Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
Nhiệt liệt chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam và kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ”**** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
Xuất khẩu vào EU lo rào cản EUDR (H)
 

Từ ngày 30-12-2024, có 7 mặt hàng xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng Quy định quản lý nhập khẩu, xuất khẩu các sản phẩm không gây phá rừng, suy thoái rừng của châu Âu (EUDR). Các mặt hàng đó bao gồm: cao su, cà phê, gỗ, dầu cọ, thịt bò, ca cao, đậu. Trong đó có 4 mặt hàng Việt Nam đang xuất khẩu nhiều vào EU là: cà phê, cao su, gỗ và ca cao với kim ngạch khoảng 2,5 tỷ USD/năm.

Theo quy định, từ đầu tháng 1-2025, các doanh nghiệp xuất khẩu những sản phẩm trên vào EU sẽ truy xuất nguồn gốc đến tận vườn và phải chứng minh được là không gây suy thoái, phá rừng. Việc truy xuất nguồn gốc đến từng vườn là điều rất khó khăn cho các ngành cà phê, cao su, gỗ, ca cao của Việt Nam. Bởi lâu nay, những sản phẩm này đa số được các doanh nghiệp mua gom từ nông dân, đại lý. Bên cạnh đó, nhiều thửa đất hiện vẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mã số vườn trồng… nên rất khó để truy xuất nguồn gốc.

Đồng Nai có diện tích cà phê, cao su, gỗ khá lớn nên sẽ chịu tác động không nhỏ từ EUDR. Hiện thời gian chỉ còn hơn 5 tháng để chuẩn bị, doanh nghiệp rất khó có thể đáp ứng được. Hiện nay, ngoài nỗ lực đáp ứng được yêu cầu EUDR để đưa hàng vào EU, doanh nghiệp buộc phải tìm thêm thị trường mới để không bị “ách tắc” đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, về lâu dài, các doanh nghiệp phải liên kết với nông dân trồng cà phê, cao su, gỗ, ca cao để hình thành các vùng nguyên liệu đáp ứng các tiêu chuẩn về EUDR. Bởi đây là mục tiêu nhằm bảo vệ rừng, giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến sản xuất xanh, phát triển bền vững để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong tương lai, không chỉ EU mà các nước khác cũng sẽ từng bước đưa ra hàng rào kỹ thuật tương tự cho hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp, nông dân liên kết đi trước trong thực hiện truy xuất nguồn gốc, sản xuất xanh, tuần hoàn sẽ giữ và mở rộng được thị trường xuất khẩu sang nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Đồng thời, cũng dần đảm bảo cam kết của Chính phủ giảm dần phát thải và đến năm 2050 đạt net zero.

 

Từ ngày 30-12-2024, có 7 mặt hàng xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng Quy định quản lý nhập khẩu, xuất khẩu các sản phẩm không gây phá rừng, suy thoái rừng của châu Âu (EUDR). Các mặt hàng đó bao gồm: cao su, cà phê, gỗ, dầu cọ, thịt bò, ca cao, đậu. Trong đó có 4 mặt hàng Việt Nam đang xuất khẩu nhiều vào EU là: cà phê, cao su, gỗ và ca cao với kim ngạch khoảng 2,5 tỷ USD/năm.

Theo quy định, từ đầu tháng 1-2025, các doanh nghiệp xuất khẩu những sản phẩm trên vào EU sẽ truy xuất nguồn gốc đến tận vườn và phải chứng minh được là không gây suy thoái, phá rừng. Việc truy xuất nguồn gốc đến từng vườn là điều rất khó khăn cho các ngành cà phê, cao su, gỗ, ca cao của Việt Nam. Bởi lâu nay, những sản phẩm này đa số được các doanh nghiệp mua gom từ nông dân, đại lý. Bên cạnh đó, nhiều thửa đất hiện vẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mã số vườn trồng… nên rất khó để truy xuất nguồn gốc.

Đồng Nai có diện tích cà phê, cao su, gỗ khá lớn nên sẽ chịu tác động không nhỏ từ EUDR. Hiện thời gian chỉ còn hơn 5 tháng để chuẩn bị, doanh nghiệp rất khó có thể đáp ứng được. Hiện nay, ngoài nỗ lực đáp ứng được yêu cầu EUDR để đưa hàng vào EU, doanh nghiệp buộc phải tìm thêm thị trường mới để không bị “ách tắc” đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, về lâu dài, các doanh nghiệp phải liên kết với nông dân trồng cà phê, cao su, gỗ, ca cao để hình thành các vùng nguyên liệu đáp ứng các tiêu chuẩn về EUDR. Bởi đây là mục tiêu nhằm bảo vệ rừng, giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến sản xuất xanh, phát triển bền vững để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong tương lai, không chỉ EU mà các nước khác cũng sẽ từng bước đưa ra hàng rào kỹ thuật tương tự cho hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp, nông dân liên kết đi trước trong thực hiện truy xuất nguồn gốc, sản xuất xanh, tuần hoàn sẽ giữ và mở rộng được thị trường xuất khẩu sang nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Đồng thời, cũng dần đảm bảo cam kết của Chính phủ giảm dần phát thải và đến năm 2050 đạt net zero./.


 

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​