tư pháp kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo quy định
của pháp luật.
- Chuẩn bị báo cáo kết quả
kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật để Giám đốc Sở báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân
dân cấp tỉnh và gửi Giám đốc Sở Tư pháp.
d) Công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật
- Chủ trì hoặc tham gia với
các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các
phòng, các đơn có liên quan Giúp Giám đốc Sở kiểm tra việc thực hiện pháp luật,
nội quy, quy chế của cơ quan, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp
luật, nội quy, quy chế của cơ quan.
- Tham gia ý kiến về việc
xử lý các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan.
e) Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- Chủ trì, phối
hợp với các phòng, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch công tác theo
dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà
nước về công tác công thương theo quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi
được phê duyệt; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ
quan đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với
các phòng, đơn
vị có liên quan xây dựng báo cáo hàng năm củaSở về công tác theo dõi tình hình thi hành
pháp luật; báo cáo theo yêu cầu đột xuất về tình hình ban hành văn bản quy định
chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên
trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở trình Giám đốc
Sở xem xét, quyết định gửi Sở Tư pháp.
f) Chủ
trì, phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Giám đốc
Sởphối hợp với Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước của Sở về
công tác bồi thường của Nhà nước.
g) Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
- Chủ trì, phối hợp với
các phòng, đơn vị
có liên quan giúp Giám đốc Sở phối hợp với Sở Tư pháp trong việc xây
dựng chương trình, kế hoạch công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm
vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch
sau khi được phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với
các phòng, đơn vị
có liên quan thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tiếp nhận,
giải đáp về pháp luật cho doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý
nhà nước của Sở.
h) Công tác tham mưu các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng
Chủ
trì hoặc phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan
giúp Giám đốc Sở thực hiện công tác tham mưu các vấn
đề pháp lý và tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 35 của Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15/01/2015 trong phạm vi ngành, lĩnh vực
quản lý nhà nước củaSở Công Thương; thực hiện tham mưu về
mặt pháp lý đối với các vấn đề khác theo sự phân công của Giám đốc Sở.
i) Công tác kiểm soát thủ tục
hành chính
- Chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan giúp Giám
đốc Sở xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm về công tác kiểm soát thủ tục
hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở và tổ chức
thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan giúp Giám
đốc Sở phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện việc kiểm soát thủ tục hành chính
trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan giúp Giám
đốc Sở xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành
chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan phối hợp
với Sở Tư pháp kiểm soát chất lượng và nhập dữ liệu thủ tục hành chính, văn bản
liên quan đã được công bố vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan giúp Giám
đốc Sở xây dựng báo cáo 06 tháng hoặc theo yêu cầu đột xuất về tình hình, kết
quả thực hiện việc kiểm soát thủ tục hành chính và việc tiếp nhận, xử lý các
phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản
lý nhà nước ở địa phương gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh.
11. Công tác cải cách thủ tục hành chính và tổ chức duy trì hoạt động bộ phận một cửa
a) Tham mưu Giám đốc Sở thực hiện công tác cải cách hành chính, triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Chủ trì phối hợp với các phòng, hàng năm xây dựng phương án đơn giản hóa TTHC .
b) Chủ trì phối hợp với các phòng thuộc Sở tổ chức duy trì hoạt động của Bộ phận một cửa tại Trung tâm hành chính công
12. Công tác khác: thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ do Giám đốc Sở giao