Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
Nhiệt liệt chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam và kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ”**** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
Sở Công Thương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 19/02/2024 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án giảm thiểu khí carbon trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

​Ngày 24/6/2024,Sở Công Thương ban hành Kế hoạch số 3303/KH-SCT triển khai thực hiện Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 19/02/2024 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án giảm thiểu khí carbon trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung cụ thể như sau:

Đính kèm Kế hoạch số 3303/KH-SCT ngày 24/6/2024

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 19/02/2024 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án giảm thiểu khí carbon trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 


Căn cứ Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26;

Căn cứ Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH giai đoạn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan ngành giao thông vận tải;

Căn cứ Kế hoạch 7730/KH-UBND ngày 06/07/2021 của UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 – 2030;

Căn cứ Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 19/02/2024 của UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt Đề án giảm thiểu khí carbon trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Sở Công Thương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án giảm thiểu khí carbon trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn đến năm 2030, như sau:

I. MỤC TIÊU THỰC HIỆN

1. Mục tiêu chung

- Hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia xu thế toàn cầu phát triển các-bon thấp, huy động nguồn lực, đi mới công nghệ để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, đóng góp vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

- Xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của ngành công thương ứng phó vi biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng nhm thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bng “0” vào năm 2050.

- Khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng; chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch; đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia. Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng.

- Nghiên cứu, tham mưu phát triển các dự án năng lượng mới không phát thải như sản xuất nhiên liệu hydro xanh, amonia xanh... phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển công nghệ lưu trữ năng lượng gồm pin tích năng, thủy điện tích năng, trữ nhiệt và lưới điện thông minh, bảo đảm độ ổn định và tích hợp năng lượng tái tạo trong hệ thống điện với tỷ lệ cao.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức năng lượng quốc tế triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hoạt động đổi mới sáng tạo phát triển các-bon thấp. Tiếp thu học tập kinh nghiệm, mô hình, thực tiễn tốt về thực hiện các cam kết tại COP26 ở quốc tế, các sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, chuyển đổi công nghiệp, năng lượng phục vụ chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng phát thải thấp, kinh tế tuần hoàn.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng về phát thải khí nhà kính trong ngành công thương trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp của ngành công thương thực hiện giảm thiểu khí các-bon của tỉnh góp phần thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của cả nước theo Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thu thập dữ liệu về vấn đề sử dụng năng lượng, sử dụng nhiên liệu trên địa bàn, kho chứa sản phẩm dầu khí, nhiên liệu, tình hình phát triển các Khu Công nghiệp, Cụm công nghiệp.

- Triển khai thực hiện chuyển đổi năng lượng, sử dụng năng lượng sạch, các khu công nghiệp giảm phát thải, hoặc dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng năng lượng, logistics, các dự án quản lý bởi ngành Công Thương.

- Đến năm 2030, tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối chiếm ít nhất 33% tổng sản lượng điện phát; giảm tỷ trọng các nguồn nhiên liệu hóa thạch.

- Toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2030 tối thiểu tiết kiệm được 2,1% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm. Nâng cao chất lượng lưới điện phân phối, duy trì mức giảm tổn thất điện năng dưới 3% hàng năm, nâng cao hiệu quả sử dụng điện tiến tới xây dựng lưới điện thông minh.

- Thực hiện định mức tiêu hao năng lượng bình quân theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương cho các ngành/phân ngành công nghiệp sau: Thép; Sản xuất nhựa; Xi măng; Dệt may; Rượu, bia và nước giải khát; Giấy; Sản xuất đường mía,…

- Triển khai thực hiện các dự án liên quan chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn (sử dụng tiết kiệm năng lượng, sử dụng nhiệt tuần hoàn).

- Triển khai, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia cơ chế trao đổi bù trừ tín chỉ các-bon, thị trường giao dịch tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Điều tra, thống kê mức phát thải khí nhà kính trong các ngành công nghiệp trọng điểm và đề xuất biện pháp giảm thiểu, ứng phó trên địa bản tỉnh

- Thu thập thông tin, số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê phát thải khí nhà kính của các ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

- Lựa chọn hệ số phát thải và thực hiện kiểm kê mức phát thải khí nhà kính trong các ngành công nghiệp trọng điểm và đề xuất biện pháp giảm thiểu, ứng phó trên địa bản tỉnh.

- Đề xuất các giải pháp để từng bước giảm mức phát thải khí nhà kính theo từng ngành công nghiệp và toàn ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh.

2. Hỗ trợ kỹ thuật đối với các hoạt động sản xuất, chế tạo, cải tạo, chuyển đổi thị trường phương tiện, trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất, công trình xây dựng, chiếu sáng công cộng, tiết kiệm năng lượng trong hộ gia đình...

- Hỗ trợ cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng cho các doanh nghiệp trong các ngành trọng điểm sử dụng nhiều năng lượng trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn phương pháp đánh giá định mức tiêu hao năng lượng và hiệu quả sử dụng năng lượng cho các doanh nghiệp thuộc cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

3. Tăng cường năng lực về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Sản xuất tiêu dùng bền vững

Hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất công nghiệp trọng điểm áp dụng mô hình quản lý năng lượng, mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, áp dụng kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh, thí điểm xây dựng mô hình cụm công nghiệp sinh thái và mô hình cộng sinh trong công nghiệp.

4. Nâng cao năng lực, tăng cường giáo dục và lối sống bền vững

- Đa dạng hóa hoạt động tuyên truyền về giảm phát thải khí nhà kính, về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Khai thác tối đa tiềm năng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện trong các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo ngắn hạn; chương trình trực tuyến về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, về sản xuất và tiêu dùng bền vững; các khóa đào tạo về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất - tiêu dùng bền vững, nhãn sinh thái và thiết kế bền vững, về tiếp cận và phát triển thị trường bền vững.

5. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối trong tổng sản lượng điện phát; giảm tỷ trọng các nguồn nhiên liệu hóa thạch

- Đẩy mạnh phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu phù hợp với khả năng hấp thụ của hệ thống, khả năng giải tỏa công suất của lưới điện, giá thành điện năng và chi phí truyền tải hợp lý, tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng lưới điện hiện có. Ưu tiên, khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản tự tiêu phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia.

- Ưu tiên, khuyến khích phát triển các loại hình điện sinh khối, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng phụ phẩm nông, lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng và xử lý môi trường.

- Khai thác tối đa tiềm năng các nguồn thủy điện trên cơ sở bảo đảm môi trường, bảo vệ rừng, an ninh nguồn nước. Nghiên cứu mở rộng có chọn lọc các nhà máy thủy điện hiện có để dự phòng công suất.

- Thúc đẩy sử dụng các dạng năng lượng tái tạo bao gồm nhiên liệu sinh học, hydrogen, amoniac và các nhiên liệu tổng hợp có nguồn gốc từ hydro trong các ngành công nghiệp thép xanh, hóa chất, xi măng, tòa nhà dân dụng và thương mại khi giá thành hợp lý.

- Nghiên cứu triển khai thí điểm sử dụng cơ sở hạ tầng hiện hữu của ngành năng lượng trên địa bàn phục vụ tồn trữ, vận chuyển và phân phối năng lượng hydrogen phù hợp với khả năng đảm bảo an toàn của hệ thống và giá thành hợp lý.

- Nghiên cứu, triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật (trạm sạc xe điện, hệ thống lưới điện phân phối, các dự án nguồn điện,…) nhằm đẩy mạnh ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng xanh trên địa bàn.

6. Thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trong ngành công thương trên địa bàn tỉnh

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống rác thải nhựa, hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy trong các chương trình phổ biến pháp luật tại các trung tâm thương mại, siêu thị, của hàng tiện lợi, chợ truyền thống.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về việc bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm đối với các trung tâm thương mại, siêu thị, của hàng tiện lợi, chợ truyền thống cung cấp miễn phí túi nilon khó phân hủy cho người tiêu dùng.

- Thực hiện tổng kết tuyên dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt phong trào “Chống rác thải nhựa” hoặc có sáng kiến, mô hình hay về giảm thiểu rác thải nhựa trong hoạt động của đơn vị.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về truyền thông nâng cao nhận thức

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực công thương quản lý.

- Phổ biến các cơ sở dữ liệu, thông tin điện tử về áp dụng mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.

2. Giải pháp huy động các nguồn lực hỗ trợ và ưu đãi

Tăng cường áp dụng đa dạng hình thức, áp dụng tối đa các cơ chế chính sách hiện hành của Đảng, Nhà nước, huy động các nguồn lực để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển và đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến.

3. Giải pháp về khoa học công nghệ

Khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ vào sản xuất. Ưu tiên hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bao gồm: Ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu suất năng lượng trong các ngành công nghiệp; Ứng dụng giải pháp công nghệ mới, thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất cao, cải tiến, đổi mới, nâng cấp thiết bị sử dụng năng lượng; Ứng dụng các mô hình sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.

4. Giải pháp về đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực

- Tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu về công tác quản lý, nhận thức và năng lực áp dụng cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, hướng dẫn các cơ sở sản xuất thực hiện, áp dụng mô hình về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững.

- Tổ chức các đoàn công tác tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước về thực hiện giảm thiểu phát thải khí các – bon.

- Cử các cán bộ phụ trách chuyên môn tham gia các lớp tập huấn, đào tạo do các Bộ, ngành và các tổ chức quốc tế tổ chức.

5. Giải pháp tổ chức quản lý và cơ chế chính sách

- Kịp thời tham mưu cơ chế, chính sách do Đảng, Nhà nước ban hành nhằm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương thuộc lĩnh vực ngành công thương quản lý trên địa bàn tỉnh.

- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến người dân, doanh nghiệp.

6. Giải pháp về công tác thi đua khen thưởng

Kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh khen thưởng các cá nhân, tổ chức, đơn vị có thành tích trong hoạt động áp dụng mô hình về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững, phong trào “Chống rác thải nhựa” trong ngành công thương trên địa bàn tỉnh.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, nguồn xã hội hóa, nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Kỹ thuật và Quản lý năng lượng

- Chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị thuộc Sở và các đơn vị có liên quan căn cứ theo tình hình thực tế hàng năm, từng giai đoạn lập Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này. Định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công Thương kết quả thực hiện.

- Chủ trì thực hiện điều tra, thống kê mức phát thải khí nhà kính trong các ngành công nghiệp trọng điểm và đề xuất biện pháp giảm thiểu, ứng phó trên địa bản tỉnh

 - Hỗ trợ cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng cho các doanh nghiệp trong các ngành trọng điểm sử dụng nhiều năng lượng trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn đánh giá định mức tiêu hao năng lượng và hiệu quả sử dụng năng lượng cho các doanh nghiệp thuộc cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh công nghiệp trọng điểm áp dụng mô hình quản lý năng lượng, mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, áp dụng kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

- Tuyên truyền về giảm phát thải khí nhà kính, về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Khai thác tối đa tiềm năng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện trong các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo ngắn hạn; chương trình trực tuyến về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, về sản xuất và tiêu dùng bền vững; các khóa đào tạo về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất - tiêu dùng bền vững, nhãn sinh thái và thiết kế bền vững, về tiếp cận và phát triển thị trường bền vững.

- Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu phù hợp với khả năng hấp thụ của hệ thống, khả năng giải tỏa công suất của lưới điện, giá thành điện năng và chi phí truyền tải hợp lý, tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng lưới điện hiện có. Ưu tiên, khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản tự tiêu phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia.

- Phát triển các loại hình điện sinh khối, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng phụ phẩm nông, lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng và xử lý môi trường.

- Thúc đẩy sử dụng các dạng năng lượng tái tạo bao gồm nhiên liệu sinh học, hydrogen, amoniac và các nhiên liệu tổng hợp có nguồn gốc từ hydro trong các ngành công nghiệp thép xanh, hóa chất, xi măng, tòa nhà dân dụng và thương mại khi giá thành hợp lý.

- Triển khai thí điểm sử dụng cơ sở hạ tầng hiện hữu của ngành năng lượng trên địa bàn phục vụ tồn trữ, vận chuyển và phân phối năng lượng hydrogen phù hợp với khả năng đảm bảo an toàn của hệ thống và giá thành hợp lý.

- Nghiên cứu, triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật (trạm sạc xe điện, hệ thống lưới điện phân phối, các dự án nguồn điện,…) nhằm đẩy mạnh ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng xanh trên địa bàn.

- Lựa chọn, đề xuất các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn, báo cáo, tham mưu đề xuất UBND tỉnh khen thưởng theo quy định.

2. Phòng Quản lý thương mại

- Phối hợp cung cấp dữ liệu về tình hình sử dụng và phát triển khu dự trữ xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống rác thải nhựa, hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy trong các chương trình phổ biến pháp luật tại các trung tâm thương mại, siêu thị, của hàng tiện lợi, chợ truyền thống.

- Đề xuất, phối hợp thực hiện tổng kết tuyên dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt phong trào “Chống rác thải nhựa” hoặc có sáng kiến, mô hình hay về giảm thiểu rác thải nhựa trong hoạt động của đơn vị.

3. Phòng Quản lý công nghiệp

- Phối hợp cung cấp dữ liệu về tình hình phát triển các Khu Công nghiệp, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai thí điểm xây dựng mô hình cụm công nghiệp sinh thái và mô hình cộng sinh trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

4. Phòng Kế hoạch – Tài chính – Tổng hợp

Cân đối nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch này; Theo dõi, phối hợp, hướng dẫn các phòng, đơn vị thuộc Sở sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật.

5. Thanh tra Sở

Chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị thuộc Sở thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh.

6. Văn phòng Sở và 02 Trung tâm thuộc Sở

- Phổ biến, quán triệt việc thực hiện tiết kiệm điện tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị; Giám sát chặt chẽ thời gian bật, tắt đèn chiếu sáng và sử dụng thiết bị góp phần đạt mục tiêu tiết kiệm tối thiểu 5,0% tổng lượng điện năng tiêu thụ trong Trụ sở khối nhà nước

- Phối hợp hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng chỉ số hiệu quả năng lượng, ứng dụng các trang thiết bị có hiệu suất cao, công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng trong quản lý, vận hành đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

- Phối hợp, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, chính sách, quy định pháp luật về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Sản xuất và tiêu dùng bền vững, tiết kiệm điện đến cá nhân, hộ gia đình, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.  

VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Trước 01 tháng 11 hàng năm, các phòng, đơn vị thuộc Sở báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

Giao Phòng Kỹ thuật và Quản lý năng lương chủ trì, đôn đốc các phòng, đơn vị thuộc Sở thực hiện Kế hoạch này và thực hiện chế độ tổng hợp, tham mưu báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 19/02/2024 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án giảm thiểu khí carbon trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Sở Công Thương đề nghị Trưởng các Phòng, đơn vị thuộc Sở và các đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​