Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4 VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5 **** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
Nhiều ý kiến đóng góp hoàn thiện Nghị định 95 và 83 về kinh doanh xăng dầu

Tạo sự bình đẳng giữa thương nhân phân phối và doanh nghiệp bán lẻ

Hiện tại, Bộ Công Thương đang chủ trì soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định về: Công thức giá, phương thức điều hành giá xăng dầu, thời gian điều hành, công bố giá, mức chiết khấu tối thiểu trong kinh doanh xăng dầu, quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xăng dầu…

Nhiều ý kiến đóng góp hoàn thiện Nghị định 95 và 83 về kinh doanh xăng dầu
Doanh nghiệp góp ý tại hội thảo

Góp ý tại Hội thảo Góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu diễn ra sáng nay (14/2), tại Hà Nội, ông Hà Danh Tùng – Công ty TNHH Thương mại vận tải xăng dầu Hà Giang (đại diện doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu) cho rằng: Hiện cả nước có khoảng 950 doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu, với 9.000 cửa hàng bán lẻ, chiếm 53% cửa hàng bán lẻ trên tổng số 17.000 cửa hàng trên cả nước. Chi phí tối thiểu cho cửa hàng xăng dầu mỗi tháng tầm 100 triệu đồng, vì thế nếu không có nguồn thu nào giải quyết 100 triệu đồng đó thì doanh nghiệp bán lẻ sẽ thua lỗ.

“Thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu thua lỗ, thua lỗ này không chỉ trong 1-2 tháng mà đã kéo dài cả năm nay rồi” – ông Hà Danh Tùng khẳng định.

Về những bất cập trên thị trường xăng dầu, ông Hà Danh Tùng cho rằng, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu hiện nay chỉ được lấy từ một nguồn phân phối. Trong khi đó, các doanh nghiệp bán buôn lại vẫn có cửa hàng bán lẻ và cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu.

Vì thế, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị, ban soạn thảo khi xây dựng Nghị định 83 cần tạo sự bình đẳng giữa thương nhân phân phối và doanh nghiệp bán lẻ. Cùng với đó, nên tính toán chi phí kinh doanh định mức của doanh nghiệp bán lẻ hợp lý, nhằm đảm bảo hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp bán lẻ.

Nhiều ý kiến đóng góp hoàn thiện Nghị định 95 và 83 về kinh doanh xăng dầu
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về Nghị định sửa đổi Nghị định 83, 95 về kinh doanh xăng dầu

Cũng trên cương vị doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu, ông Giang Chấn Tây - Giám đốc Công ty TNHH MTV Bội Ngọc, tỉnh Trà Vinh cho rằng: Thị trường xăng dầu thời gian qua đã bộc lộ nhiều bất ổn, những bất ổn này chủ yếu liên quan đến vấn đề chiết khấu.

Nên để ổn định tình hình thị trường xăng dầu hiện nay, ông Giang Chấn Tây kiến nghị, cần quy định mức chiết khấu, xem chiết khấu như một khoản phí của doanh nghiệp, thay vì doanh nghiệp nộp cho nhà nước thì đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp bán lẻ, để thị trường hoạt động ổn định trong bối cảnh biến động của thị trường xăng dầu. Theo đó, muốn thay đổi mức chiết khấu thì cần thay đổi cách tính giá, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu hoạt động ổn định.

Bên cạnh đó, theo ông Giang Chấn Tây, để hoạt động thị trường xăng dầu ổn định, thay vì chỉ để doanh nghiệp nhập hàng ở một nơi như hiện nay thì hãy tạo thuận lợi để doanh nghiệp được nhập hàng từ 3 nguồn khác nhau.

Với cương vị thương nhân phân phối xăng dầu, ông Văn Tấn Phụng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Nai cho rằng: Trước đây, tất cả các thương nhân phân phối được quyền mua với nhau, nhưng thời điểm hiện tại các thương nhân phân phối cũng chỉ được mua từ 3 đầu mối.

Trong khi đó, thương nhân phân phối đóng vai trò quan trọng đối với duy trì thị trường xăng dầu, đôi khi là “bà đỡ” cho doanh nghiệp bán lẻ. Từ đó, ông Văn Tấn Phụng kiến nghị, để thương nhân phân phối được mua từ nhiều đầu mối và mua của nhau. Cùng với đó, cần quy định lại việc điều chỉnh giá 10 ngày một lần như trước đây, có như vậy mới đảm bảo được quy trình phân phối hàng hoá.

Cùng quan điểm trên, ông Hoàng Trung Dũng – Thương nhân phân phối xăng dầu trên địa bàn TP. Hà Nội cho rằng: Cơ bản thì Nghị định 83 và 95 là tương đối ổn định, trong đó Nghị định 83 đã có từ năm 2014. Trong giai đoạn khó khăn của Covid-19 (năm 2020-2021), hoạt động kinh doanh xăng dầu vẫn diễn ra ổn định, mức chiết khấu đều và nguồn hàng không thiếu. Nên ở mức độ nào đó, Nghị định 83 vẫn hoạt động tốt, động lực cơ bản là chiết khấu vẫn duy trì cho doanh nghiệp hoạt động.

Nhưng từ khi Nghị định 95 có hiệu lực, giá xăng dầu điều chỉnh từ 15 ngày xuống còn 10 ngày, cùng với giá xăng dầu thế giới có sự “nhảy múa” thời gian gần đây, nhất là từ năm 2022 dẫn đến thị trường xăng dầu có nhiều biến động. Tuy nhiên, sự biến động của thị trường xăng dầu thế giới diễn ra theo chu kỳ 10 năm một lần, nên khi xung đột Nga – Ukraine kết thúc, thị trường sẽ ổn định trở lại.

Về góp ý cho dự thảo Nghị định 83 và 95, ông Hoàng Trung Dũng cho rằng, việc sửa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 ngày lên 10 ngày, ngày lễ hay thứ 7, chủ nhật lại lùi lại đã gây ra những bất cập. Vì thế, kiến nghị nên để 15 ngày điều chỉnh một lần, trong trường hợp đặc biệt thì đề nghị Thủ tướng điều chỉnh.

Kiến nghị thứ 2, ông Hoàng Trung Dũng đưa ra với cơ quan soạn thảo nào, nên mở rộng nguồn nhập hàng tối thiểu cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu từ 3 nơi thay vì một nơi, nhằm tạo nên sự cạnh tranh về giá. Vì nếu thương nhân bán lẻ chỉ lấy hàng từ một đầu mối, mà đầu mối đó chẳng may bị đứt gãy nguồn cung thì sẽ ảnh hưởng đến thị trường xăng dầu, nên nếu linh hoạt mở rộng địa bàn nhập hàng cho đại lý bán lẻ thì thị trường sẽ thông và hoạt động của thị trường xăng dầu sẽ có sự bình ổn.

Một số đại lý bán lẻ đề xuất dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu cần quy định cứng chiết khấu cho doanh nghiệp từ 5-6% giá bán lẻ.

Thương nhân đầu mối: Giá xăng dầu cần được tính bình quân trong 20 ngày, đúng với quy định dự trữ lưu thông

Dưới góc độ là thương nhân đầu mối, ông Nguyễn Trọng Nam – Ban Chính sách kinh doanh – Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex cho rằng, kinh doanh xăng dầu là ngành nghề nhiều thành phần kinh tế tham gia, trong đó thương nhân đầu mối phải có trách nhiệm dự trữ tồn kho trong 20 ngày.

Tuy nhiên, hiện nay trong công thức giá chỉ tính 10 ngày, là biên độ giá quá ngắn nên nếu giá xuống thì lỗ tồn kho rất lớn. Đây chính là lý do khiến thương nhân đầu mối không đủ nguồn lực để chia sẻ lại thù lao chiết khấu cho doanh nghiệp bán lẻ.

“Do đó, tại dự thảo sửa đổi Nghị định kinh doanh xăng dầu, việc thay đổi thời gian điều hành không quan trọng bằng việc phải bao quát được tình trạng giá lỗ do tồn kho” – ông Nam đề xuất. Tức là, tính giá trong 20 ngày.

Trước đây, có 1 vài thời điểm, 1 vài doanh nghiệp đầu mối do thời tiết hay yếu tố khác, bị ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, nhưng những khó khăn hiện nay là khó khăn của tất cả các doanh nghiệp.

Về các quan điểm về đại lý muốn mua hàng từ nhiều nguồn, ông Nam cho rằng việc này sẽ gây khó khăn cho cơ quan quản lý vì sẽ khó quản lý được chất lượng xăng dầu. Bên cạnh đó, điều này cũng sẽ trái với các quy định tại Luật Thương mại.

Đối với vấn đề chi phí, ông Nam cho rằng, vừa qua, doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cũng lỗ rất lớn, không có nguồn chi lại cho doanh nghiệp bán lẻ, nên mong muốn nhận được sự chia sẻ.

Ông Phạm Văn Thoại - Chủ tịch HĐQT Saigon Petro chia sẻ thêm, Saigon Petro là đơn vị thuộc Thành ủy TP Hồ Chí Minh, tất cả mọi hoạt động đều theo chỉ đạo Thành ủy.

Về vấn đề doanh nghiệp bán lẻ thiếu chiết khấu, ông Thoại nói, các doanh nghiệp đầu mối cũng chịu lỗ rất lớn. “Chưa bao giờ như giai đoạn tháng 7 - 8/2022 vừa qua, tình trạng lỗ đến mức mà chúng tôi phải suy sụp khi phải tham gia gánh toàn bộ thị trường trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp không thực hiện việc nhập khẩu. Với tình hình hiện nay, liệu có thể vượt qua 2 quý tới không là rất khó”, ông Thoại chia sẻ.

“Doanh nghiệp tư nhân thua lỗ thì chỉ là mất tiền của mình. Với doanh nghiệp nhà nước thì không dễ như vậy. Quy thất thoát vốn nhà nước và phải chịu trách nhiệm rất lớn”, ông Thoại nhấn mạnh.

Đối với vấn đề chiết khấu cho doanh nghiệp bán lẻ, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương cho rằng, quan điểm của cơ quan quản lý là nếu các doanh nghiệp tự thoả thuận được với nhau thì cơ quan quản lý không can thiệp. Việc doanh nghiệp bán lẻ đề xuất mức chiết khấu bán lẻ cố định trong giá cơ sở 5-6% thì cũng phải chứng minh cơ sở của mình.

Các chuyên gia “hiến kế”

Tham gia góp ý tại hội thảo, TS Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho biết, về lâu dài, cần để giá xăng dầu vận hành theo đúng cơ chế thị trường, phản ánh đúng giá cả thực tế. Bên cạnh đó, cần xây dựng quy định về dự trữ lưu thông xăng dầu quốc gia để khi thị trường khó khăn sẽ có nguồn cung bơm ra thị trường.

Còn với mục tiêu trước mắt, khi giá xăng dầu vẫn chịu sự quản lý của nhà nước, cần lập 1 hội đồng mà ở đó có tất cả các bên: bán lẻ, nhà khoa học, cơ quan quản lý để cùng xây dựng một công thức giá. Đó có thể là giá tham chiếu để doanh nghiệp áp dụng.

Đồng ý kiến, TS Phạm Thế Anh – Trưởng Khoa Kinh tế học – Đại học Kinh tế quốc dân nêu ý kiến, Quỹ bình ổn giá xăng dầu bằng tiền hiện nay là sáng tạo của riêng Việt Nam, chứ nhiều nước khác đều dự trữ quỹ bằng nguồn xăng dầu. Do đó, Quỹ chỉ nên hoạt động trong những tình huống đặc biệt khi nhà nước muốn trợ giá cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đồng thời, sử dụng nguồn thu vượt dự toán từ các khoản thu liên quan đến xăng dầu.

Song song với đó, cần rút ngắn thời gian điều hành giá và tái cấu trúc thị trường xăng dầu theo hướng cạnh tranh hơn.

Ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến của doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế tại hội thảo, ông Trần Duy Đông cho biết: Thời gian qua, nhà nước đã có những chia sẻ với những khó khăn mà doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, từ thương nhân phân phối, nhập khẩu đến các doanh nghiệp bán lẻ phải đối mặt.

Ông Đông đánh giá: Những bài phát biểu, đóng góp ý kiến của các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ, các chuyên gia kinh tế đưa ra tại hội thảo rất hay, ngắn gọn trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và đối thoại liên quan đến những vấn đề của thị trường xăng dầu, như mức chiết khấu tối thiểu, Quỹ Bình ổn giá, và những câu hỏi liên quan đến vấn đề thị trường xăng dầu đã cạnh tranh hoàn toàn chưa?...

"Chúng tôi sẽ xem xét, tiếp thu đầy đủ các ý kiến, báo cáo trình cấp có thẩm quyền, xem xét đến tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, mục tiêu quản lý nhà nước, giúp thị trường xăng dầu được cải thiện, khắc phục những bất cập thời gian qua" - ông Trần Duy Đông khẳng định.​

Nguồn Báo Công Thương

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​