Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
Nhiệt liệt chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam và kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ”**** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
BOg-BOTT (Kỳ 25): Kết quả phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Sở Công Thương báo cáo tình hình cung ứng hàng hoá, quản lý thị trường, giá cả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:

I. Kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ

1. Tình hình triển khai công tác chỉ đạo của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và UBND tỉnh

- Triển khai Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 10/10/2023 của UBND tỉnh, Sở Công Thương đã ban hành Công văn số 6380/SCT-TM ngày 23/10/2023 triển khai và hướng dẫn thực hiện chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường theo Kế hoạch này đến các sở, ngành, địa phương, đề nghị các đơn vị căn cứ nhiệm vụ được phân công triển khai thực hiện nhằm bình ổn thị trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhất là trong dịp trước trong và sau Tết Nguyên đán.

- Ban hành Công văn số 6513/SCT-TM ngày 30/10/2023 của Sở Công Thương triển khai thực hiện Kết luận của thường trực Tỉnh ủy tại Hội nghị giao ban quý III/2023 với thường trực và Chánh văn phòng các cấp ủy trực thuộc tỉnh về công tác bình ổn giá, bình ổn thị trường, kiểm tra kiểm soát thị trường, xử lý điểm kinh doanh tự phát… đến các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 30/10/2023 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Sở Công Thương đã ban hành Công văn số 6686/SCT-TM ngày 07/11/2023 triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh về công tác phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đến các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan.

- Đề nghị các đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá; Trung tâm thương mại/Siêu thị; Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh rà soát, báo cáo hoạt động kinh doanh tại các chợ hạng 1, chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Công văn số 6701/SCT-TM ngày 07/11/2023).

- Ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch số 7409/KH-SCT ngày 13/12/2023 của Sở Công Thương làm việc về công tác chuẩn bị hàng hóa bình ổn giá, bình ổn thị trường và phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, theo đó, từ ngày 20/12/2023 (08/11 âm lịch) đến 10/01/2024 (29/11 âm lịch), Sở công Thương đã trực tiếp làm việc về công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ thị trường tại các huyện, thành phố, các điểm bán hàng bình ổn giá, bình ổn thị trường, chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành Công văn số 7287/SCT-TM ngày 07/12/2023 của Sở Công Thương về việc bảo đảm nguồn cung xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành Công văn số 95/SCT-KH ngày 04/01/2024 của Sở Công Thương triển khai Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 22/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

- Ban hành Kế hoạch số 119/KH-SCT ngày 05/01/2024 của Sở Công Thương phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

- Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-BCT ngày 13/12/2023 của Bộ Công Thương về việc về việc đảm bảo cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn trong năm 2024, để chuẩn bị tốt các công tác chuyên môn nhằm tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn tỉnh được đón Tết Nguyên đán Giáp thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm, Sở Công Thương đã ban hành Công văn số 7693/SCT-KTNL ngày 25/12/2023, Công văn số 592/SCT-KT&NL ngày 29/01/2024, chỉ đạo Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai đảm bảo cung ứng điện an toàn liên tục phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trong thời gian Tết Nguyên đán 2024, chú trọng công tác phòng chống cháy nổ do chập điện tại các nơi công cộng, khu dân cư tập trung; phân công cán bộ trực, báo cáo tình hình cung cấp điện trong thời gian trước, trong và sau Tết theo quy định.

2. Khả năng cung ứng các mặt hàng thiết yếu, công tác chuẩn bị hàng hoá phục vụ Tết

- Sở Công Thương đã triển khai đến các địa phương, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, trung tâm thương mại siêu thị, các đơn vị tham gia bình ổn giá trên địa bàn tỉnh, đề nghị các đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch dự trữ hàng Tết và phương án kinh doanh trong dịp Tết, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng gây tăng giá cục bộ hoặc hàng tồn kho sau Tết. Đến nay, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các trung tâm thương mại siêu thị lớn đã chuẩn bị đầy đủ lượng hàng đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng với tổng giá trị hàng hóa trên 225.807 tỷ đồng, chủ yếu là mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu; thịt heo tại các trang trại lớn của tỉnh, phục vụ nhu cầu trong tỉnh và một số tỉnh lân cận; còn lại mặt hàng tiêu dùng, xăng dầu, bánh mứt, bia, nước ngọt, xăng dầu… phục vụ Tết; và dự trữ hàng hóa bình ổn giá, bình ổn thị trường khoảng 8.335 tỷ đồng (Chi tiết tại Phụ lục đính kèm).

- Nguồn cung ứng các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh chủ yếu là lương thực, thực phẩm, thực phẩm tươi sống và đông lạnh, mạng lưới phân phối và bán lẻ chủ yếu của tỉnh hiện nay chủ yếu tập trung tại 6 trung tâm thương mại, 13 siêu thị, 275 cửa hàng tiện ích, 137 chợ truyền thống và hơn 10.000 cửa hàng tạp hóa… sẽ cung cấp đầy đủ các mặt hàng ngày Tết cho người dân như: gạo, thịt, thủy hải sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả tươi, các mặt hàng nông sản khô, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, hoa quả tươi các loại, nước khử khuẩn, khẩu trang vải, nước súc miệng…

- Đối với sản phẩm từ chăn nuôi như thịt heo, gà, trứng gia cầm thì Đồng Nai là địa phương có ngành chăn nuôi lớn nhất cả nước. Hiện nay, tổng đàn heo của tỉnh khoảng 2,29 triệu con, trong đó chăn nuôi trang trại chiếm hơn 90% về tổng đàn với 1.332 trang trại; chăn nuôi nông hộ chiếm gần 10% về tổng đàn, với khoảng 7.456 nông hộ đủ để cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận; tổng đàn gà 22,7 triệu con, trong đó gà nuôi trang trại chiếm 91% với 360 trang trại, chăn nuôi nông hộ chiếm khoảng 9% về tổng đàn với 21.648 nông hộ; các doanh nghiệp lớn như Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP - Chi nhánh 2 tại Đồng Nai, Công ty TNHH Japfa Comfeed, Công ty CJ Vina... đều đã có có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng nhằm cung cấp đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra Công ty Cổ phần CP tại Đồng Nai đã mở 16 cửa hàng trên địa bàn tỉnh (08 Fresh shop, 08 Pork Shop) để cung cấp mặt hàng thịt heo, gà, trứng gia cầm, sản phẩm chế biến đến tay người tiêu dùng, các cửa hàng đều có cam kết bán giá thấp hơn thị trường từ 5-15% vào dịp tết để giữ giá thị trường ổn định, về phía Công ty sẽ cam kết đáp ứng đầy đủ lượng hàng cho cửa hàng bán trong dịp bình ổn giá và cam kết sẽ bán giá ổn định trong dịp Tết, từ ngày 23 Tết công ty giữ ổn định, không tăng giá đối với heo hơi và có thêm chính sách khuyến mại cho khách hàng; Công ty TNHH Japfa Comfeed hiện có 01 cửa hàng giới thiệu sản phẩm, bán lẻ tại thành phố Biên Hòa.

- Đồng thời, theo kế hoạch phục vụ Tết của địa phương, các đơn vị đều có chính sách chăm lo Tết cho các hộ nghèo, các đối tượng chính sách với những phần quà là những mặt hàng thiết thực trong ngày Tết như gạo, đường, dầu ăn, nước mắm, nước tương, bánh kẹo…

- Đối với mặt hàng xăng dầu: Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 01 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và 08 thương nhân phân phối xăng dầu được Bộ Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện và 10 Đại lý xăng dầu được Sở Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện và 405 cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã được Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu đang hoạt động. Lượng hàng dự trữ xăng dầu trên địa bàn tỉnh khoảng 83.000 m3 tại các kho và các bồn chứa tại cửa hàng xăng dầu, ngoài ra còn có các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối cung ứng cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhưng không tồn chứa kho, bồn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Dự ước nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai khoảng 30.000–40.000 m3/ngày, tuy nhiên, những ngày nghỉ Lễ và Tết tiêu thụ sẽ giảm khoảng 30-40% do các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp vận tải tạm ngưng hoặc giảm công suất hoạt động, số lượng lớn công nhân, người lao động về quê ăn tết, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân. Nhằm đảm bảo nhu cầu về xăng dầu của người dân trong dịp trước, trong và sau Tết, Sở Công Thương đã ban hành Công văn số 662/SCT-TM ngày 01/02/2023 về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Theo thông tin từ các Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thành phố và các Đội Quản lý thị trường tình hình hoạt động các trạm xăng dầu trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ báo cáo ổn định, không có tình trạng cửa hàng đóng cửa do thiếu xăng dầu.

3. Về công tác bình ổn giá

- Xây dựng Kế hoạch bình ổn giá năm 2023 - 2024: Để đảm bảo hàng hóa phục vụ các ngày lễ, Tết trên địa bàn tỉnh, không để xảy ra trường hợp găm hàng, khan hiếm hàng hóa và tăng giá hàng hóa cục bộ. Sở Công Thương căn cứ tình hình tiêu thụ hàng hóa qua các năm và dân số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 10/10/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu năm 2023 - 2024, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2024 và ứng phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, với tổng nhu cầu tiêu dùng của các mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết Nguyên đán (gấp 3 lần ngày thường) là 21.470 tỷ đồng; tổng nguồn vốn dành cho các đơn vị tham gia bình ổn vay là 24,45 tỷ đồng (trong đó cấp 4,45 tỷ cho địa phương để chủ động thẩm định kế hoạch vay vốn của các hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia bán hàng bình ổn giá và 20 tỷ cho mặt hàng sách giáo khoa, vở học sinh) và dành 374,75 triệu đồng hỗ trợ các hợp tác xã tham gia bán hàng lưu động phục vụ vùng sâu, vùng xa trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn (thời gian thực hiện chương trình từ tháng 10/2023 đến 30/9/2024). Kế hoạch được triển khai thực hiện đối với 19 mặt hàng: Gạo, thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm, thuỷ hải sản, rau củ quả, mì gói, muối ăn, đường, bột ngọt, bột nêm, dầu ăn, nước tương, nước mắm, nước uống đóng chai, khẩu trang kháng khuẩn, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh, sách giáo khoa – vở học sinh.

- Đối với công tác chuẩn bị hàng hóa nhằm ứng phó các diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh: Triển khai đối với 18 mặt hàng (tương tự các mặt hàng bình ổn giá, ngoại trừ sách giáo khoa – vở học sinh), Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở số dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến thời điểm hiện tại khoảng 3,31 triệu người (khoảng 827.000 hộ). Dự trù nguồn ngân sách hỗ trợ vốn bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trong tình huống thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tính cho nhu cầu 30% dân số tỉnh cần hỗ trợ từ 02 tuần - 01 tháng. Tổng nhu cầu bình ổn giá hàng tiêu dùng thiết yếu của tỉnh Đồng Nai trong 02 tuần khoảng 941 tỷ đồng, trong 01 tháng khoảng 1.882 tỷ đồng.

- Căn cứ Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 10/10/2023 của UBND tỉnh, Sở Công Thương đã ban hành Công văn số 6380/SCT-TM ngày 23/10/2023 triển khai và hướng dẫn thực hiện chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường theo Kế hoạch này đến các sở, ngành, địa phương, đề nghị các đơn vị căn cứ nhiệm vụ được phân công triển khai thực hiện nhằm bình ổn thị trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhất là trong dịp trước trong và sau Tết Nguyên đán.

- Căn cứ vào số dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và nhu cầu mua sắm Tết qua các năm, Sở Công Thương Đồng Nai đã tham mưu kế hoạch dự trữ hàng Tết lồng ghép trong kế hoạch bình ổn giá, bình ổn thị trường năm 2023 - 2024, và theo đó nhu cầu đối với mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết Nguyên đán 2024 giảm khoảng 5% so với Tết 2023, với tổng giá trị hàng hóa thiết yếu cần dự trữ khoảng 677 tỷ đồng (tại Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 10/10/2023 của UBND tỉnh).

- Đến nay, địa phương đã phê duyệt và chuyển các đơn vị liên quan để giải ngân vốn vay như sau:

+ Chương trình bình ổn giá: UBND thành phố Long Khánh, UBND huyện Tân Phú, Định Quán, Trảng Bom, Xuân Lộc đã duyệt cho 06 đơn vị vay vốn (04 Hợp tác xã, 02 Hộ kinh doanh) với tổng số tiền cho vay là 3,65 tỷ đồng trên 12 điểm bán;

+ Chương trình bán hàng lưu động: UBND huyện Tân Phú, Định Quán, Trảng Bom, Cẩm Mỹ đã duyệt cho 04 đơn vị với tổng số tiền hỗ trợ chi phí vận chuyển, nhân công và bao bì là 242.600.000 đồng với 96 chuyến hàng, gồm các hợp tác xã: TMDV Hòa Phát (huyện Trảng Bom), TMDV Phương Lâm (huyện Tân Phú), DVNN Thanh Sơn (huyện Định Quán), TMDV Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ). Thời gian tổ chức các chuyến hàng lưu động từ ngày 30/12/2023 đến ngày 06/02/2024 (từ 18/11 Âm lịch đến 27/12 Âm lịch). Tính đến hết ngày 06/02/2024 (27/12 âm lịch), các Hợp tác xã đã tổ chức 96/96 chuyến hàng lưu động cho các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn các huyện Trảng Bom, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Định Quán với doanh thu khoảng 610 triệu đồng.

- Sở Công Thương đã làm việc và vận động được 19 đơn vị cam kết tham gia dự trữ hàng hoá với đầy đủ các mặt hàng thiết yếu để ứng cứu cho thị trường khi xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoá, tăng giá đột biến, gồm: Công ty TNHH TMDV Siêu Thị Coopmart Biên Hòa, Chi nhánh Công ty TNHH MM MeGa Market Việt Nam tại Biên Hòa, Công ty TNHH TMDV Quốc tế BigC Đồng Nai - TTTM BigC Đồng Nai, Chi nhánh Công ty Cổ phần Espace Business Huế tại Đồng Nai (TTTM BigC Tân Hiệp), Siêu thị Winmart Biên Hòa, Winmart Long Thành, Siêu thị Lotte Mart Biên Hòa, Siêu thị Hoàng Đức – Chi nhánh Công ty Cổ phần Hoàng Đức, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP - Chi nhánh 2 tại Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Hương Vĩnh Cửu, Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Bình Minh, Công ty Cổ phần Bibica, Công ty Cổ phần Sài Gòn Lương thực, Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Đồng Nai (D&F), Công ty TNHH Thực phẩm sạch Bát Giới, Công ty Cổ phần Con Cưng, Công ty TNHH TMDV Phần mềm Sắc Màu, Công ty Cổ phần Hữu hạn Vedan, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Biên Hòa.

- Ngoài ra, các địa phương đã vận động được 135 đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường dưới hình thức không vay vốn (tăng 24 điểm bán so với cùng kỳ).

4. Về tình hình giá cả thị trường, nhu cầu mua sắm dịp Tết

- Hiện nay, người tiêu dùng có ý thức hơn về việc sử dụng sản phẩm sạch, nguồn gốc rõ ràng, do đó kênh hiện đại đang phát triển rất mạnh để phục vụ người tiêu dùng và như vậy dẫn đến sức mua ở các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích trong những năm gần đây tăng cao; ngược lại kênh truyền thống có xu hướng giảm ở các khu vực thành thị và các thị trấn.

- Các siêu thị, trung tâm thương mại đã có sự đầu tư trang trí cho các gian hàng tết, hàng hóa được bày trí bắt mắt, tạo sức thu hút đối với người đến mua sắm đồng thời bố trí tăng cường các quầy tính tiền để phục vụ kịp thời khách mua hàng vào lúc cao điểm có lượng khách tăng mạnh, như: Trung tâm thương mại BigC Đồng Nai, BigC Tân Hiệp, Lotte Đồng Nai, Vincom Biên Hòa, Vincom Long Thành, Trung tâm MM Mega Market, Coopmart Biên Hòa; siêu thị Hoàng Đức… hàng hóa là giỏ quà tết các loại cũng được các đơn vị bao gói sẵn với nhiều mẫu mã, mức giá khác nhau để cho người tiêu dùng lựa chọn sử dụng, làm quà biếu trong dịp tết.

- Ngoài sự chuẩn bị về hàng hóa, tại các Trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng tiện ích, các đơn vị còn áp dụng nhiều chương trình khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng, tạo điều kiện cho người dân mua sắm tết. Hệ thống các siêu thị/TTTM đã chuẩn bị xong lượng hàng hoá thiết yếu lớn, có thể phục vụ trong 03 tháng, tăng 5 - 30% so với năm trước, hệ thống siêu thị thực hiện chuỗi chương trình khuyến mại lên đến 50% cho hơn hàng nghìn sản phẩm Tết và những ngày cận Tết có thể tiếp tục giảm giá sâu hơn nữa, chủ yếu tập trung vào các hoạt động khuyến mại như tặng quà, tặng điểm thưởng mức cao, tặng phiếu quà tặng, giảm giá trực tiếp… đặc biệt là những mặt hàng bánh kẹo, giỏ quà, thực phẩm…

- Đối với mặt hàng thịt heo nhiều siêu thị, cửa hàng tiện ích đang thực hiện chính sách bán không lợi nhuận để phục vụ người dân trong dịp Tết. Với chính sách ưu đãi và hàng hóa được truy xuất nguồn gốc rõ ràng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tại các chợ hạng 1 và 2, chợ trung tâm của các huyện, thị, thành phố Biên Hòa, các khu vực để bố trí cho người dân tiêu thụ hàng tự sản tự tiêu, hàng tết (bánh, mứt, kẹo, vật phẩm trang trí...) đã được các chợ triển khai tạo thêm sự sôi động của thị trường ngày tết. Tuy nhiên, những năm gần đây, người dân trên địa bàn đã chuyển dần sang mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại và mua với số lượng lớn, nên nhu cầu vào các ngày cận tết cũng giảm so với trước và sức mua tại các chợ cũng không cao, chủ yếu là hàng tươi sống, nên các hộ kinh doanh hàng khô cũng nhập hàng về chợ vừa đủ, tránh để hàng tồn sau Tết.

- Trên các trục đường chính của thành phố Biên Hòa, Long Khánh, một số trung tâm huyện trên địa bàn tỉnh cũng đã được sắp xếp cho thương nhân kinh doanh trái cây (dưa hấu, bưởi, phật thủ...), hoa tết, cây kiểng... để phục vụ cho nhu cầu mua sắm tết của người dân. Chợ hoa - nét đặc trưng trong dịp tết cổ truyền, đều được lãnh đạo địa phương quan tâm cho tổ chức chợ hoa Tết phục vụ người dân trên địa bàn.

- Tình hình thị trường đã bắt đầu sôi động hơn từ ngày 25/01/2024 (15/12 âm lịch), đặc biệt vào những ngày cuối tuần và giáp Tết lượng người đến mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị tăng 30 – 100% so với ngày thường. Lượng khách cũng như sức mua tại các siêu thị có nơi giảm 5 – 10% so với cùng kỳ, có nơi tăng 5 – 30% so với cùng kỳ năm 2023. Lượng khách cũng như sức mua tăng mạnh từ 02/02/2024 (23 âm lịch). Cụ thể tình hình thị trường tại một số trung tâm thương mại, siêu thị:

+ BigC Đồng Nai: Lượng khách đến tham quan, mua sắm tại siêu thị tăng 5% so với cùng kỳ, trung bình 5.000 – 6.500 lượt khách/ngày, thời điểm cuối tuần trung bình 10.000 – 12.000 lượt khách/ngày, cao điểm (cuối tuần cuối cùng của năm Quý Mão 2023) lên đến 12.000 -13.000 lượt khách/ngày, doanh thu tăng 9-10% so với cùng kỳ.

+ Tại Lotte Đồng Nai: Lượng khách đến tham quan, mua sắm tại siêu thị tăng khoảng 4,5% so với cùng kỳ, trung bình 2.000 lượt khách/ngày, cao điểm khoảng 4.000 lượt khách/ngày, doanh thu tăng 4,2% so với cùng kỳ.

+ CoopMart Biên Hòa: Lượng khách đến tham quan, mua sắm tại siêu thị giảm 8% so với cùng kỳ, trung bình 2.000 lượt khách/ngày, doanh thu giảm 6% so với cùng kỳ, vào thời điểm giáp Tết, lượng khách tăng gấp 03 lần so với ngày thường.

+ Siêu thị MM Mega Market: Lượng khách đến tham quan, mua sắm tại siêu thị giảm 7,7% so với cùng kỳ, trung bình 1.500 – 1.600 lượt khách/ngày, cao điểm 2.800 lượt khách/ngày, doanh thu tăng 0,5% so với cùng kỳ.

+ Siêu thị Winmart Long Thành: Lượng khách đến tham quan, mua sắm tại siêu thị tương đương so với cùng kỳ, trung bình 1.100 – 1.500 lượt khách/ngày, doanh thu tương đương so với cùng kỳ.

- Tại các chợ truyền thống hạng 1, 2 lượng khách đến mua sắm bắt đầu tăng từ ngày 13/01/2023 (22/12 âm lịch), chủ yếu vào các ngày cuối tuần (tăng 1,5 – 2 lần so với ngày thường) và có nơi giảm 10-30%, có nơi tăng 5-20% so với cùng kỳ. Tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây, khối lượng hàng hoá lưu thông qua chợ tương đương so với cùng kỳ, chủ yếu đối với mặt hàng trái cây (tổng khối lượng khoảng 600 – 800 tấn/ngày), rau củ quả (tổng khối lượng khoảng 100 - 200 tấn/ngày); chợ đêm Tân Biên, Long Thành, khối lượng nông sản lưu thông hàng ngày tại chợ tương so với cùng kỳ (khoảng 500 tấn/ngày).

- So sánh sức mua giữa thành thị và nông thôn: Tại thành phố và các thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sức mua đã bắt đầu tăng từ ngày 25/01/2024 (15/12 âm lịch), nhưng đối với vùng nông thôn, sức mua không tăng cao, lượng khách đến các chợ giảm 10-40% so cùng kỳ, từ ngày 06/02/2024 (ngày 27/12 âm lịch) sức mua tại các chợ có tăng so với ngày thường 2-3 lần, tuy nhiên, giảm so với cùng kỳ năm 2023 từ 10-40%.

- Hiện nay, đã không còn tâm lý dự trữ thực phẩm vào ngày Tết của người dân, do hàng hóa trên thị trường phong phú, đa dạng. G không biến động mạnh so với ngày thường, chủ yếu tập trung vào những ngày cận Tết tại các chợ truyền thống giá các mặt hàng tươi sống như rau, củ, hoa quả, thịt, hải sản… tăng khoảng 5 - 30% so với giá hiện tại (khoảng từ 27 âm lịch trở đi) do nhu cầu và tâm lý sắm Tết của người tiêu dùng.

- Đánh giá chung trên toàn tỉnh, sức mua Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 giảm 5 – 20% so với Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đối với nhóm các mặt hàng thiết yếu, đối với mặt hàng hoa tươi, sức mua tăng 5-30% so với cùng kỳ (đặc biệt đối với các mặt hàng hoa cúng và hoa chưng Tết như mai, cúc...).

- Tình hình giá cả hàng hóa một số mặt hàng thiết yếu: Giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết như thịt bò, gà, thực phẩm chế biến, đường, dầu ăn, trứng, các loại bánh kẹo, mứt… tương đối ổn định, không có biến động lớn; giá heo hơi và các mặt hàng thịt heo có xu hướng đi ngang, ổn định, giá một số mặt hàng như rau, củ, quả, trái cây, hoa tươi tăng 5- 30% so với ngày thường, đặc biệt một số loại hoa có giá tăng cao so với ngày thường (tăng gấp 2-3 lần) như hoa huệ, hoa dơn đà lạt, hoa ly.... Cụ thể giá một số mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh như sau: Thịt heo nạc: 100.000 – 110.000 đồng/kg, thịt heo đùi: 90.000 – 110.000 đồng/kg, thịt heo ba rọi: 120.000 – 150.000 đồng/kg, thịt bò philê: 300.000 – 320.000 đồng/kg, thịt bò bắp: 250.000 – 300.000 đồng/kg, thịt gà công nghiệp làm sẵn: 50.000 – 60.000 đồng/kg, cá lóc: 65.000 – 80.000 đồng/kg, cá diêu hồng: 60.000 – 70.000 đồng/kg, mực (loại phổ biến): 180.000 – 300.000 đồng/kg, tôm (loại phổ biến): 180.000 – 230.000 đồng/kg; bắp cải: 8.000 - 17.000 đồng/kg, khoai tây: 15.000 - 30.000 đồng/kg, cà rốt: 12.000 – 30.000 đồng/kg, bí xanh: 13.000 – 25.000 đồng/kg, dầu ăn Tường An: 40.000 – 42.000 đồng/lít, đường trắng RE Biên Hòa: 25.000 – 28.000 đồng/kg, trứng gà công nghiệp: 25.000 - 35.000 đồng/chục, trứng vịt: 30.000 - 36.000 đồng/chục, sữa Ông Thọ: 24.000 - 25.000 đồng/hộp, hạt dưa lớn: 170.000 – 180.000 đồng/kg, hạt hướng dương: 70.000 – 80.000 đồng/kg, mứt bí: 70.000 – 120.000 đồng/kg, mứt dừa: 100.000 – 120.000 đồng/kg, mứt hạt sen: 130.000 – 180.000 đồng/kg, mứt gừng: 80.000 – 150.000 đồng/kg, dưa hấu dài: 15.000 – 17.000 đồng/kg, bia Tiger: 350.000 – 365.000 đồng/thùng, bia Heineken: 440.000 – 465.000 đồng/thùng, nước ngọt Pepsi: 165.000 – 185.000 đồng/thùng, nước ngọt Cocacola: 170.000 – 185.000 đồng/thùng, bưởi da xanh: 40.000 – 55.000 đồng/kg (khoảng 1.000.000 đồng/chục),…

- Nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm trong Tết của người dân, một số trung tâm thương mại, siêu thị đã mở cửa phục vụ từ ngày 11/02/2024 (Mùng 2 Tết) như: Siêu thị Lotte Mart Biên Hòa bắt đầu hoạt động lại bình thường 12h00 ngày Mùng 2 Tết; Chi nhánh Công ty TNHH MM MeGa Market Việt Nam tại Biên Hòa mở cửa hoạt động từ 08h00 -15h00 ngày Mùng 2 Tết, từ 07h00-20h00 ngày Mùng 3 Tết, từ Mùng 4 Tết hoạt động bình thường; các siêu thị BigC (GO!) mở cửa hoạt động từ 10h00-22h00 ngày Mùng 2 Tết, hoạt động lại bình thường từ Mùng 3 Tết; Siêu thị Coopmart hoạt động lại từ Mùng 4 Tết (Mùng 4, Mùng 5 mở cửa đến 12h00), từ Mùng 6 hoạt động lại bình thường; hệ thống cửa hàng tiện lợi như Circle K, GS 25, Family Mart hoạt động 24/24 và một số các cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ vẫn mở cửa hoạt động, cung cấp hàng hoá thiết yếu cho người dân trong trường hợp cần thiết. Tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, một số chợ đã bắt đầu hoạt động lại từ Mùng 2 Tết, chủ yếu đối với các gian hàng tươi sống thiết sống như thịt, cá, rau củ quả. Tuy nhiên, hầu hết người tiêu dùng đều đã mua sắm đủ cho nhu cầu từ những ngày trước Tết, do đó, nhu cầu đối với các mặt hàng thiết yếu là không cao.

5. Công tác theo dõi tình hình giá cả, đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm tra, kiểm soát thị trường Tết

5.1. Công tác theo dõi tình hình về giá

- Công tác nắm tình hình giá cả thị trường hàng ngày đối với một số mặt hàng thiết yếu tiếp tục được triển khai đầy đủ theo chỉ đạo của Bộ Công Thương. Ngoài các mặt hàng thực hiện báo cáo giá thường xuyên trong năm, vào dịp tết Sở đã bổ sung một số mặt hàng được tiêu dùng mạnh trong dịp tết như bia, nước ngọt, mứt, trái cây, lạp xưởng, hoa tươi... thông tin giá cả thị trường được Sở chuyển đến Sở Thông tin - Truyền thông, các cơ quan báo, đài để thông tin kịp thời đến người dân, hạn chế tình trạng tung tin đồn thất thiệt gây bất ổn thị trường.

- Cùng với công tác theo dõi thường xuyên diễn biến giá cả, Sở Công Thương cũng sẽ phối hợp với Cục Quản lý thị trường tổ chức thực hiện nghiêm kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường Tết Nguyên đán năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm: (i) kiểm tra kiểm soát chống vận chuyển và kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại; (ii) kiểm tra kiểm soát chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng, không qua kiểm dịch, gian lận về đo lường; (iii) kiểm tra, kiểm soát về công tác VSATTP, chống đầu cơ găm hàng, việc thực hiện các quy định về giá; (iiii) kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, đối với những mặt hàng thuộc danh mục nhà nước định giá, mặt hàng bình ổn giá, đặc biệt đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm trên địa bàn huyện, thành phố.

- Bên cạnh đó, Sở Công Thương cũng đã đề nghị UBND các huyện, thành phố lập các kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán trên địa bàn. Các địa phương ngoài việc chỉ đạo các phòng ban, các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, tạo điều kiện cho hoạt động phân phối lưu thông hàng hóa và tổ chức các hoạt động văn hóa phục vụ nhân dân trong dịp Tết, cũng đã chỉ đạo các Ban Quản lý chợ yêu cầu các hộ kinh doanh chấp hành nghiêm việc niêm yết giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu, thực hiện tốt công tác PCCC, công tác vệ sinh môi trường.

- Sở Công Thương tiếp tục báo giá hàng ngày theo Công văn số 1958/BCT-TTTN ngày 08/3/2011 của Bộ Công Thương về việc báo cáo hàng ngày các mặt hàng thiết yếu; Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 30/10/2023 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đặc biệt vào thời điểm trước Tết Nguyên đán 02 tuần (từ 15/01/2024 đến 09/01/2024), thực hiện báo giá liên tục kể cả thứ 7, chủ nhật, Tết; từ 06/02/2024 – 08/02/2024 (từ 27/12 – 29/12 âm lịch) báo giá 02 lần/ngày.

- Để kịp thời xử lý thị trường khi có biến động, Sở Công Thương phân công Lãnh đạo, cán bộ trực đến hết ngày mùng 5 Tết, kể cả thứ 7, chủ nhật, Tết.

5.2. Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm

Căn cứ Kế hoạch số 7716/KH-BCĐ ngày 20/12/2023 của Ban Chỉ đạo Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh Đồng Nai về việc triển khai công tác kiểm tra liên ngành ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa lễ hội Xuân 2024, Sở Công Thương ban hành Quyết định số 319/QĐ-SCT ngày 22/12/2023 về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về An toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa lễ hội Xuân 2024 (Đoàn liên ngành số 4) trên địa bàn các huyện Thống Nhất, Trảng Bom và Xuân Lộc. Tóm tắt kết quả kiểm tra như sau:

a) Tại huyện Xuân Lộc: 03 cơ sở

- Công ty TNHH MTV TM XNK Linh Ly (sản xuất hạt điều): Về mặt thực hiện tốt: có giấy chứng nhận kinh doanh, có hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán. Về tồn tại: Không. Biện pháp xử lý: Không.

- Hộ kinh doanh Cơ sở Linh Ly (sản xuất hạt điều): Về mặt thực hiện tốt: có giấy chứng nhận kinh doanh, có hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán. Về tồn tại: Không. Biện pháp xử lý: Không.

- Hộ kinh doanh Nguyễn Viết Long (sản xuất giò lụa): Về mặt thực hiện tốt: có giấy chứng nhận kinh doanh, có hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán. Về tồn tại: Sản phẩm còn để dưới sàn nhà, chưa thực hiện kiểm nghiệm nguồn nước, chưa cung cấp hợp đồng mua bán, chưa bố trí tủ lưu mẫu. Biện pháp xử lý: Đề nghị chủ cơ sở khắc phục những thiếu sót trên và đề nghị BCĐ huyện giám sát những thiếu sót trên.

b) Tại huyện Thống Nhất: 02 cơ sở

- Siêu thị Hoàng Đức Gia Kiệm. Về mặt thực hiện tốt: Có giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Sở Công Thương cấp. Về tồn tại: Siêu thị mua bán sản phẩm rượu với Công ty TNHH Trang Phương Nam (tại thành phố Biên Hòa) là chưa đúng với giấy phép đã được cấp với số lượng: Rượu Sâm Đình chuối hột 400ml (16 chai); Rượu Sâm Đình táo mèo 400 ml (20 chai); Rượu Men Vodka 300 ml (16 chai); Rượu Vang đỏ Vesta Classic 750 ml (05 chai); Rượu Sheriff Star 565 ml (09 chai). Đồng thời chưa xuất trình được các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa đầu vào khi đoàn yêu cầu. Biện pháp xử lý: Đoàn đã yêu cầu Siêu thị ngưng kinh doanh các sản phẩm rượu trên cho đến khi thực hiện điều chỉnh, bổ sung giấy phép theo quy định. Đồng thời, mời đại diện pháp luật của Siêu thị và quản lý cửa hàng đến làm việc tại Sở Công Thương và xử lý theo quy định của pháp luật. Kết quả xử lý sẽ báo cáo Ban chỉ đạo an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh sau khi hoàn thành.

- Hộ kinh doanh Trần Hoàng Trọng (sản xuất giò lụa): Về mặt thực hiện tốt: có giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, có hợp đồng kinh tế. Về tồn tại: Cơ sở chưa thực hiện kiểm nghiệm nguồn nước để phục vụ cho chế biến thực phẩm. Chưa bố trí nhà vệ sinh tách biệt với khu vực sản xuất. Chưa trang bị các thùng rác chuyên dụng và chưa có hợp đồng mua bán nguyên liệu đầu vào. Chưa vệ sinh các tủ đông lạnh và chưa thực hiện công tác lưu mẫu.

c) Tại huyện Trảng Bom: kiểm tra 02 cơ sở

- Hộ kinh doanh Phùng Thị Thúy Hằng (sản xuất bún, bún gạo): Về mặt thực hiện tốt: Có giấy đăng ký kinh doanh, giấy cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm. Về tồn tại: Không. Biện pháp xử lý: Không.

- Hộ kinh doanh cơ sở Thảo Uyên (sản xuất giò lụa): Về mặt thực hiện tốt: Có giấy đăng ký kinh doanh, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Về tồn tại: Chưa trang bị đồ bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp sản xuất. Chưa có hợp đồng mua bán nguyên liệu đầu vào. Biện pháp xử lý: Không.

5.3. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tết

a) Kiểm tra theo kế hoạch của Sở Công Thương

- Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 6899/KH-SCT ngày 17/11/2023 về cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; Quyết định số 335/QĐ-SCT ngày 29/12/2023 Quyết định thành lập đoàn kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

- Đồng thời để nắm lại tình hình chuẩn bị hàng hóa, công tác phục vụ Tết của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá, các Tổ chức quản lý chợ trên địa bàn, Sở Công Thương đã xây dựng và thực hiện Kế hoạch số 7409/KH-SCT ngày 13/12/2023 của Sở Công Thương làm việc về công tác chuẩn bị hàng hóa bình ổn giá, bình ổn thị trường và phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, từ ngày 20/12/2023 (08/11 âm lịch) đến 10/01/2024 (29/11 âm lịch).

- Tính đến ngày 06/02/2024, Sở Công Thương đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức kiểm tra, khảo sát thị trường Tết tại các huyện, thành phố, các đơn vị sản xuất, kinh doanh và các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trên địa bàn tỉnh. Qua đợt làm việc, các đơn vị đều đã xây dựng kế hoạch phục vụ Tết và phương án kinh doanh trong dịp Tết, theo đó các đơn vị nhận định giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết năm nay đa số ổn định, một số mặt hàng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên theo đánh giá về sức mua, sẽ tương đương hoặc giảm 5 – 20% so với cùng kỳ năm 2023, do năm nay có số lượng lớn công nhân mất việc hoặc về quê nghỉ Tết sớm. Các đơn vị tham gia dự trữ hàng và cam kết đảm bảo về nguồn hàng cung cấp cho thị trường và có chính sách giữ giá ổn định trong 10 ngày trước Tết.

Sở Công Thương cũng đã phối hợp các địa phương thành lập Đoàn kiểm tra các điểm bán hàng lưu động phục vụ vùng sâu, vùng xa do các Hợp tác xã tổ chức. Qua kiểm tra, các hợp tác xã đều tổ chức bán hàng lưu động theo lịch, với đầy đủ các mặt hàng đăng ký tham gia bình ổn và bổ sung thêm các mặt hàng tiêu thụ mạnh vào dịp Tết như bánh mứt, bia, nước ngọt; các mặt hàng phòng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay khử khuẩn... Tại các điểm bán các đơn vị đều treo băng rôn của chương trình bình ổn và niêm yết giá các mặt hàng theo giá đã được phê duyệt của Sở Tài chính. Tuy nhiên sức mua năm nay tại các điểm lưu động giảm, do các cửa hàng tiện ích, bách hóa của các hộ gia đình cũng đã đáp ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân.

b) Kiểm tra kiểm soát thị trường (Cục Quản lý thị trường)

Tiếp theo Công văn số 6686/SCT-TM ngày 07/11/2023 của Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 1101/KH-CQLTT ngày 14/11/2023 về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Sở Công Thương phối hợp với Cục Quản lý thị trường tổ chức thực hiện nghiêm kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường Tết, nhiệm vụ trọng tâm: (i) kiểm tra kiểm soát chống vận chuyển và kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại; (ii) kiểm tra kiểm soát chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng, không qua kiểm dịch, gian lận về đo lường; (iii) kiểm tra, kiểm soát về công tác VSATTP, chống đầu cơ găm hàng, việc thực hiện các quy định về giá; (iiii) kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, đối với những mặt hàng thuộc danh mục nhà nước định giá, mặt hàng bình ổn giá, đặc biệt đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm trên địa bàn. Kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường từ 20/11/2023 đến 12/02/2024 như sau:

- Kết quả hoạt động kiểm tra thị trường, xử lý vi phạm do Cục QLTT chủ trì: Số vụ kiểm tra: Số vụ kiểm tra: 311 vụ. Số vụ vi phạm: 308 vụ. Số vụ xử lý: 331 vụ (07 vụ kỳ trước chuyển sang, 25 vụ cơ quan khác chuyển sang, 01 vụ chuyển sang cho Cục Nghiệp vụ Tổng Cục QLTT). 2.483.667.057 đồng (bao gồm tiền bán hàng hóa tịch thu kỳ trước chuyển sang 29.861.265 đồng). Tổng giá trị hàng hóa vi phạm ước tính là: 600.471.265 đồng. Trị giá hàng hóa tịch thu: 466.231.265 đồng. Các nội dung xử lý vi phạm:

+ Vi phạm về hàng giả, xâm phạm quyền: 01 vụ, phạt tiền: 20.380.000 đồng;

+ Vi phạm về kinh doanh hàng cấm: 02 vụ, phạt tiền: 6.000.000 đồng;

+ Vi phạm về kinh doanh hàng ngoại nhập lậu: 13 vụ, phạt tiền: 52.500.000 đồng (trong đó, thuốc lá ngoại nhập lậu là 04 vụ, phạt tiền: 13.500.000 đồng);

+ Vi phạm về hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ: 72 vụ, phạt tiền: 332.050.000 đồng;

+ Vi phạm về điều kiện vệ sinh ATTP: 39 vụ, phạt tiền: 196.542.000 đồng;

+ Vi phạm trong lĩnh vực giá: 90 vụ, phạt tiền: 113.250.000 đồng;

+ Vi phạm nhãn: 04 vụ, phạt tiền: 148.030.000 đồng;

+ Vi phạm về hàng kém chất lượng, hết hạn sử dụng: 07 vụ, phạt tiền: 33.600.000 đồng;

+ Vi phạm về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh: 59 vụ, phạt tiền: 1.183.528.792 đồng;

+ Vi phạm khác: 44 vụ, phạt tiền: 367.925.000 đồng.

- Đoàn kiểm tra liên ngành 389 các huyện, thành phố (do QLTT chủ trì): Số vụ kiểm tra vi phạm: 18 vụ và số vụ xử lý: 01 vụ, thu nộp ngân sách số tiền 46.250.000 đồng.

- Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP tỉnh do Cục QLTT chủ trì: Số vụ kiểm tra: 04 vụ và phát hiện vi phạm: 02 vụ, chuyển Đội QLTT xử phạt theo thẩm quyền.

6. Những công tác khác có liên quan theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên

6.1. Công tác đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp và hội chợ mua sắm cuối năm, công tác phục vụ vui chơi, giải trí

Nhằm bình ổn thị trường và phục vụ nhu cầu mua sắm của bà con nhân dân vùng nông thôn, người lao động, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu và tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, tăng thị phần trong nước, tăng cường công tác quảng bá hàng Việt, cung cấp các sản phẩm có chất lượng đến người dân và người lao động, hàng năm Sở Công Thương đều chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, với các phiên chợ hàng Việt về nông thôn, phiên chợ công nhân, chuyến hàng Việt về các khu công nghiệp và nhà máy và Hội chợ mua sắm cuối năm. Một số kết quả đạt được như:

- Thực hiện theo chương trình xúc tiến thương mại năm 2023, Trung tâm Xúc tiến Thương mại thuộc Sở công Thương đã tổ chức 04 phiên chợ hàng Việt về nông thôn (từ 08/11/2023 – 19/11/2023); 02 phiên chợ công nhân (từ 21/11/2023 – 26/11/2023) và 09 chuyến hàng Việt về nhà máy và khu công nghiệp (từ 09/10/2023 – 01/12/2023) tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng 03 điểm bán hàng “Tự hào hàng Việt”; Xây dựng 01 “Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP”; Duy trì 01 “Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP”; Duy trì 05 điểm bán hàng Việt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 34 điểm bán hàng “Tự hào hàng Việt”.

- Đối với chương trình hội chợ mua sắm cuối năm: Sở Công Thương đã phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức 01 đợt Hội chợ mua sắm cuối năm tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai (từ ngày 23/12/2022 đến 01/01/2024).

- Sở Công Thương in và treo 95 băng rôn tuyên truyền Tuần lễ Thương hiệu quốc gia chào mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ ngày 17/4/2023 đến hết ngày 23/4/2023 với thông điệp “Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 – Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam xanh”; 295 băng rôn tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2023 với thông điệp “Tự hào sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt Nam!” từ ngày 29/9/2023 đến hết ngày 15/10/2023 tại các cơ sở thương mại nhằm truyền tải thông điệp về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tinh thần tự hào thương hiệu quốc gia đến nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Treo 120 băng rôn, 700 cờ phướn nhằm quảng bá đưa tin tuyên truyền, quảng bá trước và trong thời gian diễn ra chương trình “Tuần hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai..

- Công tác phụ vụ vui chơi, giải trí: Hội chợ hoa Xuân Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đã được UBND tỉnh chấp thuận tổ chức từ ngày 29/01/2024 đến 09/02/2024 (tức ngày 19/12 âm lịch đến 30/12 âm lịch), địa điểm tại Trung tâm Hội nghị và Tổ chức sự kiện tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn các huyện, thành phố cũng được địa phương quan tâm tổ chức các Hội chợ hoa xuân, Hội thi, Hội diễn văn nghệ… chào mừng Tết Nguyên đán 2024.

6.2. Về công tác kiểm tra, giám sát cung ứng điện và an toàn phòng chống cháy nổ trong sử dụng, vận chuyển kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp

- Về điều hành cung cấp điện:

+ Căn cứ Kế hoạch số 8467/KH-PCĐN ngày 06/12/2023 của Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai, Sở Công Thương đã có văn bản số 7565/SCT-KT&NL ngày 19/12/2023 báo cáo tình hình cung cấp điện năm 2023 và đề xuất UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện năm 2024.

+ Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-BCT ngày 13/12/2023 của Bộ Công Thương về việc về việc đảm bảo cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn trong năm 2024, để chuẩn bị tốt các công tác chuyên môn nhằm tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn tỉnh được đón Tết Nguyên đán Giáp thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm, Sở Công Thương đã ban hành Công văn số 7693/SCT-KTNL ngày 25/12/2023, Công văn số 592/SCT-KT&NL ngày 29/01/2024, chỉ đạo Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai đảm bảo cung ứng điện an toàn liên tục phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trong thời gian Tết Nguyên đán 2024, chú trọng công tác phòng chống cháy nổ do chập điện tại các nơi công cộng, khu dân cư tập trung; phân công cán bộ trực, báo cáo tình hình cung cấp điện trong thời gian trước, trong và sau Tết theo quy định.

+ Theo đó, Sở Công Thương phối hợp với Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai đảm bảo vận hành lưới điện an toàn, tin cậy, góp phần đảm bảo chất lượng cung cấp điện phục vụ cho hoạt động sản xuất, thương mại dịch vụ và sinh hoạt, các khách hàng sử dụng điện quan trọng và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn, các dịp nghỉ lễ, tết trong năm 2024;

+ Đảm bảo điều hòa phụ tải, không tiết giảm sản lượng trên cơ sở đảm bảo công suất nguồn cấp, nâng cao công suất dự phòng, phương án vận hành dài hạn, ngắn hạn;

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn điện, an toàn vận hành, chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị dự phòng, phương tiện sẵn sàng xử lý sự cố, nhanh chóng cấp điện lại cho khách hàng nếu có sự cố xảy ra;

+ Tình hình cung ứng điện trong dịp Tết như sau:

·    Lưới 110kV: Vận hành ổn định, liên tục, không xảy ra bất kỳ trường hợp nào mất điện.

·    Lưới điện phân phối 22kV: Từ ngày 08/02/2024 – 10/02/2024 (từ 29/12 âm lịch đến Mùng 1 Tết) và ngày 12/02/2024 (Mùng 3 Tết): Vận hành ổn định, liên tục, không xảy ra bất kỳ trường hợp nào mất điện. Trong ngày 11/02/2024 (Mùng 2 Tết), xảy ra sự cố mất điện tại 02 phân đoạn: Từ 09g23 - 10g48 bật Rec phân đoạn Suối Rộp nhận điện tuyến 477 Phú Lý trạm 110kV Vĩnh An, do Điện lực Trị An quản lý - Chưa tìm ra nguyên nhân sự cố, khu vực mất điện: một phần xã Hiếu Liêm gây mất điện 126 khách hàng; từ 11g56 - 12g33 bật Rec Đường 7-1 KCN Tam Phước trụ 39/1 nhận điện tuyến 476 Hồng Ngân trạm 110kV Tam Phước, do Điện lực Long Thành quản lý – Nguyên nhân gây sự cố: Do con rắn bò lên TI pha B trạm 2000kVA Chien 4 tại trụ 39/5/1. Khu vực mất điện: một phần đường 7 KCN Tam Phước gây mất điện 7 khách hàng. Các khu vực mất điện với diện hẹp, ngay sau khi sự cố xảy ra nhân viên vận hành của Điện lực đã tập trung huy động nhân lực, nhanh chóng nhận định và khôi phục điện lại với thời gian mất điện ngắn nhất, tái lập điện sớm nhất cho khách hàng.

·    Tính đến 11 giờ 00 ngày 12/02/2024 (Mùng 03 Tết), các vị trí giữ điện ưu tiên được cung cấp điện an toàn và liên tục.

- Về công tác PCCC:

+ Sở Công Thương đã ban hành Công văn triển khai Công văn số 8974/BCT-ATMT ngày 15/12/2023 của Bộ Công Thương tăng cường công tác an toàn, phòng chống cháy nổ trước, trong và sau dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Trong đó, đề nghị các trung tâm thương mại, siêu thị, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, LPG, các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hóa chất và UBND các huyện, thành phố chỉ đạo tuyên truyền phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy nhằm nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức và duy trì các hoạt động PCCC; nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn PCCC.

+ Ban hành Công văn số 595/SCT-KT&NL ngày 29/01/2024 về việc tăng cường công tác quản lý an toàn phòng chống cháy nổ trước, trong và sau Tết dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

+ Chủ trì xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc cấp tỉnh; phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

+ Rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất, xây dựng kế hoạch phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương liên quan làm việc với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất có nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường; các cơ sở có dấu hiệu vi phạm, nằm trong khu dân cư không đảm bảo điều kiện an toàn về an toàn hóa chất, PCCC, bảo vệ môi trường theo quy định.

+ Phối hợp với các ngành liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các giải pháp, phương án di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất không đảm khoảng cách an toàn theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, không đảm bảo an toàn về hóa chất, PCCC theo quy định của pháp luật.

+ Hướng dẫn, yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng, vận chuyển hóa chất thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm soát đảm bảo an toàn hóa chất, PCCC, môi trường theo quy định trong trước, trong và sau tết năm 2023.

- Về công tác quản lý vật liệu nổ: Ngày 25/01/2024, Sở Công Thương đã ban hành Công văn số 530/SCT-CN về việc tăng cường công tác quản lý an toàn phòng chống cháy nổ và tạm ngưng nổ mìn trước, trong và sau ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

6.3. Công tác phối hợp thông tin tuyên truyền

- Sở Công Thương thường xuyên thông tin đầy đủ và kịp thời về thị trường, giá cả, các chính sách bình ổn thị trường, thông tin các điểm bán hàng bình ổn và an toàn thực phẩm cho các cơ quan báo, đài thông qua Sở Thông tin Truyền thông, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, cụ thể: Thông tin hàng ngày về giá cả thị trường đối với một số mặt hàng thiết yếu để Sở Thông tin và Truyền thông đăng lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, tại Kế hoạch số 7409/KH-SCT ngày 13/12/2023 của Sở Công Thương làm việc về công tác chuẩn bị hàng hóa bình ổn giá, bình ổn thị trường và phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, từ ngày 20/12/2023 (08/11 âm lịch) đến 10/01/2024 (29/11 âm lịch), tại các huyện, thành phố, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, trung tâm thương mại, siêu thị, điểm bán hàng BOG… Sở Công Thương có mời cơ quan báo, đài đưa tin về giá cả, chất lượng và số lượng hàng hóa dự trữ phục vụ Tết để người dân biết an tâm tiêu dùng.

- Đề nghị các địa phương phối hợp với đài truyền thanh của huyện để thông tin tuyên truyền về chương trình bình ổn giá, các điểm bán bình ổn và bán lưu động phục vụ Tết để người dân biết và mua hàng với giá bình ổn và đảm bảo an toàn từ các đơn vị tham gia từ chương trình.

6.4. Về mặt hàng xăng dầu

- Thực hiện Công văn số 12984/UBND-KTNS  ngày 30/11/2023 của UBND tỉnh về việc công tác quản lý, điều hành giá 9 tháng đầu năm 2023 và định hướng công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Công văn số 7287/SCT-TM ngày 07/12/2023 của Sở Công Thương về việc bảo đảm nguồn cung xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai Công văn số 687/BCT-TTTN ngày 30/01/2024 của Bộ Công Thương về việc đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Sở Công Thương đã ban hành Công văn số 662/SCT-TM ngày 01/02/2024 bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Từ ngày 06/02/2024 (27/12 AL) nhiều nhà máy, xí nghiệp, trường học đã nghỉ Tết Nguyên đán nên nhu cầu đi lại của người dân và phục vụ sản xuất của doanh nghiệp đã giảm so với ngày thường, đồng thời dịp Lễ, Tết các cửa hàng xăng dầu đều mở cửa phục vụ người dân.

- Theo thông tin từ các Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thành phố và các Đội Quản lý thị trường tình hình hoạt động các trạm xăng dầu trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ báo cáo ổn định, không có tình trạng cửa hàng đóng cửa do thiếu xăng dầu.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Về công tác chuẩn bị hàng hoá thiết yếu: Để đảm bảo hàng hóa phục vụ các ngày Lễ, Tết, thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, không để xảy ra trường hợp găm hàng, khan hiếm hàng hóa và tăng giá hàng hóa cục bộ, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 10/10/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu năm 2023 - 2024, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2024 và ứng phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, với tổng nhu cầu tiêu dùng của các mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết Nguyên đán (gấp 3 lần ngày thường) là 21.470 tỷ đồng; tổng nguồn vốn dành cho các đơn vị tham gia bình ổn vay là 24,45 tỷ đồng (trong đó cấp 4,45 tỷ cho địa phương để chủ động thẩm định kế hoạch vay vốn của các hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia bán hàng bình ổn giá và 20 tỷ cho mặt hàng sách giáo khoa, vở học sinh) và dành 374,75 triệu đồng hỗ trợ các hợp tác xã tham gia bán hàng lưu động phục vụ vùng sâu, vùng xa trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn (thời gian thực hiện chương trình từ tháng 10/2023 đến 30/9/2024). Từ đó triển khai đến các địa phương, các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị chuẩn bị đầy đủ hàng hoá thiết yếu để phục vụ người dân trên địa bàn. Kế hoạch được triển khai thực hiện đối với 19 mặt hàng: Gạo, thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm, thuỷ hải sản, rau củ quả, mì gói, muối ăn, đường, bột ngọt, bột nêm, dầu ăn, nước tương, nước mắm, nước uống đóng chai, khẩu trang kháng khuẩn, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh, sách giáo khoa – vở học sinh.

2. Đối với các đơn vị cung ứng hàng hóa: Các đơn vị cung ứng hàng hóa đã chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán từ quý 3 năm 2023, trong đó:

- Ngoài sự chuẩn bị về hàng hóa, tại các Trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng tiện ích, các đơn vị còn áp dụng nhiều chương trình khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng, tạo điều kiện cho người dân mua sắm tết, chủ yếu tập trung vào các hoạt động khuyến mại như tặng quà, tặng điểm thưởng mức cao, tặng phiếu quà tặng, giảm giá… đặc biệt là những mặt hàng bánh kẹo, giỏ quà, thực phẩm

- Đối với mặt hàng thịt heo nhiều siêu thị, cửa hàng tiện ích đã thực hiện chính sách bán không lợi nhuận để phục vụ người dân trong dịp Tết. Với chính sách ưu đãi và hàng hóa được truy xuất nguồn gốc rõ ràng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Nguồn cung ứng các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh chủ yếu là lương thực, thực phẩm, thực phẩm tươi sống và đông lạnh, mạng lưới phân phối và bán lẻ chủ yếu của tỉnh hiện nay chủ yếu tập trung tại 6 trung tâm thương mại, 13 siêu thị, 275 cửa hàng tiện ích, 137 chợ truyền thống và hơn 10.000 cửa hàng tạp hóa… đã cung cấp đầy đủ các mặt hàng ngày Tết cho người dân như: gạo, thịt, thủy hải sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả tươi, các mặt hàng nông sản khô, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, hoa quả tươi các loại, nước khử khuẩn, khẩu trang vải, nước súc miệng

3. Đối với người tiêu dùng: Đã lựa chọn hàng hóa ở những kênh được đảm bảo nguồn gốc và tập trung mua sắm tại các kênh phân phối hiện đại do các đơn vị không tăng giá vào dịp tết, mở cửa sớm hơn ngày thường và đóng cửa trễ hơn ngày thường và hàng hóa cung ứng kịp thời không để xảy ra tình trạng thiếu hàng. Mua sắm tại chợ truyền thống ít niêm yết đầy đủ giá, hàng hóa không tập trung làm cho người tiêu dùng đến mua sắm không thoải mái.

4. Đối với các mặt hàng tiêu dùng dịp Tết

- Hiện nay, đã không còn tâm lý dự trữ thực phẩm vào ngày Tết của người dân, do hàng hóa trên thị trường phong phú, đa dạng. Dự kiến giá sẽ không biến động mạnh so với ngày thường, chủ yếu tập trung vào những ngày cận Tết tại các chợ truyền thống giá các mặt hàng tươi sống như rau, củ, hoa quả, thịt, hải sản… tăng khoảng 5 - 30% từ 27 âm lịch trở đi do nhu cầu và tâm lý sắm Tết của người tiêu dùng.

- Đánh giá chung trên toàn tỉnh, sức mua Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 giảm 5 – 20% so với Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đối với nhóm các mặt hàng thiết yếu, đối với mặt hàng hoa tươi, sức mua tăng 5-30% so với cùng kỳ (đặc biệt đối với các mặt hàng hoa cúng và hoa chưng Tết như mai, cúc...).

5. Về thị trường sau tết (từ Mùng 1 đến Mùng 4 Tết)

- Nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm trước Tết của người dân trước Tết, hầu hết các Trung tâm thương mại, siêu thị đã mở cửa phục vụ đến hết sáng ngày 09/02/2024 – nhằm 30/12 âm lịch (hoạt động đến hết 12h00: MM Market, BigC, Coopmart, Winmart; hoạt động đến 14h30: Lotte); các chợ truyền thống hầu hết hoạt động đến chiều tối ngày 30/12 âm lịch, một số hệ thống cửa hàng tiện lợi như Circle K, GS 25, Family Mart hoạt động 24/24; các cửa hàng tiện lợi như Winmart+ hoạt động đến hết 12h30 ngày 30/12 âm lịch, Bách Hoá Xanh hoạt động đến hết 29/12 âm lịch.

- Nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm trong Tết của người dân, một số trung tâm thương mại, siêu thị đã mở cửa phục vụ từ ngày 11/02/2024 (Mùng 2 Tết) như: Siêu thị Lotte Mart Biên Hòa bắt đầu hoạt động lại bình thường 12h00 ngày Mùng 2 Tết; Chi nhánh Công ty TNHH MM MeGa Market Việt Nam tại Biên Hòa mở cửa hoạt động từ 08h00 -15h00 ngày Mùng 2 Tết và từ 07h00-20h00 ngày Mùng 3 Tết, từ Mùng 4 Tết hoạt động bình thường; các siêu thị BigC (GO!) mở cửa hoạt động từ 10h00-22h00 ngày Mùng 2 Tết và hoạt động lại bình thường từ Mùng 3 Tết; Siêu thị Coopmart hoạt động lại từ Mùng 4 Tết (Mùng 4, Mùng 5 mở cửa đến 12h00), từ Mùng 6 hoạt động lại bình thường; hệ thống cửa hàng tiện lợi như Circle K, GS 25, Family Mart hoạt động 24/24 và một số các cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ vẫn mở cửa hoạt động, cung cấp hàng hoá thiết yếu cho người dân trong trường hợp cần thiết. Tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, một số chợ đã bắt đầu hoạt động lại từ Mùng 2 Tết, chủ yếu đối với các gian hàng tươi sống thiết sống như thịt, cá, rau củ quả.  

Tuy nhiên, hầu hết người tiêu dùng đều đã mua sắm đủ cho nhu cầu từ những ngày trước Tết, do đó nhu cầu mua sắm của người dân chưa tăng, sức mua giảm 60 – 80% so với ngày thường, chủ yếu tập trung vào nhóm hàng tươi sống như thịt, cá, rau, củ, quả (Giá tại các chợ tăng khoảng 30 - 50% so với ngày thường do các hộ kinh doanh tại chợ ít điểm bán). Khách hàng đến các Trung tâm thương mại, siêu thị chủ yếu phục vụ mục đích vui chơi, giải trí (khu vui chơi, ăn uống, rạp chiếu phim…).

- Đối với giá dịch vụ đã tăng cao trong các ngày tết, giá tăng khoảng 30% so với ngày thường do các đơn vị cung ứng ít, chi phí nhân công cao.

6. Về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

Theo thông tin từ các Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thành phố và các Đội Quản lý thị trường, trong thời gian trước, trong và sau tết, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chưa phát hiện trường hợp đầu cơ, găm hàng, tăng giá và đưa tin thất thiệt. Hàng hóa Tết phong phú, đa dạng hàng hóa sản xuất tại Việt Nam chiếm trên 85% hàng hóa trên thị trường. Hầu hết các mặt hàng có giá tương đối ổn định, một số mặt hàng tiêu dùng nhiều trong dịp tết tuy có tăng trong thời gian cận Tết tại các chợ truyền thống (do nhu cầu mua sắm tăng) nhưng không đáng kể. Việc tăng cường nắm sát diễn biến hàng hóa giá cả thị trường cùng các điểm bán hàng bình ổn được triển khai đã góp phần làm cho giá cả thị trường trên địa bàn toàn tỉnh trước, trong và sau tết ổn định, không xảy ra hiện tượng thiếu hàng, sốt giá tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn tỉnh đón Tết an toàn, tiết kiệm.

- Công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, kiểm tra giá cả của ngành Công Thương, Tài chính, Ban chỉ đạo 389 được triển khai và phối hợp một cách đồng bộ. Tình hình gian lận thương mại, mua bán hàng cấm, hàng giả, hàng hết hạn sử dụng, hàng kém chất lượng, hàng không có nhãn, hàng vi phạm ATVSTP khi phát hiện đã được xử lý nghiêm theo pháp luật.

7. Công tác ATVSTP của ngành công thương: Sở Công Thương đã có văn bản triển khai đến các địa phương về công tác ATVSTP, qua nắm tình hình trước trong và sau tết các địa phương chưa xảy ra trường hợp nào về an toàn vệ sinh thực phẩm của ngành công thương.

 

 

8. Công tác cung cấp điện, quản lý hóa chất, đảm bảo an ninh trật tự

- Tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị đã được tuyên truyền và triển khai kịp thời các chỉ đạo nên trước trong và sau tết không có sự cố nào xảy ra.

- Tại trung tâm điều phối điện: Hệ thống lưới điện được vận hành liên tục, các vị trí giữ điện ưu tiên được cung cấp điện an toàn và liên tục.

- Lưới điện phân phối 22kV: Trong ngày 11/02/2024 (Mùng 2 Tết), xảy ra sự cố mất điện tại 02 phân đoạn. Các khu vực mất điện với diện hẹp, ngay sau khi sự cố xảy ra nhân viên vận hành của Điện lực đã tập trung huy động nhân lực, nhanh chóng nhận định và khôi phục điện lại với thời gian mất điện ngắn nhất, tái lập điện sớm nhất cho khách hàng.

9. Về công tác phối hợp

- Các trung tâm thương mại, siêu thị và Ban quản lý các chợ đã phối hợp cung cấp thông tin thị trường và giá cả hàng hóa kịp thời.

- Các địa phương và Cục Quản lý thị trường đã phối hợp báo cáo theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh.

 

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​