Ngày 14/3/2024 Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 1300/KH-SCT về phòng, chống tội phạm năm 2024. Nội dung cụ thể như sau:
Đính kèm Kế hoạch đã ban hành
KẾ HOẠCH
Thực hiện công tác phòng,
chống tội phạm năm 2024
Thực hiện Kế hoạch số 37/KH-BCĐ ngày 05/3/2024 của Ban Chỉ đạo 138
tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện công tác phòng, chống tội phạm năm 2024, Sở
Công Thương (SCT) xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm
năm 2024 với các nội dung cụ thế như sau:
I.
MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1.
Tổ chức thực hiện hiệu quả Kết
luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ
Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng
cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; các Chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chiến lược, Chương trình của Chính phủ chỉ đạo
công tác phòng, chống tội phạm góp phần “Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm
trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây
dựng xã hội trật tự, kỷ cương” theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
2.
Thực hiện nghiêm quy định cua
Đảng về trách nhiệm “nêu gương”, đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội,
siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công tác bảo đảm an ninh,
trật tự, an toàn xã hội của đơn vị, địa phương; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa
các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phòng, chống tội phạm.
3.
Tiếp tục
khai thác các phần mềm, ứng dụng trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư, Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh
và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm
nhìn đến năm 2030 phục vụ quản lý xã hội, phòng, chống tội phạm.
4.
Tiếp tục phát huy sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn ngành công thương trong phòng, chống tội phạm.
II.
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1.
Nâng cao hiệu quả lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tội phạm
- Tập trung lãnh đạo, chỉ
đạo, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương
Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm như: Chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chiến lược, Chương trình của Chính phủ, Tỉnh ủy,
UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh về công tác phòng, chống tội phạm. Xác định công
tác phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài, phải
thực hiện mọi lúc, mọi nơi, mọi địa bàn, lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm
cùng với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn công tác phòng,
chống tội phạm.
- Phát huy vai trò lãnh đạo
của các cấp ủy, tổ chức Đảng, trách nhiệm nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên;
sự chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng các đơn vị; trách nhiệm của tập thể, cá
nhân trong phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự.
- Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ
đạo phòng, chống tội phạm tại đơn vị bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả; phân
công trách nhiệm cụ thể đối với từng thành viên.
2.
Đẩy mạnh công tác phòng ngừa tội
phạm
- Phối
hợp với các sở ban ngành chuyên trách triển
khai thực hiện hiệu quả các chính sách, giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, xóa
đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập của
người dân; rà soát, khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong các lĩnh vực quản lý
nhà nước, không để tội phạm lợi dụng các chủ trương, chính sách đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội... để trục lợi, vi phạm pháp luật
- Chú trọng truyền thông
trên các phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ số, các trang mạng xã hội,
hệ thống thông tin cơ sở. Phản ánh khách quan, toàn diện công tác phòng, chống
tội phạm, đấu tranh mạnh mẽ, phản bác những quan điểm, tư tưởng sai trái, luận
điệu xuyên tạc, thông tin không đúng sự thật về chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng, chống tội phạm. Huy
động sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin, người có
uy tín, có ảnh hưởng trong cộng đồng dân cư... để phối hợp tuyên truyền.
- Nâng
cao hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra xử lý các vi phạm hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
vào hoạt động: quản lý nhà nước về an ninh trật tự, phối hợp trong hoạt động về y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý thị
trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, đất đai, tài nguyên, trật tự, an toàn giao
thông, phòng, chống cháy nổ, ...
- Tuyên truyền, phối hợp trong khai thác, phát huy tối đa giá trị, hiệu quả của Cơ
sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Căn cước
công dân để chuyển đổi phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý xã hội;
tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ
liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia
giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, phục vụ xây dựng, hoạch định
chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả phòng,
chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên cơ sở kết nối dữ liệu, ứng dụng khoa
học công nghệ hiện đại.
3.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
phòng, chống tội phạm
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống
tội phạm trên các phương tiện thông tin tại đơn vị; tổ chức biên tập các tin
bài tuyên truyền về kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm; tình hình, phương
thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm; cách thức phòng ngừa, phát hiện
cung cấp thông tin, tố giác tội phạm, vi phạm pháp luật như: Tội phạm liên quan
đến hoạt động “tín dụng đen”, tội phạm trộm cắp, cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt
tài sản, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tác hại của ma túy, mại dâm, cờ bạc;
đẩy mạnh tuyên truyền, lên án mạnh mẽ, kịp thời phát hiện, thông tin, thông
báo, tố giác các hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em; tăng cường giám sát việc thực
thi pháp luật về bảo vệ trẻ em...; phản bác những quan điểm, tư tưởng sai trái,
luận điệu xuyên tạc, thông tin không đúng sự thật về chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng, chống tội phạm,
cụ thể: Tuyên truyền công tác phòng, chống tội phạm, tích cực tham gia tố giác,
phát giác tội phạm, nhất là các vi phạm hoạt động cờ bạc, cá độ bóng đá, mại
dâm, ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo nổ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Văn phòng Sở
-
Xây dựng Kế hoạch, triển khai đến
các phòng, các đơn vị thuộc Sở để tổ chức thực hiện.
-
Phối hợp với các phòng, các đơn vị, ngành liên quan thực hiện các hoạt động
tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống tội phạm.
-
Tổng hợp kết quả, báo cáo theo quy
định.
2.
Các phòng, các đơn vị
-
Căn cứ
theo chức năng nhiệm vụ, điều kiện cụ thể của đơn vị chủ
động triển khai thực hiện Kế hoạch và tổng hợp kết quả, báo cáo theo quy định, thực hiện theo Kế hoạch;
-
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
vận động giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên, công
chức, viên chức, người lao động đơn vị mình về công tác phòng, chống tội phạm;
-
Tổng hợp kết quả, báo cáo cho Sở theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch phòng chống tội phạm năm
2024; Sở Công Thương đề nghị các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện, định kỳ (6 tháng
trước ngày 15/6, 01 năm trước ngày 15/11) hoặc đột xuất báo
cáo tình hình, kết quả thực hiện về Sở ( thông qua Văn phòng Sở ) để tổng hợp,
báo cáo./.