Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4 VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5 **** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
Ảnh hưởng của Chiến tranh Thương mại Trung - Mỹ đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đồng Nai
 
 

I. Diễn biến chiến tranh thương mại Trung – Mỹ

Bảng tóm tắt những mốc sự kiện chính trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Thời gian

Động thái của các bên

Mỹ

Trung Quốc

28/04/2017

USTR được ủy quyền điều tra việc áp thuế nhập khẩu nhôm/thép từ các nước trên thế giới, coi nó như mối nguy hại cho an ninh quốc gia

 

22/05/2017

Mỹ và Trung Quốc đồng thuận một thỏa thuận thương mại; theo đó, Trung Quốc mở rộng gia nhập thị trường nông nghiệp, năng lượng và tài chính cho doanh nghiệp Mỹ; đổi lại, Trung Quốc được phép xuất khẩu gia cầm nấu chín tới Mỹ.

18/08/2017

USTR khởi xướng điều tra các chính sách, điều luật và biện pháp của chính phủ Trung Quốc liên quan tới chuyển đổi công nghệ, sở hữu trí tuệ và sáng chế. 

 

07/02/2018

Mỹ áp thuế nhập khẩu lên các sản phẩm máy giặt và pin mặt trời. Tuy các sản phẩm này không nhập từ Trung Quốc, nhưng trong luận điểm của mình Mỹ đã chỉ hẳn việc Trung Quốc đang thống lĩnh nguồn cung toàn cầu là 1 trở ngại

 

22/03/2018

Tổng thống Trump ký một bản ghi nhớ, bao gồm:

- Đệ đơn kiện Trung Quốc lên WTO về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ;

- Hạn chế đầu tư ở những lĩnh vực công nghệ chính; và

- Áp thuế lên các sản phẩm từ Trung Quốc (máy móc và công nghệ ngành viễn thông, vũ trụ,...)

 

23/03/2018

Mỹ áp thuế nhập khẩu lên mặt hàng thép và nhôm từ phần lớn các quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc.

 

02/04/2018

 

Trung Quốc áp thuế nhập khẩu (15-25%) lên 128 hàng hóa (trị giá 3 tỷ đô)  từ Mỹ bao gồm hoa quả, rượu, ống thép, lợn, và nhôm tái chế, nhằm đáp trả lại thuế nhập khẩu Mỹ áp lên các sản phẩm thép và nhôm của Trung Quốc

03/04/2018

USTR công bố danh sách ban đầu gồm 1,334 mặt hàng từ Trung Quốc (trị giá 50 tỷ USD) sẽ bị áp thuế nhập khẩu 25% (danh sách có sửa đổi vào 15/6/2018), chủ yếu là các mặt hàng công nghệ cao, để bù đắp lại những thiệt hại do việc Trung Quốc ăn cắp bản quyền sở hữu trí tuệ gây ra.

 

04/04/2018

 

Trung Quốc phản đối danh sách của Mỹ, đồng thời đề xuất áp thuế nhập khẩu 25% lên 106 sản phẩm của Mỹ (trị giá 50 tỷ USD) bao gồm đậu nành, xe ô tô, các sản phẩm hóa học (danh sách có sửa đổi vào 16/6/2018)

05/04/2018

Tổng thống Trump tuyên bố sẽ xem xét áp dụng thêm thuế nhập khẩu lên 100 tỷ đô hàng hóa nhập từ Trung Quốc

Trung Quốc khiếu nại lên WTO về việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên thép và nhôm của nước này

16/04/2018

Phòng Thương mại Mỹ kết luận công ty ZTE của Trung Quốc đã vi phạm các thỏa thuận về việc cấm giao thương với Iran và Bắc Triều Tiên, qua đó công ty này bị cấm không được giao thương với doanh nghiệp Mỹ trong vòng 7 năm.

 

17/04/2018

 

Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế chống bán phá giá 178.6% lên hàng hóa Cao Lương nhập từ Mỹ

3-7/05/ 2018

Trung Quốc và Mỹ đối thoại tại Bắc Kinh không có kết quả. Mỹ yêu cầu cắt giảm 200 tỷ USD thâm hụt thương mại trong vòng 2 năm, trong khi Trung Quốc phản đối quyết định phạt ZTE và yêu cầu kết thúc điều tra chính phủ Trung Quốc.

10/05/2018

 

ZTE ngừng mọi hoạt động tại Mỹ.

17/05/2018

Mỹ và Trung Quốc bắt đầu đối thoại tại Washington

18/05/2018

 

Phòng Thương mại Trung Quốc tuyên bố ngừng áp thuế chống bán phá giá lên cao lương từ Mỹ tại vòng đối thoại

20/05/2018

Trung Quốc và Mỹ đồng ý tạm hoãn áp thuế nhập khẩu khi Trung Quốc đề xuất việc sẽ mua thêm rất nhiều hàng hóa nhập từ Mỹ

29/05/2018

Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận ngày 22/05, tiếp tục tiến hành kế hoạch áp thuế

 

04-05/06/ 2018

Trung Quốc và Mỹ tiến hành đối thoại 2 ngày tại Bắc Kinh

07/06/2018

Mỹ và ZTE đồng ý thỏa thuận cho phép ZTE phục hồi hoạt động một cách giới hạn tại Mỹ

 

15/06/2018

Mỹ công bố danh sách áp thuế cuối cùng. Danh sách 1 sẽ áp mức thuế 25% lên 818 sản phẩm trị giá 34 tỷ USD (giảm xuống từ 1,334 sản phẩm ban đầu) và chính thức có hiệu lực vào 6/7/2018. Danh sách 2 bao gồm 284 sản phẩm (trị giá 16 tỷ USD), vẫn đang trong tiến trình cân nhắc.

 

16/06/2018

 

Trung Quốc cũng thay đổi danh sách áp thuế (25% cho 106 sản phẩm). Danh sách 1 sẽ áp thuế 25% lên 545 sản phẩm (trị giá 34 tỷ USD), chính thức có hiệu lực vào 6/7/2018. Danh sách 2 bao gồm 114 sản phẩm (trị giá 16 tỷ USD)

06/07/2018

Mỹ chính thức áp dụng gói thuế nhập khẩu 25% lên 34 tỷ USD hàng từ Trung Quốc. 

Trung Quốc đáp trả bằng gói thuế quan 25% tương tự lên 34 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ

10/07/2018

Mỹ công bố Danh sách 3 dự kiến sẽ áp thuế 10% lên 6.000 sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc, trị giá 200 tỷ USD

 

02/08/2018

Mỹ cân nhắc áp thuế 25% thay vì mức 10% dự kiến lên 200 tỷ USD hàng từ Trung Quốc trong Danh sách 3.

Bộ Thương mại Mỹ cũng thêm 44 mặt hàng Trung Quốc vào danh sách kiểm soát xuất khẩu, coi chúng là "nguy cơ nghiêm trọng" đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.

 

03/08/2018

 

Đáp trả lại Danh sách 3 của Mỹ, Trung Quốc cũng công bố Danh sách 3 của mình, dự kiến áp thuế bổ sung lên 5,207 mặt hàng từ Mỹ, trị giá 60 tỷ USD.

07/08/2018

Mỹ công bố bản Danh sách 2 cuối cùng, áp thuế 25% (thay vì 10% như dự tính) lên 279 mặt hàng từ Trung Quốc, trị giá khoảng 16 tỷ USD (bỏ bớt 5 mặt hàng so với ban đầu)

Đáp lại, Trung Quốc cũng công bố Danh sách 2 áp thuế 25% lên 16 tỷ USD hàng từ Mỹ, chính thức có hiệu lực vào 23/08/2018.

14/08/2018

 

Trung Quốc đệ đơn kiện Mỹ lên WTO về việc Mỹ áp thuế lên pin mặt trời, làm ảnh hưởng đến lợi ích thương mại của Trung Quốc.

22-23/08/ 2018

Đại diện phía Mỹ và Trung Quốc gặp gỡ và thảo luận lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh thương mại bắt đầu. Không có tiến triển gì đáng kể.

23/08/2018

Mỹ chính thức áp thuế nhập khẩu 25% lên 279 mặt hàng từ Trung Quốc (trị giá 16 tỷ USD)

Danh sách áp thuế trả đũa trị giá 16 tỷ USD của Trung Quốc nhằm vào 333 mặt hàng từ Mỹ có hiệu lực đồng thời với lệnh áp thuế của Mỹ

Cùng ngày, Trung Quốc cũng khiếu nại Mỹ lên WTO về việc áp thuế nhập khẩu theo Điều 301 lên 16 tỷ USD hàng từ Trung Quốc (theo Danh sách 2 của Mỹ)

06/09/2018

Kết thúc thời hạn lấy ý kiến dư luận cho đề xuất đánh thuế cho gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của chính quyền Trump

Trung Quốc tuyên bố sẽ trả đũa bằng cách áp thuế lên 60 tỷ đô hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

07/09/2018

Tổng thống Trump đe dọa sẽ đánh thuế thêm 267 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sau gói 200 tỷ USD nếu thấy cần thiết

 

12/09/2018

Mỹ chủ động đề xuất một cuộc đàm phán với Trung Quốc và người dẫn đầu sẽ là Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Mnuchin, trước khi gói áp thuế lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc chính thức có hiệu lực

 

17/09/2018

USTR công bố bản chính thức Danh sách 3 trị giá 200 tỷ USD, áp mức thuế 10% có hiệu lực từ 24/09/2018; sau đó tăng mức thuế lên 25% kể từ 1/1/2019.

 

18/09/2018

 

Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến hành gói áp thuế trả đũa trị giá 60 tỷ USD lên hàng từ Mỹ, sẽ có hiệu lực đồng thời với gói áp thuế 200 tỷ USD của Mỹ lên hàng Trung Quốc, vào 24/09/2018

22/09/2018

 

Trung Quốc hủy bỏ cuộc hẹn gặp với Mỹ để đàm phán về gói áp thuế trị giá 200 tỷ USD của Mỹ

24/09/2018

Mỹ chính thức áp thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng từ Trung Quốc, đưa tổng trị giá hàng Trung Quốc bị áp thuế lên tới 250 tỷ USD. Mức thuế này sẽ tăng lên 25% kể từ 1/1/2019

Trung Quốc chính thức áp thuế 5-10% lên 60 tỷ USD hàng từ Mỹ.

Trung Quốc phát hành "Sách Trắng", đề cập tới vị thế chính phủ trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung.

25/10/2018

Mỹ và Trung Quốc chính thức nối lại liên hệ, chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ bên lề Hội nghị G20

30/10/2018

Mỹ tuyên bố sẽ chuẩn bị công bố danh sách áp thuế lên tất cả những mặt hàng còn lại của Trung Quốc trị giá 257 tỷ USD vào đầu tháng 12/2018 nếu cuộc gặp bên lề G20 không đạt được tiến triển

 

02/12/2018​

Mỹ và Trung Quốc đạt được "thỏa thuận đình chiến thương mại",  nhất trí không áp đặt các biện pháp thuế quan mới trong vòng 90 ngày, cho tới ngày 1/3/2019; và hai bên sẽ đàm phán để đạt được thỏa thuận thương mại chung.

Mỹ sẽ hoãn lại kế hoạch tăng thuế trong Danh sách 3 từ 10% lên 25% dự kiến áp dụng vào 1/1/2019, và không áp thuế mới lên 267 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc. Đổi lại, Trung Quốc sẽ mua nhiều hàng hóa từ Mỹ hơn, đặc biệt là các mặt hàng nông nghiệp và năng lượng.

II. Ảnh hưởng của C​​hiến tranh thương mại Trung – Mỹ đối với các mặt hàng xuất  khẩu chủ lực của ​Đồng Nai​

Tỉnh Đồng Nai có 50 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn sang khoảng 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn và xuất siêu cao là giày dép; hàng dệt, may; xơ, sợi dệt; gỗ và sản phẩm gỗ và máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng.

Xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh ở các thị trường truyền thống, phát triển quy mô tại các thị trường tiềm năng, giảm thiểu sự phụ thuộc vào một số thị trường. Mỹ tiếp tục là thị trường chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất (chiếm khoảng 25,7% tổng kim ngạch). Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc với tỷ trọng xuất khẩu chiếm 10,6% tổng kim ngạch và thị trường Nhật Bản đứng thứ 3 và có tỷ trọng xuất khẩu chiếm 10,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Về thị trường nhập khẩu, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan vẫn là 3 thị trường nhập khẩu chính của tỉnh với tỷ trọng chiếm khoảng 47,52% tổng kim ngạch nhập khẩu (tỷ trọng nhập khẩu của thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 20,42%, thị trường Hàn Quốc có mức tỷ trọng chiếm khoảng 16% và thị trường Đài Loan có mức tỷ trọng chiếm khoảng 11,35% tổng kim ngạch nhập khẩu).

1. Ảnh hưởng tích cực

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đồng Nai được hưởng lợi khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ do:

- Dung lượng thị trường lớn, doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, giảm khâu trung gian, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- 85% doanh nghiệp xuất khẩu là các doanh nghiệp FDI có thị trường ổn định, đã thiết lập được chuỗi giá trị, các mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai chiếm tỷ trọng cao.

- Các mặt hàng chủ lực của Đồng Nai thuộc nhóm hàng mà Hoa Kỳ đánh thuế cao với Trung Quốc, do đó, hàng của Việt Nam nói chung và của Đồng Nai nói riêng có sức cạnh tranh so với hàng Trung Quốc.

+ Với nhóm hàng tiêu dùng, khoảng 27% tổng các mặt hàng Trung Quốc chịu áp thuế thuộc nhóm hàng này, trong đó có nhiều mặt hàng Đồng Nai đang xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ như hàng may mặc, giày dép, thủy sản và nông sản. Chiến tranh thương mại leo thang sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam mở rộng thị phần tại Hoa Kỳ.

+ Với đồ gỗ và trang trí nội thất, lĩnh vực bị áp thuế với quy mô khoảng 23 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc vào Hoa Kỳ bị ảnh hưởng toàn bộ. Các đơn hàng đồ gỗ, nội thất của Hoa Kỳ sẽ chuyển hướng sang các nước khác trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia…, tạo cơ hội mở rộng thị phần đồ gỗ, nội thất cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng.

+ Với máy móc, thiết bị xuất từ Việt Nam vào Mỹ còn khá khiêm tốn do đó mức độ và tác động của việc đánh thuế là không cao.

- Rất nhiều công ty Mỹ đang vận hành theo công thức “Trung Quốc cộng một”, chiến lược mà các doanh nghiệp thường tìm một quốc gia khác để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam là sự lựa chọn phổ biến bởi sự ổn định chính trị cũng như vị trí địa chính trị quan trọng.

- Các doanh nghiệp Mỹ đang gặp khó khăn khi kinh doanh tại Trung Quốc sẽ chuyển hướng sang Việt Nam. Hơn nữa, nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ sẽ giảm một cách tất yếu và điều này đồng nghĩa sẽ có khoảng trống, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam.

2. Thách thức, rủi ro

- Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế có độ mở thương mại hàng đầu khu vực. Nếu cuộc chiến thương mại leo thang, Mỹ sẽ áp đặt thêm một số biện pháp hạn chế với hàng trung Quố khiến một số hàng hóa cùng chủng loại của Việt Nam bị ảnh hưởng (như từng xảy ra với thép, nhôm).

- Khi bị Mỹ áp thuế, Trung Quốc có thể tìm cách “mượn đường” Việt Nam, “lách luật” để từ đó xuất khẩu vòng sang thị trường Mỹ. Do đó, Việt Nam và các nước châu Á có thể bị biến thành sân sâu của Trung Quốc. Kết quả là Việt Nam và các nước châu Á khác có nguy cơ nằm trong danh sách áp thuế của Mỹ trong tương lai.

- Khi Trung Quốc gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường Mỹ, Trung Quốc sẽ quay sang đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác trong đó có Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam sẽ càng phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc và gia tăng sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa từ hàng Trung Quốc. Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ nhập siêu trầm trọng hơn từ Trung Quốc. Thứ hai, khi các mặt hàng của Trung Quốc bị đánh thuế bổ sung chuyển hướng sang các thị trường khác, xuất khẩu của Việt Nam sang thế giới cũng có thể gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với hàng hóa của Trung Quốc trên các thị trường này.

- Trường hợp Trung Quốc không tìm được thị trường xuất khẩu thay thế Mỹ thì có thể một phần hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sẽ phải tiêu dùng nội địa và dẫn đến khó khăn cho hàng hóa của Việt Nam xuất vào Trung Quốc.

3. Giải pháp

- Thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh sản phẩm đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn mới.

- Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng…

- Thường xuyên cập nhật và xử lý thông tin về danh mục hàng hóa bị áp thuế cũng như diễn biến tỉ giá của đồng USD và Nhân dân tệ để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Nổ lực giảm chi phí cho các nhà xuất khẩu cũng như các doanh nghiệp sản xuất bằng cách cắt giảm tối đa các thủ tục và giấy phép, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng tìm kiếm thị trường.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.

 
 

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​