Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4 VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5 **** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
Liên minh châu Âu (EU) đặt ra những quy định mới đối với hàng hóa nhập khẩu
 

Những ngành hàng của Việt Nam chịu tác động của CBAM đó là những ngành tạo ra nhiều khí nhà kính nhất là xi măng, điện, phân bón, sắt thép, nhôm và hoá chất. Theo cơ sở dữ liệu của WITS (công cụ thống kê do Ngân hàng thế giới phát triển) năm 2021, Việt Nam là đối tác thương mại thứ 13 nhập khẩu vào thị trường EU. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu đối với hàng hoá thâm dụng carbon của Việt Nam vào thị trường này chiếm 13,8%, tỷ trọng này khá lớn trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam ra nước ngoài.

Nếu xét theo cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm CBAM của Việt Nam sang EU (trừ các sản phẩm điện & Hydrogen) đầu tiên là phân bón từ Việt Nam chỉ chiếm 0,3% thị phần; nhưng sắt thép chiếm tới 16,6% (đứng đầu các đối tác xuất khẩu vào EU); xi măng 0,9%; nhôm 6,8%.

Nếu so sánh cường độ carbon trung bình của các ngành CBAM của Việt Nam với một số nước và khu vực trên thế giới (kgCO2tđ/USD) thì thấy, nhôm đang ở mức thấp hơn Trung Quốc nhưng trên mức trung bình thế giới; xi măng do khai thác nên đứng ở mức cao (8,5) trên mức trung bình của thế giới (5,7); phân bón Việt Nam đang xấp xỉ ngưỡng trung bình thế giới và sắt thép ở mức cao hơn trung bình.

Không chỉ EU, các thị trường khác trên thế giới cũng đã "rậm rịch" theo hướng CBAM. Như Mỹ có Dự luật S.4335 “Đạo luật Cạnh tranh sạch” được chính thức đệ trình vào ngày 7/6/2022. Dự luật dự kiến áp dụng bắt đầu từ năm 2024 đối với hàng hoá sơ cấp, và từ năm 2026 đối với cả hàng hoá sơ cấp và thành phẩm. Dự luật có phạm vi bao phủ ngành đầy đủ hơn cơ chế CBAM của EU, áp dụng với 12 ngành hàng, mở rộng sang một số ngành khác như công nghiệp thuỷ tinh, công nghiệp giấy,...

Giá carbon đặt ra là 55 USD (2024) và tăng 5% mỗi năm với điều chỉnh lạm phát. Và áp dụng với tất cả các nước và vùng lãnh thổ, trừ các nền kinh tế kém phát triển nhất.

Vương Quốc Anh và Canada chưa đưa ra dự thảo pháp lý chính thức nào, nhưng các cuộc tham vấn đã được tiến hành giữa các bên liên quan nhằm thảo luận về cơ chế điều chỉnh carbon biên giới...

Trung Quốc và Hàn Quốc đã có các cuộc thảo luận tập trung nhiều hơn vào việc giải quyết các tác động của cơ chế CBAM, hơn là khả năng thiết lập cơ chế điều chỉnh carbon biên giới..

Để không bị loại khỏi cuộc chơi bởi các tiêu chuẩn cao về môi trường và xã hội do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các doanh nghiệp xuất khẩu cần thay đổi tư duy, quan tâm tới việc xanh hóa chuỗi cung ứng, trong thương mại quốc tế để đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khắt khe của thị trường.

Bộ Công Thương đã và đang nỗ lực định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm thải carbon, nghiên cứu ban hành chính sách, cơ chế hỗ trợ triển khai các giải pháp áp dụng công nghệ sạch, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, sản xuất sạch hơn, kinh tế tuần hoàn, đẩy mạnh phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo, giảm mạnh nhiệt điện than.

Nếu doanh nghiệp không chuẩn bị thì sẽ bị động khi xuất khẩu. Do đó, doanh nghiệp cần phải đa đạng hoá các đối tác thương mại, thực hiện đánh giá rủi ro và lập kế hoạch các kịch bản và xây dựng chiến lược giảm lượng carbon, tham gia vào các dự án bù đắp carbon, bắt buộc đánh giá mức độ thâm dụng carbon, đầu tư vào đổi mới sáng tạo và công nghệ.

Đặc biệt cần tham gia vào các sáng kiến hợp tác công nghiệp vì phát thải khí nhà kính có đến hàng trăm nghìn sản phẩm trong khi Việt Nam có tới gần 200 nguồn phát thải, mỗi ngành hàng khác nhau nên cần các giải pháp cụ thể cho từng ngành hàng, từng sản phẩm.

Trước các thách thức đặt ra với ngành hàng, mỗi doanh nghiệp cũng như toàn ngành này đang không ngừng hướng tới công nghệ mới, tận dụng nguồn tài nguyên để thực hiện sản xuất xanh./.

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​