Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4 VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5 **** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
Hàn Quốc là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu hiện nay của Việt Nam

Tiềm năng để phát triển thương mại giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc rất lớn. Các Hiệp định thương mại tự do song phương, trong đó có Hiệp định RCEP với những ưu đãi đã và đang góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ chính trị, kinh tế và văn hóa giữa hai nước, thắt chặt hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc. Theo các chuyên gia, RCEP được đánh giá không có đột phá về cắt giảm thuế nhập khẩu nhưng quy định cởi mở về xuất xứ hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các ưu đãi từ các đối tác. Đặc biệt là đối với mặt hàng nông sản.

Những năm qua, nhu cầu nhập khẩu nông, lâm, thủy sản của Hàn Quốc từ các quốc gia trên thế giới là khá lớn. Hàn Quốc hiện nhập khẩu từ Việt Nam nhiều mặt hàng như gạo, thủy sản, cà phê, gỗ, rau quả…

Đơn cử với mặt hàng cà phê, kết thúc niên vụ 2022-2023 (từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023), theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA), kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Hàn Quốc đã tăng đến 17,1%. Hàn Quốc giữ vững vị trí là một trong 10 thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam.

Thuỷ sản cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hàn Quốc. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) nhận định, giống như Nhật Bản, xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc có lợi thế vị trí địa lý gần, nhu cầu tiêu thụ ổn định và là điểm đến của nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh lạm phát khiến tiêu thụ giảm mạnh ở các thị trường phương Tây. Trong năm 2022, xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc đã tăng trưởng đến hơn 30% nhờ lực đẩy từ Hiệp định RCEP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA).

Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc cũng bị sụt giảm vì lạm phát gây giảm cầu, nhưng không giảm sâu như các thị trường khác. Nhiều doanh nghiệp vẫn nhìn thấy ở thị trường này điểm sáng lạc quan, khi các mặt hàng chế biến của Việt Nam không bị cạnh tranh bởi các nước khác. Trong những tháng tới, khi lạm phát dần ổn định, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hàn Quốc sẽ hồi phục nhanh hơn.

Mặc dù có những khởi sắc rất lớn trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Hàn Quốc, nhưng ngoài những mặt hàng như thanh long, dừa gọt vỏ, dứa, chuối, ớt đông lạnh và xoài, vẫn còn nhiều sản phẩm có tiềm năng của Việt Nam vẫn đang đàm phán để bạn mở cửa như ớt tươi, bưởi, chôm chôm, vải, nhãn, vú sữa…

Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe về kiểm dịch động, thực vật, hàng rào kỹ thuật với tiêu chuẩn chất lượng rất chặt chẽ. Đơn cử, tháng 7 vừa qua, theo Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) đã tiến hành thu hồi sản phẩm ớt có xuất xứ Việt Nam đang được bán tại thị trường Hàn Quốc với lý do phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật “PLS” vượt ngưỡng cho phép khi kiểm tra ngẫu nhiên sản phẩm ớt đông lạnh (HS07096010) nhập khẩu từ Việt Nam.

Khối lượng thu hồi là 24 tấn ớt đỏ đông lạnh sản xuất năm 2022 được đóng gói trong bao 20kg, 01kg và 500g do một Công ty thương mại Hàn Quốc nhập khẩu từ một Công ty Việt Nam (MFDS cũng đã kiểm tra bổ sung các sản phẩm ớt đỏ khác của Việt Nam nhưng không có thêm trường hợp nào vi phạm).

Đối với loại ớt đóng gói 20kg và 500g tồn dư chất tricyclazole là 0,04mg/kg và ớt đóng gói 01kg mức tồn dư là 0,02mg/kg cao hơn mức quy định cho phép là dưới 0,01mg/kg.

Theo kế hoạch kiểm tra đối với nông sản nhập khẩu vào Hàn Quốc của Bộ MFDS, mặt hàng ớt đông lạnh của Việt Nam nằm trong giai đoạn kiểm tra từ 31/3/2023 đến 30/3/2024 đối với 7 loại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là Diniconazole, Tolfenpyrad, Tricyclazole, Permethrin, Dimethoate, Isoprothiolein, Methominostrobin./.

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​