Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4 VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5 **** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
Tóm tắt kết quả đạt được của ngành Công Thương Đồng Nai năm 2023

Năm 2023, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức từ tình hình kinh tế thế giới và trong nước. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ngành Công Thương Đồng Nai đã từng bước phục hồi, đạt mức tăng trưởng cao hơn cả nước nhưng vẫn thấp hơn so cùng kỳ và so mục tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, đây cũng được xem là điểm sáng trong bức tranh chung của tỉnh năm 2023 và những năm gần đây.

* Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch ngành Công Thương năm 2023:

- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2023 tăng 5,27% so cùng kỳ (cao hơn mức tăng 2,3% của cả nước; thấp hơn mục tiêu kế hoạch tăng 7,5-8% của tỉnh).

- Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ năm 2023 đạt 262,63 ngàn tỷ đồng, tăng 12,16% so cùng kỳ (cao hơn mức tăng 9,8% của cả nước và mục tiêu kế hoạch tăng 9 - 10% của tỉnh).

- Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2023 tăng 2,28% so với cùng kỳ (thấp hơn mức tăng bình quân 3,3% của năm 2022).

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt 21,62 tỷ USD, giảm 12,08% so cùng kỳ (cao hơn mức giảm 4,6% của cả nước; thấp hơn mục tiêu kế hoạch tăng 8-8,5% của tỉnh).

Các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 01 tỷ USD của tỉnh gồm giày dép; dệt may; sản phẩm gỗ; xơ sợi dệt; máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng; phương tiện vận tải đều giảm mạnh so cùng kỳ. Tập trung giảm ở cả một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, Nhật Bản.

Do xuất khẩu gặp khó khăn nên nhu cầu nhập khẩu các nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất giảm mạnh gồm các mặt hàng: bông; xơ, sợi dệt; vải các loại; chất dẻo nguyên liệu; gỗ và sản phẩm từ gỗ; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày; sắt thép các loại. Kim ngạch nhập khẩu năm 2023 đạt 15,7 tỷ USD, giảm 17,06% so cùng kỳ. Với con số xuất, nhập khẩu trên, năm 2023 toàn tỉnh xuất siêu 5,91 tỷ USD (bình quân mỗi tháng xuất siêu gần 500 triệu USD).

Như vậy, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức thì kết quả đạt được như trên là một nỗ lực, cố gắng lớn của toàn ngành, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp trong ngành. Trong đó, có những mặt tích cực, những điểm sáng đáng ghi nhận như:

- Sản xuất công nghiệp tuy đạt mức tăng trưởng thấp so mục tiêu nhưng vẫn có sự cải thiện, phục hồi tích cực qua từng quý và tăng cao hơn mức tăng chung của cả nước. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn giữ vai trò chủ đạo, then chốt.

- Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh tiếp tục vượt qua khó khăn, mức giảm đã có sự thu hẹp so với những tháng đầu năm 2023. Cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận mức xuất siêu cao.

- Khu vực kinh tế trong nước tiếp tục nỗ lực để duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng dần tỷ trọng trong giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

- Hàng hóa dồi dào, đảm bảo chất lượng, giả cả ổn định đã góp phần kích cầu tiêu dùng và thúc đẩy doanh thu thương mại duy trì tăng trưởng ở mức cao so cùng kỳ, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra và cao hơn mức tăng chung của cả nước. Các ngành du lịch, dịch vụ được phục hồi mạnh mẽ. Đồng thời, góp phần kiểm soát và kiềm chế lạm phát giá cả hàng hóa, dịch vụ của tỉnh trên địa bàn tỉnh.

* Kết quả thực hiện nhiệm vụ, chương trình công tác năm 2023:

Triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 08/12/2022 của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XI); Nghị quyết 37/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của HĐND tỉnh; Chương trình công tác của Bộ Công Thương và UBND tỉnh về các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội, trong năm 2023, ngành Công Thương đã tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Tham mưu trình HĐND, UBND tỉnh ban hành 20 văn bản là các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triễn ngành để làm cơ sở triển khai trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Trong đó có:

+ Nghị quyết về nội dung và mức chi thực hiện phát triển thương mại điện tử;

+ Quyết định Quy định thời gian bán hàng, các trường hợp dừng bán hàng, quy trình đăng ký, đăng ký thay đổi thời gian bán hàng và quy trình thông báo trước khi dừng bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

+ Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

+ Kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu năm 2023-2024, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2024 và ứng phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

+ Quyết định Quy định mức chi cụ thể cho các hoạt động khuyến công và công tác quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công tỉnh Đồng Nai;

+ Sửa đổi Quyết định số 33/2021/QĐ-UBND ngày 29/7/2021 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

+ Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính của ngành Công Thương.

Đây là những văn bản pháp lý quan trọng để Ngành Công Thương tiếp tục triển khai hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tham gia sản xuất, kinh doanh ngay từ đầu năm 2024.

- Phát triển hạ tầng thương mại:

+ Tham mưu UBND tỉnh chấp thuận chủ trương hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng mới/nâng cấp, cải tạo 05 chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2023.

+ Triển khai hướng dẫn các địa phương hỗ trợ Tổ chức quản lý chợ trong công tác tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm đạt chuẩn tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017.

+ Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp đầu tư phát triển thêm 01 siêu thị (Go! Nhơn Trạch), 17 cửa hàng tiện lợi kinh doanh theo chuỗi hệ thống như Bách Hóa Xanh, Winmart +, Co.op food…

+ Thêm 02 cửa hàng bán lẻ xăng dầu được doanh nghiệp đầu tư xây dựng mới tại TP.Biên Hòa và huyện Cẩm Mỹ.

- Phát triển thương mại điện tử:

+ Tiếp tục duy trì hoạt động của Sàn thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai, đến nay đã hỗ trợ 40 gian hàng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện kinh doanh trên Sàn với 300 sản phẩm, trong đó có 90 sản phẩm OCOP, và sản phẩm CNNT tiêu biểu.

+ Triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh. Đến nay: TP.Biên Hòa đã triển khai đến 217 tiểu thương tại 05 chợ; TP.Long Khánh đã triển khai đến 168 hộ kinh doanh trên tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai và tại 03 chợ; huyện Trảng Bom đã triển khai đến 70 hộ kinh doanh tại 04 chợ; huyện Vĩnh Cửu đã triển khai đến 234 hộ kinh doanh; huyện Cẩm Mỹ đã triển khai đến 220 hộ kinh doanh tại 09 chợ và 184 hộ kinh doanh TMDV...

- Bình ổn giá, bình ổn thị trường:

Tập trung triển khai kế hoạch số 234/KH-UBND ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh về thực hiện chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu năm 2022-2023, phục vụ tết Nguyên đán năm 202và ứng phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh. Kết quả đến nay như sau:

+ Có 13 điểm bán hàng bình ổn mặt hàng thiết yếu từ 07 đơn vị được vay hơn 3,6 tỷ đồng.

+ Có 114 điểm bán hàng bình ổn từ các đơn vị không vay vốn ngân sách (tăng 44 điểm so cùng kỳ)

+ Có 19 đơn vị là các siêu thị, công ty SXKD mặt hàng thiết yếu cam kết tham gia dự trữ hàng hoá với đầy đủ các mặt hàng thiết yếu để ứng cứu cho thị trường khi xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoá, tăng giá đột biến.

+ 07 đơn vị tham gia bán hàng lưu động (163 chuyến hàng) phục vụ vùng sâu, vùng xa trong dịp Tết Nguyên đán với chi phí hỗ trợ vận chuyển, nhân công và bao bì là 410 triệu đồng.

Công tác bình ổn thị trường đang tiếp tục được các địa phương tích cực phối hợp với Ngành Công Thương triển khai theo Kế hoạch đã xây dựng nhằm đảm bảo bình ổn giá, bình ổn thị trường trong dịp trước, trong và sau tết, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, đi lại của người dân trong tỉnh.

- Công tác kích cầu tiêu dùng, phát triển thị trường trong nước, triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam":

+ Năm 2023, Ngành Công Thương đã chỉ đạo và thực hiện in, treo 963 băng rôn tại các cơ sở thương mại nhằm tuyên truyền Tuần lễ Thương hiệu quốc gia; Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Tháng khuyến mại năm 2023; Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023​.

+ Tổ chức 09 chuyến hàng Việt về các khu công nghiệp và nhà máy; 02 phiên chợ công nhân; 04 phiên chợ hàng Việt về nông thôn.

+ Xây dựng 03 điểm bán hàng "Tự hào hàng Việt" tại xã Phước An - huyện Nhơn Trạch; xã Hàng Gòn - TP. Long Khánh; xã Thanh Sơn - huyện Định Quán và 02 "Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP" tại thị trấn Gia Ray và xã Xuân Tâm - huyện Xuân Lộc. Duy trì 01 "Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP" và 05 điểm bán hàng Việt trên địa bàn tỉnh.

+ Ký kết chương trình phối hợp giữa Sở Công Thương và Mặt trận Tổ quốc tỉnh về việc đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Hoạt động xúc tiến thương mại:

Trong năm, hoạt động xúc tiến thương mại của Ngành Công Thương đã triển khai đạt 106,3% kế hoạch đề ra. Trong đó:

+ Về phát triển thị trường nước ngoài: đã tổ chức gian hàng chung, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các đợt hội chợ tại Trung Quốc, Campuchia, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống Nhất, CHLB Đức và đã mở được 05 đại lý tại Trung Quốc, 03 đại lý tại Campuchia. Tổ chức Đoàn công tác đi xúc tiến thương mại tại Ấn Độ, có 06 biên bản ghi nhớ được ký kết giữa DN Đồng Nai và DN Ấn Độ. Sau đó, tại Hội nghị Giao thương giữa DN Đồng Nai và DN Ấn Độ tổ chức tại TP.Biên Hòa tiếp tục có 13 biên bản ghi nhớ đã được ký kết.

+ Về phát triển thị trường trong nước: đã tổ chức gian hàng chung, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các đợt hội chợ triển lãm, hội nghị kết nối giao thương trong tỉnh và tại các tỉnh, thành như Đắk Lắk, Đắk Nông, Hà Nội, TP.HCM, Phú Yên, Bình Dương,... nhằm giúp doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu, kết nối các sản phẩm OCOP, nông sản địa phương

-Lĩnh vực công nghiệp, khuyến công:

Về phát triển cụm công nghiệp:

+ Tham mưu đề xuất, kiến nghị sửa đổi một số quy định tại các Nghị định 68/2017/NĐ-CP và Nghị định 66/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cụm công nghiệp nhằm khắc phục những bất cập, tồn tại và nâng cao hiệu quả, hiệu lực QLNN đối với cụm công nghiệp trong thời gian tới.

+ Xây dựng phương án phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 tích hợp vào quy hoạch tỉnh, trong đó đề xuất danh mục quy hoạch CCN giai đoạn 2021-2030 là 31 cụm, gồm giữ lại 21 cụm của quy hoạch giai đoạn 2013-2020 và bổ sung mới 10 cụm.

+ Hỗ trợ kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật chung CCN Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc (đợt 1) theo Nghị quyết 11/2021/NQ-HĐND ngày 30/7/2021 của HĐND tỉnh; 

+ Tham mưu phê duyệt giá sử dụng dịch vụ công cộng, tiện ích năm 2023 tại CCN Phú Thạnh - Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch.

+ Tham mưu điều chỉnh diện tích cụm công nghiệp Hưng Lộc, huyện Thống Nhất.

+ Tổng hợp khó khăn, vướng mắc tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo xử lý.

Về phát triển công nghiệp hỗ trợ:

+ Hướng dẫn Công ty TNHH SX TM&DV Huỳnh Đức thực hiện hồ sơ đề nghị thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết số 200/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của HĐND tỉnh.

+ Tham gia Đoàn Bộ Công Thương kiểm tra hậu kiểm ưu đãi các Dự án sản xuất sản phẩm CNHT thuộc Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển tại 04 DN.

Về hoạt động khuyến công:

+ Tập trung triển khai chương trình nâng cao năng lực quản lý cho cơ sở CNNT thông qua việc tập huấn khởi sự doanh nghiệp và tăng cường khả năng kinh doanh, tập huấn công tác khuyến công.

+ Tổ chức đoàn khảo sát học tập kinh nghiệm tại làng gốm Bát Tràng – TP. Hà Nội.

+ Tổ chức gian hàng chung trưng bày giới thiệu hơn 80 loại sản phẩm công nghiệp chế biến, thủ công mỹ nghệ của 33 lượt cơ sở/doanh nghiệp tham gia Hội chợ triển lãm trong nước tại tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Đăk Nông; 

+ Tổ chức Bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu và Xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi, Người có công đưa nghề về địa phương tỉnh Đồng Nai năm 2023 (kết quả có 32 sản phẩm, bộ sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu, 70 cá nhân được tôn vinh danh hiệu Thợ giỏi); Đăng ký 07 sản phẩm tham gia bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia (kết quả có 06 sản phẩm được công nhận).

+ Xây dựng 24 chuyên đề khuyến công phát sóng trên Đài PT-TH Đồng Nai; Tổ chức 04 Hội thảo phổ biến công nghệ kỹ thuật bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch tại huyện Nhơn Trạch, Định Quán, Long Thành và Thống Nhất.

+ Duy trì hoạt động phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm CNNT tiêu biểu, sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Nai (hiện có 51 chủ thể sản phẩm CNNTTB, sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh tham gia trưng bày 320 loại sản phẩm).

- Lĩnh vực điện, năng lượng, an toàn hóa chất:

Về điện, năng lượng:

+ Trong năm, ngành điện đã thực hiện cung ứng điện an toàn, liên tục, đảm bảo cấp điện phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh và các sự kiện, lễ hội quan trọng trong các tháng cuối năm 2023. 

+ Chỉ đạo ngành điện phối hợp với chính quyền địa phương tích cực thực hiện công tác tuyên truyền tiết kiệm điện.

+ Theo dõi, đôn đốc việc triển khai kế hoạch đầu tư điện trung thế nông thôn năm 2023: Hiện các địa phương đang hoàn chỉnh lập hồ sơ Báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự kiến khởi công công trình trong Quý I/2024 nhằm kịp thời đưa công trình vào khai thác

Về lĩnh vực an toàn hóa chất:

+ Trong năm, công tác quản lý, kiểm soát an toàn hóa chất đảm bảo theo quy định của Luật hóa chất. Hạn chế, giảm thiểu nguy cơ rủi ro sự cố trong quá trình hoạt động hóa chất.

+ Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, giám sát, hậu kiểm các cơ sở hoạt động hóa chất; Triển khai tổ chức Hội nghị tập huấn về an toàn hóa chất, phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất cho các Sở, ban ngành, UBND cấp huyện, phường xã và các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu trữ, sử dụng, vận chuyển hóa chất trên địa bàn tỉnh.

+ Tổ chức đoàn làm việc với 12 đơn vị nhằm phát động hưởng ứng tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2023.

Về lĩnh vực sản xuất tiêu dùng bền vững: Khảo sát hiện trạng tiêu thụ nguyên liệu, tài nguyên trong ngành dệt nhuộm, dệt may và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, tài nguyên trong ngành dệt nhuộm, dệt may.

Về lĩnh vực Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Trong năm, thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp ngành nhựa cải thiện suất tiêu hao năng lượng; Tổ chức lớp đào tạo, tập huấn kiến thức về quản lý năng lượng và hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất công nghiệp trọng điểm áp dụng mô hình quản lý năng lượng, áp dụng kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Kết quả, trong 09 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh tiết kiệm được 240.756.699 kWh điện năng tiêu thụ, đạt tỷ lệ 2,15% so với tổng điện thương phẩm, hoàn thành mục tiêu tiết kiệm điện 2,1% của UBND tỉnh giao tại kế hoạch tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025.

- Công tác cải cách hành chính:

Trong năm 2023, Sở Công Thương đã bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác cải cách hành chính; kiểm soát, đơn giản hóa quy định thủ tục hành chính; thông tin tuyên truyền cải cách hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính; ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính, từ đó Sở Công Thương đã cụ thể hóa bằng các kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của ngành.

Việc tiếp nhận hồ sơ, trao đổi thông tin và kết quả giải quyết thủ tục hành chính phần lớn đều được thực hiện chủ yếu qua hình thức Dịch vụ công trực tuyến và Dịch vụ bưu chính công ích góp phần số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao tỷ lệ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính tại chỗ, rút ngắn thời gian, đồng thời cho phép người dân thực hiện gửi nhận dịch vụ hành chính công trực tuyến, đảm bảo trùng khớp dữ liệu thủ tục hành chính giữa Cổng Dịch vụ công Quốc gia và Cổng Dịch vụ công của tỉnh. Kết quả tỷ lệ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trong năm 2023 đạt 100% đúng và trước hạn.

- Công tác thanh tra, kiểm tra:

Tập trung triển khai theo kế hoạch kiểm tra chuyên ngành các lĩnh vực quản lý cấp phép của ngành như: điều kiện kinh doanh khí, hoạt động điện lực, ATTP, bán hàng theo phương thức đa cấp, vật liệu nổ công nghiệp, xăng dầu, thương mại điện tử. Kịp thời phát hiện và xử phạt các doanh nghiệp vi phạm nhằm răn đe và nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi nghiêm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra về ATVSTP vào các dịp như Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023; Tết Trung thu năm 2023; Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa lễ hội xuân 2024.​

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​