Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
Nhiệt liệt chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam và kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ”**** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
BOG-BOTT: Triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh về công tác phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (Kỳ 4)

Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 30/10/2023 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024;

Căn cứ Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 10/10/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu năm 2023 - 2024, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2024 và ứng phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

Căn cứ Công văn số 11695/UBND-KTN ngày 03/11/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 05/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay,

Sở Công Thương Đồng Nai đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 như sau:

I. Đối với UBND các huyện, thành phố

1. Triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung chỉ đạo tại Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 10/10/2023 của UBND tỉnh Đồng Nai; Công văn số 6380/SCT-TM ngày 23/10/2023 của Sở Công Thương; Công văn số 6513/SCT-TM ngày 30/10/2023 của Sở Công Thương.

2. Triển khai Chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu năm 2023 - 2024, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2024 và ứng phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh đến các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, đề nghị và tạo điều kiện các thành phần kinh tế tham gia chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường với hình thức: Vay vốn và không vay vốn ngân sách.

3. Kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán năm 2024 và ứng phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh

a) Rà soát, đánh giá lại nhu cầu và nguồn hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn những tháng cuối năm 2023, xây dựng kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đảm bảo nguồn hàng và cung ứng đầy đủ cho thị trường tết với chất lượng ổn định, giá cả phù hợp, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá, đầu cơ… gây tăng giá cục bộ trong dịp trước, trong và sau Tết, trường hợp thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương trong cung cấp thông tin thị trường, bố trí, kiểm tra các điểm bán hàng bình ổn giá, các điểm bán hàng lưu động và cung cấp thông tin về điểm bán hàng bình ổn, sẵn sàng tiếp nhận hàng hóa được điều động đến để can thiệp thị trường khi có biến động về giá hoặc khan hiếm hàng hóa.

b) Rà soát, báo cáo tình hình sản xuất lúa gạo tại địa phương, thông tin về sản lượng, chủng loại lúa gạo và dự kiến năng suất, sản lượng thu hoạch trên địa bàn; danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh lúa gạo lớn trên địa bàn; đánh giá nhu cầu, khả năng cung ứng lúa gạo trên địa bàn, thông tin gửi về Sở Công Thương trước ngày 20/11/2023, và thường xuyên cập nhật vào báo cáo tiến độ định kỳ (trước ngày 05 hàng tháng).

c) Theo dõi sát tình hình giá cả thị trường và diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại địa phương để kịp thời có biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật nhằm bình ổn thị trường, kiềm chế tốc độ tăng CPI của địa phương.

d) Chỉ đạo cho các Ban Quản lý, tổ quản lý chợ trên địa bàn thực hiện sắp xếp các quầy hàng hợp lý, thuận tiện cho nhu cầu mua sắm Tết của người tiêu dùng. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng khu vực tự sản, tự tiêu. Thực hiện tổng kiểm tra toàn diện công tác phòng cháy chữa cháy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến giáo dục kiến thức, pháp luật về phòng cháy chữa cháy, các biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn, cứu hộ… bằng nhiều hình thức để người dân biết và thực hiện.

e) Chỉ đạo các Ban Quản lý, tổ chức quản lý chợ phối hợp cơ quan thú y thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với sản phẩm động vật vào chợ theo đúng quy định.

g) Chỉ đạo các phường, xã, thị trấn trong việc bố trí các điểm, khu vực bán bánh, mứt, hoa quả, các mặt hàng phục vụ Tết và các điểm vui chơi giải trí, vận động doanh nghiệp, phối hợp tổ chức hội chợ, hội hoa xuân… đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho người dân mua sắm trong dịp Tết, đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh, phòng cháy chữa cháy. Giải tỏa các tụ điểm mua bán lấn chiếm lòng, lề đường; tổ chức cưỡng chế, ngăn cấm các hoạt động buôn bán tự phát trên các trục lộ giao thông, đặc biệt là trên các trục lộ giao thông chính.

h) Chủ động theo dõi diến biến thị trường kinh doanh xăng dầu trên địa bàn quản lý; phối hợp với các đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp trong công tác đảm bảo cung cầu xăng dầu trên thị trường; kịp thời phản ánh về Sở Công Thương trong trường hợp xảy ra biến động cung cầu xăng dầu bất thường trên thị trường.

o) Phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

k) Thông tin đầy đủ và kịp thời về thị trường, giá cả, các chính sách bình ổn thị trường, quản lý an toàn thực phẩm của nhà nước, thông tin các điểm bán hàng bình ổn và thực phẩm an toàn cho người dân địa phương; tuyên truyền sâu rộng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; tuyên truyền khuyến khích sử dụng xăng sinh học; kiểm soát thông tin thất thiệt có thể gây bất ổn thị trường.

l) Phối hợp Sở Công Thương và các đơn vị liên quan hướng dẫn các chợ dân sinh, các chợ đầu mối trên địa bàn, triển khai tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh để duy trì hoạt động của các chợ nhằm đảm bảo cung ứng, trao đổi hàng hoá, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm cho người dân dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

4. Tiếp tục tổng hợp danh sách các đơn vị tham gia chương trình Bình ổn giá (vay vốn và không vay vốn), các đơn vị cam kết dự trữ hàng hoá bình ổn thị trường theo biểu mẫu tại Phụ lục 1 đính kèm gửi Sở Công Thương tổng hợp, và cập nhật khi có thay đổi.

5. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương trước ngày 05 hàng tháng. Đối với nội dung phục vụ Tết Nguyên đán, báo cáo 04 đợt trước trong sau Tết theo chỉ đạo Bộ Công Thương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai (chi tiết nội dung các đợt báo cáo tại Mục IV Công văn này).

II. Đối với các sở, ngành

1. Công an tỉnh Sở Giao thông Vận tải

a) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan, theo dõi, giám sát về công tác bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ tại các nơi công cộng, khu dân cư, khu vui chơi, nơi tập trung đông người.

b) Phối hợp hỗ trợ, kịp thời tháo g khó khăn cho việc lưu thông hàng hoá thiết yếu theo Kế hoạch bình ổn giá, bình ổn thị trường của tỉnh, đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu, nhằm đảm bảo cho lưu thông hàng hoá thông suốt và kịp thời cung ứng cho thị trường dịp Tết Nguyên đán và trong thời gian thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp (nếu có).

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh, thời tiết, đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng thịt heo và các mặt hàng thực phẩm thiết yếu khác thuộc lĩnh vực ngành nông nghiệp quản lý, đề xuất phương án đảm bảo nguồn cung các mặt hàng nông sản thực phẩm thiết yếu nói chung và mặt hàng lúa gạo, thịt heo nói riêng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

b) Phối hợp với UBND các huyện, thành phố lựa chọn, giới thiệu các trang trại, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, đầu mối cung ứng sản phẩm nông nghiệp (nông sản, thuỷ hải sản…) an toàn trên địa bàn tham gia hệ thống bán hàng bình ổn, thông tin đầu mối liên hệ về Sở Công Thương để tổ chức kết nối. Vận động các doanh nghiệp chăn nuôi, sản xuất mặt hàng thịt heo đăng ký cam kết tham gia Chương trình Bình ổn giá cùng với tỉnh.

c) Quy hoạch tổng thể ngành chăn nuôi, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, khuyến khích tăng lượng heo giống để đảm bảo tái đàn ổn định.

d) Cung cấp thông tin về tình hình sản xuất lúa gạo, tổng đàn heo, gà và lượng tiêu thụ thông qua kiểm soát giết mổ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai về Sở Công Thương để kịp thời thông tin thị trường, ổn định giá cả.

3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên qaun tổ chức các Hội chợ Xuân, các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, tiết kiệm trên địa bàn trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024.

4. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn thông tin đầy đủ và kịp thời về thị trường, giá cả; các chính sách bình ổn giá, bình ổn thị trường; công tác quản lý an toàn thực phẩm của nhà nước; thông tin các điểm bán hàng bình ổn và thực phẩm an toàn cho người dân địa phương; tuyên truyền sâu rộng việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; kiểm soát các thông tin thất thiệt có thể gây bất ổn thị trường.

5. Cục Quản lý thị trường

a) Triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung chỉ đạo tại Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 10/10/2023 của UBND tỉnh Đồng Nai; Công văn số 6380/SCT-TM ngày 23/10/2023 của Sở Công Thương; Công văn số 6513/SCT-TM ngày 30/10/2023 của Sở Công Thương.

b) Xây dựng Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát đối với các lĩnh vực về giá, chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại, hàng hóa kém chất lượng, ATTP và công tác chấp hành các quy định pháp luật về sản xuất kinh doanh và lưu thông trên thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

c) Phối hợp với Sở Công Thương theo dõi tình hình biến động giá cả, hàng hóa trên thị trường, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về giá trên địa bàn, xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm, lợi dụng thời gian cao điểm để tăng giá trái pháp luật hoặc tăng giá dây chuyền khi yếu tố hình thành giá không có biến động lớn.

d) Tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả từ nay đến Tết Nguyên đán, trong đó cần chú trọng một số nhiệm vụ cụ thể: chủ động phối hợp với các ngành liên quan, BQL các chợ: tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau tết trong việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chú trọng kiểm tra xử lý việc buôn bán, vận chuyển các mặt hàng cấm như pháo các loại, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực, các mặt hàng thiết yếu và tiêu thụ nhiều như rượu ngoại, thuốc lá ngoại, bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo, thực phẩm các loại, nông sản, hoa quả, gia súc, gia cầm và các phụ phẩm gia súc, gia cầm; quần áo may sẵn; các mặt hàng phòng chống dịch… các mặt hàng xuất lậu cần chú trọng như xăng, dầu.

e) Kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm trong sản xuất chế biến và lưu thông, kiểm tra chất lượng và đo lường hàng hóa gắn với kiểm tra giá đã được đăng ký, niêm yết; khi phát hiện có dấu hiệu giá tăng bất thường kịp thời thông báo và phối hợp với Sở Tài chính để tiến hành xử lý hoặc vận dụng các giải pháp khắc phục phù hợp.

g) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp tạm dừng bán hàng không thông báo hoặc không kinh doanh theo thời gian bán hàng đã đăng ký; xử lý nghiêm hành vi vi phạm, đặc biệt là các hành vi đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá, các hành vi kinh doanh xăng dầu kém chất lượng.

h) Báo cáo thường xuyên tình hình kiểm tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm các nội dung nêu trên về UBND tỉnh, Sở Công Thương, hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu.

III. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; các trung tâm thương mại/siêu thị, các đơn vị tham gia bán hàng bình ổn giá, bình ổn thị trường

1. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; các trung tâm thương mại/siêu thị: Căn cứ nhu cầu tiêu dùng một số mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết tại Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 10/10/2023 của UBND tỉnh, xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị, đảm bảo được nguồn hàng cung cấp cho người tiêu dùng trong dịp Tết và báo cáo khối lượng hàng dự trữ, giá trị hàng hóa phục vụ Tết, ứng phó tình huống thiên tai, dịch bệnh (theo mẫu tại Phụ lục 2, 3 đính kèm Công văn này).

2. Đối với các doanh nghiệp đang cam kết tham gia chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường cùng với tỉnh: Công ty TNHH TMDV Siêu Thị Coopmart Biên Hòa, Chi nhánh Công ty TNHH MM MeGa Market Việt Nam tại Biên Hòa, Công ty TNHH TMDV Quốc tế BigC Đồng Nai - TTTM BigC Đồng Nai, Chi nhánh Công ty Cổ phần Espace Business Huế tại Đồng Nai (TTTM BigC Tân Hiệp), Siêu thị Winmart Biên Hòa, Winmart Long Thành, Siêu thị Lotte Mart Biên Hòa, Siêu thị Hoàng Đức – Chi nhánh Công ty Cổ phần Hoàng Đức, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP - Chi nhánh 2 tại Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Hương Vĩnh Cửu, Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Bình Minh, Công ty Cổ phần Bibica, Công ty Cổ phần Sài Gòn Lương thực, Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Đồng Nai (D&F), Công ty TNHH Thực phẩm sạch Bát Giới, Công ty Cổ phần Con Cưng, Công ty TNHH TMDV Phần mềm Sắc Màu, Công ty Cổ phần Hữu hạn Vedan, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Biên Hòađảm bảo nguồn hàng đã đăng ký với Sở Công Thương để sẵn sàng cung ứng cho thị trường khi có biến động về tăng giá, khan hiếm hàng hóa. Nếu đơn vị có khả năng tăng lượng hàng cam kết bình ổn, đề nghị đăng ký lại theo mẫu (theo mẫu tại Phụ lục 2, 3 đính kèm Công văn này).

3. Đối với các doanh nghiệp chưa cam kết tham gia chương trình Bình ổn giá, bình ổn thị trường cùng với tỉnh: Căn cứ nhu cầu tiêu dùng một số mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết tại Kế hoạch 240/KH-UBND ngày 10/10/2023 của UBND tỉnh Đồng Nai, đăng ký cam kết tham gia Chương trình Bình ổn giá, bình ổn thị trường cùng với tỉnh theo mẫu (theo mẫu tại Phụ lục 2, 3 đính kèm Công văn này).

4. Đối với các hợp tác xã và các đơn vị đang tham gia bán hàng bình ổn giá đã được địa phương thẩm định vay vốn thực hiện chương trình

a) Đảm bảo nguồn hàng dự trữ phục vụ công tác bình ổn giá theo kế hoạch đã được duyệt, sắp xếp các mặt hàng bình ổn giá theo quy định và niêm yết giá bán đã được Sở Tài chính phê duyệt. Tổ chức các chuyến bán hàng lưu động đúng theo lịch đã phê duyệt và đảm bảo phục vụ đúng các đối tượng như: nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

b) Đồng thời, đề nghị các đơn vị thực hiện tổng kiểm tra toàn diện công tác phòng cháy chữa cháy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến giáo dục kiến thức, pháp luật về phòng cháy chữa cháy, các biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn, cứu hộ… bằng nhiều hình thức để mọi người biết và thực hiện.

5. Hiệp hội Dầu khí Đồng Nai: Triển khai, tuyên truyền đến các hội viên về việc chủ động bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; nghiêm túc thực hiện các quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014, Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND ngày 30/11/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

6. Các Thương nhân phân phối/Tổng đại lý xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

a) Bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; cung ứng đủ, liên tục nguồn hàng xăng dầu cho các đơn vị tiêu thụ trong hệ thống, đặc biệt là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, tình huống thiên tai, dịch bệnh. Rà soát, thống kê khả năng cung cấp xăng dầu, theo biểu mẫu tại Phụ lục 2, gửi báo báo cáo về Sở Công Thương trước ngày 30/11/2023 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công Thương.

b) Triển khai thực hiện nghiêm túc việc đăng ký thời gian bán hàng, thông báo tạm dừng bán hàng trong quá trình tổ chức kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND ngày 30/11/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Quy định thời gian bàn hàng, các trường hợp dừng bán hàng, quy trình thông báo trước khi dừng bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (việc dừng bán hàng phải có văn bản thông báo và được sự chấp thuận của Sở Công Thương).

c) Theo dõi sát diễn biến nguồn hàng, trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Công Thương để báo cáo Bộ Công Thương có phương án xử lý kịp thời, đảm bảo cung cầu xăng dầu trên thị trường, đặc biệt là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, thiên tai, dịch bệnh.

IV. Chế độ báo cáo

Đề nghị các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện theo nội dung các đợt và gửi về Sở Công Thương, số 02 Nguyễn Văn Trị, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, đồng gửi file mềm báo cáo về địa chỉ email nhuthuy0702@gmail.com, điện thoại: 02513.822.216 (gặp Thuỳ) hoặc di động/Zalo 0935.323.399, để tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cụ thể:

1. Đối với UBND các huyện, thành phố, các sở, ngành: Báo cáo công tác phục vụ Tết theo các đợt như sau:

a) Đợt 1: Báo cáo kế hoạch chuẩn bị Tết và kế hoạch triển khai các Chỉ thị trước ngày 11/12/2023 (nhằm 30 tháng 11 âm lịch Quý Mão 2023);

b) Đợt 2: Báo cáo tình hình triển khai các nhiệm vụ được giao và tình hình thị trường cung cầu, giá cả hàng hóa tại địa phương dịp cuối năm trước ngày 20/01/2024 (nhằm 10 tháng Chạp năm Quý Mão 2023);

c) Đợt 3: Báo cáo tình hình thị trường, cung cầu giá cả hàng hóa tại địa phương dịp sát Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trước ngày 02/02/2024 (nhằm ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão 2023);

d) Đợt 4: Báo cáo kết quả phục vụ Tết trước ngày 12/02/2024 (nhằm mùng 3 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024).

2. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; các trung tâm thương mại, siêu thị: Báo cáo kế hoạch chuẩn bị hàng hóa và triển khai nhiệm vụ, cụ thể:

a) Đợt 1: Báo cáo về kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa cho thị trường trong nước dịp cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, trong đó nêu rõ lượng hàng dự trữ phục vụ Tết và lượng hàng cam kết tham gia bình ổn giá (theo các mẫu đính kèm) trước ngày 30/11/2023.

b) Đợt 2: Cập nhật số liệu hàng hóa dự trữ cung ứng cho thị trường trước trong và sau tết, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị trước ngày 20/01/2024 (nhằm 10 tháng Chạp năm Quý Mão 2023).

b) Đợt 3: Báo cáo kết quả phục vụ Tết, trước ngày 12/02/2024 (nhằm mùng 3 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024).

Ghi chú: Ngoài những đợt báo cáo như trên, đề nghị các sở, ngành, địa phương, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh… quan tâm phối hợp, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

07.11.23-Triển khai Chỉ thị BCT-UBND phục vụ tết 2024.pdf07.11.23-Triển khai Chỉ thị BCT-UBND phục vụ tết 2024.pdf


Chỉ thị BCT phục vụ Tết.pdfChỉ thị BCT phục vụ Tết.pdf

07.11.23-Phụ lục 1-Gửi UBND huyện-TP.xlsx07.11.23-Phụ lục 1-Gửi UBND huyện-TP.xlsx

07.11.23-Phụ lục 2-Gửi-Doanh nghiệp.xlsx07.11.23-Phụ lục 2-Gửi-Doanh nghiệp.xlsx

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​