Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4 VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5 **** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
Ổn định tỷ giá, lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu (H)
 

Khách hàng tại Trung Đông ngừng mua hàng do ảnh hưởng của xung đột, tỷ giá biến động, hàng loạt chi chí đầu vào đồng loạt tăng cao trong khi khách hàng yêu cầu giảm giá bán… là những khó khăn được các doanh nghiệp nêu lên tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 với chủ đề "Gỡ khó về vốn và thị trường cho doanh nghiệp xuất khẩu" do báo Người Lao động tổ chức ngày 25/4.

Khó khăn bủa vây

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm G.C (GC Food) cho biết, do ảnh hưởng xung đột ở Trung Đông, các khách hàng của GC Food tại Trung Đông đang tạm dừng mua hàng do khó khăn trong vận chuyển, thanh toán, tiêu dùng giảm. Tuy vậy, GC Food vẫn giữ quan hệ với các khách hàng này để chờ thị trường hồi phục.

Tại các thị trường xuất khẩu khác của GC Food là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN…, ông Thứ cho biết, các khách hàng cũng gặp khó khăn do đồng nội tệ giảm giá so với USD. Do đó, khách hàng đề nghị GC Food giảm giá để bù đắp trượt giá. Để giữ thị trường, doanh nghiệp này đã phải giảm giá cho một số hợp đồng, trong khi chi phí đầu vào đăng tăng, khiến biên lợi nhuận sụt giảm, ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh.

Ông Trần Như Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công cũng cho biết, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp dệt may tuy có nhiều đơn hàng hơn nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt khi giá không tăng trong khi chi phí logistics tăng. DN phải chia sẻ chi phí vận chuyển hàng hóa với đối tác mua hàng dẫn đến lợi nhuận bị ảnh hưởng.

Chi phí tăng cũng là vấn đề lớn mà các doanh nghiệp thủy sản đang phải đối mặt. Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Việt Nam có lợi thế lớn là 70% nguyên liệu đến từ nuôi trồng, nhưng vẫn phụ thuộc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Do đó, tình hình tỷ giá biến động đang gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Giải pháp hỗ trợ của ngành ngân hàng

 

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú khẳng định, chính sách của NHNN vẫn luôn dành ưu tiên cho xuất khẩu. Những lĩnh vực như xuất khẩu cà phê đang được giá nên các ngân hàng phải ưu tiên cho vay; gói 30.000 tỷ đồng cho xuất khẩu thủy sản; xuất khẩu gỗ… cũng được NHNN phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp triển khai quyết liệt. Tương tự, NHNN cũng chỉ đạo đẩy mạnh cho vay kinh doanh lúa gạo cho khu vực lúa gạo vùng ĐBSCL và những lĩnh vực khác.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng nhấn mạnh, Ngân hàng Nhà nước chưa đặt vấn đề điều chỉnh lãi suất và đang khuyến khích các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay, nhất là ở các lĩnh vực ưu tiên.

Trước lo ngại giá USD sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, bà Mai Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, quan điểm xuyên suốt của NHNN về chính sách tiền tệ nói chung là hạn chế những biến động quá mức của VND, cho phép tỷ giá biến động linh hoạt để hỗ trợ hấp thu các cú sốc từ bên ngoài, hướng đến ổn định tâm lý, hỗ trợ cho kinh tế vĩ mô, đặc biệt là tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động thương mại, trong đó có xuất nhập khẩu.

Theo đó, NHNN đã triển khai rất nhiều giải pháp để ổn định được trường ngoại tệ, hạn chế áp lực gây mất giá VND, cân bằng, hài hòa giữa lãi suất và tỷ giá. Điều hành tỉ giá ổn định không có nghĩa là cố định mà linh hoạt, nhất là trong bối cảnh những yếu tố tác động bên ngoài khó lường, đặc biệt là lạm phát ở Mỹ khiến FED chưa có động thái rõ ràng về việc có giảm lãi suất hay không. Một số nước như Indonesia vừa tăng lãi suất điều hành… Tất cả những yếu tố trên đều được NHNN theo dõi sát sao.

Trong nước, bối cảnh thị trường cũng có những sức ép nhất định đến tỷ giá. Tỷ giá tăng hay giảm còn phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước, các yếu tố về địa chính trị, giá vàng… nên Ngân hàng Nhà nước sẽ vẫn tiếp tục mục tiêu xuyên suốt là chính sách tệ theo hướng nhằm kiểm soát lạm phát, động nền kinh tế vĩ mô. Đồng thời, điều hành tỷ giá trong đồng bộ chính sách tổng thể nhằm đạt mục tiêu chính sách tệ, trong đó tiếp tục góp phần hỗ trợ cho hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Về vấn đề tiếp cận vốn, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN đã chia sẻ nhiều giải pháp của NHNN nhằm giúp tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, DN. Cụ thể, về mặt cơ chế chính sách, NHNN đã ban hành đầy đủ các cái quy định liên quan đến hướng dẫn về nghiệp vụ cấp tín dụng và cho vay có hay không có tài sản bảo đảm là trên cơ sở là thỏa thuận, là sự linh hoạt. Theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng và trên cơ sở các quy định, rất nhiều ngân hàng đã xây dựng những chương trình tín dụng dành riêng cho doanh nghiệp SME, đặc biệt là chương trình cho vay không có tài sản bảo đảm.

Dù vậy, theo bà Giang, việc cho vay của tổ chức tín dụng phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Hiện nay, ngoài những quy định của Luật Tổ chức tín dụng còn có các thông tư hướng dẫn của NHNN, trong đó đặc biệt là những điều kiện quy định về khách hàng như phương án sử dụng vốn khả thi, có khả năng trả nợ…

Về căn cứ cơ sở pháp lý, bà Giang cho biết, NHNN đã ban hành và trao quyền tự chủ cho các tổ chức tín dụng. Với doanh nghiệp SME, ngoài những quy định như vừa chia sẻ, để tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho các doanh nghiệp này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định về các hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng ở địa phương.

“Đây là một chính sách rất quan trọng đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề thiếu tài sản bảo đảm, trên cơ sở bảo lãnh của các quỹ bảo lãnh tín dụng ở địa phương này, các ngân hàng sẽ xem xét, quyết định cho vay” - bà Giang cho biết.

Từ góc độ ngân hàng, ông Cao Thanh Phong, Phó Giám đốc phụ trách điều hành Trung tâm Phê duyệt tín dụng tại TPHCM, Ngân hàng Agribank cho biết, Agribank triển khai chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu với quy mô tín dụng 20.000 tỷ đồng. Lãi suất gói này thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm, cùng với đó là nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ…

Agribank cũng đã ban hành các quy chế mới về cho vay, bảo lãnh và các quy định khác liên quan đến hoạt động tín dụng theo hướng ngày càng đơn giản hóa thủ tục hồ sơ cấp tín dụng nhưng vẫn bảo đảm đúng quy định. Gần đây nhất, Agribank đã rà soát trong toàn hệ thống hồ sơ tín dụng nhằm tiếp tục hoàn chỉnh tinh giản, hồ sơ tín dụng. Tuy vậy, để tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn vay, doanh nghiệp cần minh bạch trong báo cáo tài chính, trung thực trong cung cấp thông tin tối thiểu theo quy định…/. <Hòa TM>



 

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​