Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4 VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5 **** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
AMATA City Biên Hòa: Mô hình khu công nghiệp sinh thái tiêu biểu

Khu công nghiệp (KCN) AMATA có diện tích 513 ha được thành lập vào năm 1994 tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Hiện tại, KCN AMATA đã thu hút 168 doanh nghiệp, trong đó có 152 doanh nghiệp FDI đến từ 15 quốc gia khác nhau trên thế giới, tạo ra việc làm cho hơn 55.000 công nhân - người lao động.

Ảnh: Đoàn đại biểu KCN sinh thái đến thăm và làm việc tại Amata City Biên Hòa - KCN Amata Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
 
Đoàn đại biểu KCN sinh thái đến thăm và làm việc tại AMATA City Biên Hòa - KCN Amata Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Kể từ khi được chọn tham gia vào chương trình thí điểm KCN sinh thái từ hơn 300 KCN Việt Nam vào năm 2020, AMATA đã trải qua hành trình chuyển đổi đáng chú ý trong ba năm. Thông qua các nghiên cứu và thực hiện chuyên sâu, AMATA đã đạt được mức cải thiện cao theo yêu cầu khung quốc tế về KCN sinh thái. Cụ thể, khi bắt đầu vào năm 2020, AMATA chỉ đạt 41% bộ chỉ số về KCN sinh thái. Sau 3 năm nỗ lực, đến tháng 1 năm 2024, AMATA tự hào đạt được 86% điểm, theo đánh giá của ban quản lý dự án của Bộ Kế hoạch và đầu tư, UNIDO và các chuyên gia dự án. Sự cải thiện đáng kể này nhấn mạnh cam kết phát triển bền vững của AMATA Biên Hòa hướng tới. Với các sáng kiến hiện tại và sắp tới, mục tiêu trong tương lai của AMATA là đạt 97%.

Để đạt được mục tiêu, AMATA và các nhà máy trong KCN tập trung vào các chủ đề có điểm số thấp: Quản lý KCN, Hiệu suất môi trường và Kinh tế. AMATA có thể cải thiện điểm số bằng cách: (1) Tiết kiệm nước và năng lượng – sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng, tuần hoàn tái sử dụng nước thải trong nội bộ nhà máy, lắp đặt tấm pin mặt trời; (2) Giảm nhẹ biến đổi khí hậu – sử dụng năng lượng tái tạo, tái sử vật liệu phế phẩm; (3) Cải thiện hệ thống quản lý xã hội – đào tạo nhân viên, hỗ trợ cộng đồng địa Phương và (4) Hỗ trợ kỹ thuật và chính sách.

AMATA City Biên Hòa - Mô hình KCN sinh thái tiêu biểu 
AMATA City Biên Hòa - Mô hình KCN sinh thái tiêu biểu

Với sự hỗ trợ kỹ thuật của GEIPP Việt Nam, KCN AMATA thực hiện các giải pháp Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP). Theo đó, dự án RECP đã đánh giá 18 nhà máy trong KCN, và đưa ra 159 cơ hội RECP liên quan đến tiết kiệm điện, nhiên liệu hóa thạch và nước. Tuy mới triển khai 60 cơ hội RECP (38%) đã tiết kiệm 6.600 triệu VND/năm, giảm 1.871.000 kWh điện, 5.6 tấn LPG, 1.588 tấn CO2, 27.817 m³ nước, nếu áp dụng toàn bột các giải pháp RECP tổng mức tiết kiệm tiềm năng là 79,2 tỷ /năm và giảm phát thải khí nhà kính tiềm năng 36.256 tấn CO2 tương đương/năm.

KCN AMATA cũng được hỗ trợ phát triển cộng sinh công nghiệp và cộng sinh công nghiệp - đô thị. Tuy nhiên, việc thực hiện các cơ hội này gặp nhiều rào cản pháp lý. Hiện nay, KCN đang hợp tác với ban quản lý dự án và các cơ quan chính phủ để giải quyết các thách thức này. Đẩy mạnh việc triển khai mô hình KCNST, ngày 11-4-2024, AMATA City Biên Hòa vinh dự đón tiếp chuyến thăm của Bộ Kế hoạch và đầu tư, DIZA, UNIDO và lãnh đạo các KCN khác đến để học hỏi kinh nghiệm hoạt động thành công của AMATA và thu được những hiểu biết quý giá.

Đoàn đại biểu ghé thăm qua xưởng sản xuất của Công ty TNHH Saitex International Việt Nam tại KCN AMATA Biên Hòa 
Đoàn đại biểu ghé thăm qua xưởng sản xuất của Công ty TNHH Saitex International Việt Nam tại KCN AMATA Biên Hòa

Tiếp nối chuỗi hoạt động của dự án, ngày 12-4 đã diễn ra Hội thảo tổng kết dự án “Triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu từ nguồn viện trợ của Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO). Trưởng nhóm dự án của AMATA, ông Phạm Anh Tuấn (Giám đốc cấp cao Phòng Nước và môi trường), ông Nguyễn Hữu Nghị (Giám đốc cấp cao Phòng Công trường) và Bà Nguyễn Thị Hoàng Phước (Trưởng phòng Quản lý và CSKH), đã được công nhận vì những đóng góp xuất sắc vào sự thành công của dự án. Ngoài ra, chính AMATA City Biên Hòa cũng đã được Ban Quản lý dự án công nhận việc chuyển đổi KCN sinh thái, cùng với 5 khách hàng quan trọng của AMATA: Fleming, Shiseido, Saitex, Brother và Toshiba.

AMATA City Biên Hòa - một trong 4 Công ty đầu tư phát triển hạ tầng KCN sinh thái đã được Ban Quản lý dự án công nhận vì những đóng góp xuất sắc vào sự thành công của dự án, cùng  với 5 khách hàng nhận bằng khen về việc chuyển đổi KCN sinh thái 
AMATA City Biên Hòa - một trong 4 Công ty đầu tư phát triển hạ tầng KCN sinh thái đã được Ban Quản lý dự án công nhận vì những đóng góp xuất sắc vào sự thành công của dự án, cùng với 5 khách hàng nhận bằng khen về việc chuyển đổi KCN sinh thái

KCN AMATA là mô hình KCN sinh thái tiêu biểu, minh chứng cho việc phát triển KCN hiệu quả, thân thiện môi trường tại Việt Nam. KCN AMATA hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển và đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước.

Nguồn: Baodongnai

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​