Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4 VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5 **** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
Hoạt động Ban Chỉ đạo Phát triển kinh tế năm 2023

A. CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NĂM 2022

I. Công tác thông tin, tuyên truyền

- Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước và của Bộ Công an về hội nhập kinh tế quốc tế, điển hình là: Nghị quyết số 22-NQ-TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị; Nghị Quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2015 của Chính phủ; Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị quyết số 07-NQ/ĐUCA(V12) ngày 12/4/2012 của Đảng ủy Công an Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của lực lượng CAND trong tình hình mới.

- Thường xuyên cập nhật các thông tin về các Hiệp định thương mại tự do lên Cổng thông tin điện tử của Sở Công Thương.

- Tiếp tục triển khai công tác thông tin đối ngoại theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị 26-CT/TW ngày 10/9/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới.

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh kinh tế, đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa phương trong quá trình hội nhập quốc tế. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Kế hoạch số 127-KH/TU của Tỉnh ủy và Chương trình hành động số 11447/CTr-UBND ngày 06/11/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị.

- Tiếp tục thông tin về Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA và các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác để cung cấp thông tin, hướng dẫn và làm rõ các nội dung cam kết và các vấn đề có liên quan đến các FTA Việt Nam tham gia; Hướng dẫn các doanh nghiệp về các rào cản kỹ thuật, thương mại trong thị trường các nước CPTPP/EVFTA/UKVFTA nhằm tận dụng tốt nhất các ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu; Giữ mối liên hệ mật thiết với Tham tán thương mại các nước để thông tin nhanh nhất về các quy định của hàng hóa khi xuất khẩu vào thị trường các nước CPTPP/EVFTA/UKVFTA, giúp cho các doanh nghiệp Đồng Nai dễ dàng thiết lập được các hợp đồng thương mại, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu với các nước.

- Thường xuyên triển khai các thông tin về thị trường và thông tin về Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA đến các cơ quan quản lý nhà nước, các hội/hiệp hội và các hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bằng nhiều phương pháp như gửi công văn trực tiếp, phối hợp với báo/đài tuyên truyền, đăng tin trên website của Sở Công Thương, Trang cơ sở dữ liệu ngành Công Thương, website của Trung tâm Xúc tiến thương mại và báo cáo thông tin thị trường (hàng tháng).

- Tiếp tục phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam trong việc cung cấp thông tin 2 chiều; hợp tác với Thông tấn xã Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân, Báo Đại biểu nhân thực hiện các tin, bài, chuyên trang, chuyên mục nhằm thông tin tuyên truyền về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, môi trường, tiềm năng đầu tư của tỉnh cũng như cơ hội kết nối đầu tư với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Trên các chương trình phát sóng, hệ thống đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã đã dành thời lượng tuyên truyền về các hiệp định CPTPP, EVFTA và UKVFTA để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được biết, thực hiện.

- Tạo Banner “Các Hiệp định” trên cổng thông tin điện tử của Sở Công Thương, liên kết trực tiếp với website https://trungtamwto.vn/ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để doanh nghiệp theo dõi, kịp thời cập nhật những thông tin mới nhất về các Hiệp định.

- Duy trì việc đăng tải các Nghị định, Thông tư liên quan đến Hiệp định trên website của Cục Hải quan theo địa chỉ https://dongnai.customs.gov.vn cho cộng đồng doanh nghiệp biết, thực hiện. Ngoài ra, Cục Hải quan duy trì mục “Tư vấn chính sách” trên website của đơn vị, doanh nghiệp khi phát sinh vướng mắc có thể đặt câu hỏi trực tiếp trên website và được Cục Hải Quan giải đáp. Hàng năm, Cục Hải quan đều tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp để triển khai các chính sách pháp luật về hải quan, chính sách thuế mới được ban hành, trong đó có chính sách ưu đãi thuế theo các Hiệp định thương mại tự do.

- Xây dựng, sửa đổi hay thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các chính sách tác động có liên quan đến đến các nước CPTPP để đảm bảo phù hợp với định hướng quản lý và phát triển lĩnh vực dịch vụ và đầu tư của Việt Nam, tránh xảy ra tranh chấp với các nhà cung cấp dịch vụ hoặc nhà đầu tư nước ngoài; tập trung thực kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 theo định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các vùng chuyên canh đối với các loại sản phẩm chủ lực của tỉnh  đáp ứng được các tiêu chí, yêu cầu của thị trường tham gia xuất khẩu và các tiêu chuẩn sản xuất đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm như VietGAP, Global GAP, hữu cơ,…; đẩy mạnh việc triển khai mô hình hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh áp dựng cơ giới hóa, giảm tổn thất sau thu hoạch vào trong sản xuất nông nghiệp, tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tăng cường các biện pháp ngăn chặn những hành vi khai thác tài nguyên rừng, động thực vật hoang dã, thủy sản bất hợp pháp, không khai báo; cấm mua bán các loại động thực vật hoang dã trái phép.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, áp dụng hóa đơn điện tử đến NNT.

- Đài phát thanh địa phương tuyên truyền 774 lần về chính sách thuế; báo Đồng Nai 52 kỳ về chính sách thuế; 185 tin, bài, 44 phóng sự tuyên truyền công tác cải cách hành chính, kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh; xây dựng 2 phóng sự tuyên truyền về chính sách Bảo hiểm xã hội.

- Tổ chức 03 hội nghị triển khai mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP kết hợp hướng dẫn mức lương tham gia BHXH theo quy định mới cho hơn 1.750 người tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phát hành 2.000 tờ rơi tuyên truyền về Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2022; 1.150 cuốn sổ tay tuyên truyền về bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành; 10.000 tờ rơi tuyên truyền về pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội; 500 cuốn sổ tay tuyên truyền và 500 áp phích về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Phối hợp với Ban quản lý dự án TFP mời Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền - Trưởng bộ môn Kinh doanh Quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương; Thạc sĩ Tô Bình Minh – Giám đốc Phân viện Hợp tác Nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC), cơ sở của Đại học Ngoại thương tại TP. HCM tổ chức Hội thảo tập huấn “Nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp” để hướng dẫn, giải thích các nội dung trong Incoterm 2020, việc áp dụng vào thực tiễn và cung cấp tài liệu về Hội nhập kinh tế quốc tế cho doanh nghiệp. Tại hội thảo, các chuyên gia đã giới thiệu về các nội dung mới liên quan đến nghiệp vụ ngoại thương của doanh nghiệp trong Incoterm 2020, nêu các điểm khác biệt so với Incoterm cũ để doanh nghiệp có thể nắm rõ và lưu ý trong hoạt động ngoại thương của mình; hướng dẫn và diễn giải các điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý trong Incoterm 2020 để đảm bảo việc áp dụng đúng trong thực tế; đưa ra các tình huống và ví dụ minh họa cho việc áp dụng một số điều khoản trong Incoterm 2020 để doanh nghiệp dễ nắm bắt cách vận dụng trong thực tế; giải đáp các thắc mắc, câu hỏi của doanh nghiệp nêu tại Hội thảo.

- Phối hợp với Ban quản lý dự án TFP mời Bà Nguyễn Phạm Như Hà, Phó Trưởng Phòng Xuất xứ và Sở hữu trí tuệ, Cục Giám sát quản lý hải quan, Tổng Cục Hải quan; Bà Nguyễn Thu Hường, Phó Phòng Phân loại, Cục Thuế Xuất nhập khẩu, Tổng Cục Hải quan; Ông Vũ Duy Nguyên, Phó Trưởng Khoa Thuế & Hải quan, Học viện Tài chính nhằm tổ chức Hội thảo tập huấn cập nhật một số quy định mới trong xuất nhập khu hàng hóa cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tại hội thảo, các chuyên gia đã giới thiệu điểm mới của Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; giới thiệu hình thức gian lận xuất xứ qua nhãn hàng hóa; giải đáp các tình huống vướng mắc thường gặp khi làm thủ tục hải quan liên quan đến nhãn hàng hóa; giới thiệu Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC về danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; giới thiệu Quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu.

II. Công tác xúc tiến đầu tư, thương mại

1. Hoạt động xúc tiến đầu tư

- Đầu tư trong nước: Trong năm 2022, thu hút vốn đầu tư mới và tăng vốn trong nước chủ yếu tập trung ở trong khu công nghiệp. Tính đến ngày 20/12/2022, tổng vốn đầu tư trong nước đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư (bao gồm cả các dự án trúng đấu giá, đấu thầu) và điều chỉnh tăng vốn khoảng 2.678,191 tỷ đồng, bằng khoảng 18% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2021 đạt khoảng 14.979,977 tỷ đồng). Trong đó: cấp mới 12 dự án (chủ yếu trong khu công nghiệp với 10 dự án) với tổng vốn đăng ký là 1.217,804 tỷ đồng, bằng gần 10% về vốn đăng ký cấp mới so với cùng kỳ 2021 (cùng kỳ năm 2021 thu hút 26 dự án với tổng vốn đăng ký 12.190,199 tỷ đồng); có 12 dự án tăng vốn và 02 dự án giảm vốn với số vốn bổ sung là 1.460,387 tỷ đồng. Lũy kế đến ngày 20/12/2022, số dự án còn hiệu lực là 1.077 dự án với số vốn khoảng 306.725,322 tỷ đồng.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Đến ngày 20/12/2022, thu hút đầu tư từ khu vực nước ngoài đạt khoảng 1.141 triệu USD, bằng 94% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2021 đạt 1.219 triệu USD), và tăng 04% so với kế hoạch năm 2022 (kế hoạch là 1.100 triệu USD). Trong đó: cấp mới 48 dự án với tổng vốn đăng ký 491,55 triệu USD (so với cùng kỳ năm 2021 bằng 91% về số dự án và tăng 28% về vốn đăng ký cấp mới) và 92 dự án tăng vốn với tổng vốn bổ sung 649,93 triệu USD (so với cùng kỳ năm 2021, bằng 84% số dự án bổ sung tăng vốn và bằng 78% về vốn bổ sung). Lũy kế đến nay, số dự án FDI còn hiệu lực là 1.561 dự án với số vốn 33,26 tỷ USD.

- Công tác đăng ký doanh nghiệp: Tính từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022, tổng vốn đăng ký thành lập mới doanh nghiệp và bổ sung tăng vốn là: 72.811 tỷ đồng, bằng 76,4 % so với cùng kỳ năm 2021 (95.293 tỷ đồng). Trong đó, có 4.283 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký khoảng 33.460 tỷ đồng và 1.026 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với số vốn bổ sung khoảng 39.351 tỷ đồng (so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 72 % về số lượng doanh nghiệp thành lập mới và bằng 58,1 % về số vốn thành lập mới).

Lũy kế từ năm 1991 đến ngày 31/12/2022 có 67.120 đơn vị dân doanh đăng ký kinh doanh trong toàn tỉnh trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp Quốc gia gồm 48.712 doanh nghiệp và 18.408 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký hoạt động với tổng vốn đăng ký khoảng 468.002 tỷ đồng.

- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng và trả kết quả tại nhà: Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022 đã có 19.483 lượt đăng ký trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, 5.258 doanh nghiệp đăng ký trả kết quả tại nhà.

- Về tình hình giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh: Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022, có 544 doanh nghiệp giải thể (tăng 59,3 % so với cùng kỳ) và có 829 Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động (tăng 63,3 % so với cùng kỳ); 1.225 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh (tăng 66,7 % so với cùng kỳ). Lý do giải thể và chấm dứt hoạt động và tạm ngừng kinh doanh chủ yếu là do kinh doanh không hiệu quả.

- Tổng nguồn vốn đầu công trên địa bàn tỉnh năm 2022 sau điều chỉnh là 13.650,539 tỷ đồng, giải ngân đến 29/12/2022 là 8.966,072 tỷ đồng đạt 65,68% kế hoạch; Ứớc giải ngân cả năm 2022 đạt 95% kế hoạch.

- Công tác thẩm định nguồn viện trợ Phi chính phủ nước ngoài: Trong năm 2022, thẩm định báo cáo UBND tỉnh 8 khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài dưới hình thức dự án, đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt với tổng vốn viện trợ 1.197.192 USD (khoảng 28 tỷ đồng).

2. Hoạt động xúc tiến thương mại

a) Hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh

- Tổ chức gian hàng chung tỉnh Đồng Nai cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia 05 đợt hội chợ: Hội chợ Quốc tế Thương maị, Du lịch và Đầu tư hành lang kinh tế Đông Tây – Đà Nẵng; Hội chợ Công Thương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tại Hậu Giang; Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) tại Hà Nội; Hội chợ Triển lãm Quốc tế Vietbuild tại Tp. Hồ Chí Minh; Hội chợ OCOP Quảng Ninh tại Quảng Ninh. Gian hàng chung của tỉnh thu hút trên 38.000 lượt khách tham quan, mua sắm trong đó khách quốc tế chiếm 10%; doanh thu đạt 1 tỷ 332 triệu đồng, mở được 16 đại lý, ký kết 04 HĐ ghi nhớ.

- Tổ chức gian hàng chung tỉnh Đồng Nai cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia hội nghị tổng kết nội dung hợp tác phát triển KT-XH giữa TP.HCM và các tỉnh Đông Nam bộ tại tỉnh Bình Phước; hội chợ Công thương Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 tại Long An

- Tổ chức 02 đợt Hội chợ trong tỉnh: Hội chợ Mua sắm và ẩm thực hàng Việt Nam - Thái Lan; Hội chợ mua sắm cuối năm 2022. Hội chợ có sự tham gia của 700 doanh nghiệp với 900 gian hàng, thu hút khoảng 150.000 lượt khách đến tham quan và mua sắm, doanh thu đạt 10 tỷ đồng.

- Tổ chức Lễ ra quân xuất khẩu nông sản chế biến đầu năm 2022 tại Công ty cổ Phần công nghệ thực phẩm Lương Gia; Hội chợ - Triển lãm Giống và Nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh lần VIII năm 2022 qua hội chợ sản lượng trái cây, nông sản được trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ ước đạt hơn 60 tấn phục vụ hơn 50.000 lượt khách tham quan, mua sắm và tìm hiểu về nền nông nghiệp, du lịch của tỉnh Đồng Nai.

- Ngoài ra, trực tiếp hỗ trợ các HTX, THT, Doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm lĩnh vực Nông nghiệp như: Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 22 - Agro Viet năm 2022 tại thành phố Hà Nội; Chương trình “Triển lãm Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022” tại tỉnh Sơn La; Tổ chức cho các chủ thể OCOP tham gia Chương trình giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Nai tại Trung tâm MM Mega Market Biên Hòa.

- Tổ chức thành công Chương trình “Tuần lễ tôn vinh trái cây và Chợ phiên nông nghiệp đô thị Tây Nam năm 2022” từ ngày 16/6/2022 - 19/6/2022 tại Công viên Bia Chiến Thắng Long Khánh (phường Xuân An, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai), với quy mô Chương trình có 41 gian hàng của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn đến từ 11 huyện, thành phố trong và ngoài tỉnh. 

b) Hội nghị, hội thảo kết nối giao thương

- Tổ chức Hội nghị phổ biến chương trình XTTM và các quy chế, quy hoạch, kế hoạch, đề án của ngành công thương tại TP Biên Hòa.

- Tổ chức Hội nghị Kết nối giao thương giữa DN Đồng Nai với nhà cung cấp của tỉnh, thành miền Bắc, Trung, Nam.

- Hỗ trợ các DN, HTX tham dự Hội nghị kết nối cung - cầu tại TP HCM.

- Tổ chức 06 đợt Hội nghị kết nối giao thương giữa tổ hợp tác, HTX với chợ đầu mối nông sản Dầu Giây.

- Tổ chức gian hàng trưng bày, quảng bá và giới thiệu sản phẩm OOCP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, chủ lực của tỉnh tham gia chương trình Họp mặt Xuân Hữu Nghị tỉnh Đồng Nai năm 2022 tại KS Central Park.

- Tổ chức Hội thảo “Giải pháp kết nối sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị và các kênh phân phối” kết hợp chương trình kết nối giao thương theo văn bản đề nghị của Sở Công Thương TP. Cần Thơ.

- Tham gia hội nghị trực tuyến Kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp tỉnh Thái Bình.

- Tổ chức Hội thảo giải pháp kết nối sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị và các kênh phân phối.

- Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại Ấn Độ tại Đồng Nai năm 2022.

c) Chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

- Thực hiện treo 240 băng rôn, 1400 cờ phướn quảng bá (02 đợt) chương trình “Tuần hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh, đồng thời đưa tin tuyên truyền, quảng bá trước và trong thời gian diễn ra tuần hàng Việt Nam.

- Hỗ trợ các DN tham gia 31 chuyến hàng Việt về nhà máy và khu công nghiệp; 02 phiên chợ công nhân; 07 phiên chợ hàng Việt về nông thôn.

- Xây dựng 03 điểm bán hàng "Tự hào hàng Việt" trên địa bàn xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ; xã Bảo Quang, TP. Long Khánh xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch. Thay biển hiệu mới cho 07 điểm bán hàng Việt xây dựng từ năm 2019 trở về trước trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu (1 điểm), Xuân Lộc (1 điểm), Long Thành (1 điểm), Long Khánh (1 điểm), Tân Phú (3 điểm).

- Duy trì "Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP". 

- Tổ chức Đoàn công tác của tỉnh Đồng Nai đi xúc tiến thương mại tại Úc từ ngày 07/9 - 13/9/2022: tại hội nghị có 2 doanh nghiệp Đồng Nai (Cty TNHH Thuận Hương và Cty TNHH Ca Cao Trọng Đức) ký kết 2 hợp đồng nguyên tắc với DN của Úc tại Sydney về mặt hàng trái cây sấy các loại và ca cao các loại. Tại Melbourne Cty nhập khẩu quan tâm đến mặt hàng chuối sấy dẻo của Cơ sở Cường Hoa và xoài sấy dẻo của Cty Thuận Hương. Tháng 10/2022 vừa qua Cty nhập khẩu tại Melbourne đã về thăm quy trình sản xuất của 2 đơn vị này để đưa hàng qua Úc.

3. Hoạt động của Bàn Kansai

- Tổ chức sự kiện giao lưu nguồn nhân lực giữa sinh viên và các doanh nghiệp Nhật Bản ngày (ngày 24/08/2022) và Hội nghị giao thương doanh nghiệp Việt Nam - doanh nghiệp Nhật Bản (ngày 03/11/2022).

- Tổ chức tổng kết Chương trình nguồn nhân lực và Chương trình điều phối viên trong năm 2022 (ngày 29/11/2022).

- Tổ chức họp với Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản (JCCH) để đánh giá kết quả và trao đổi kế hoạch phối hợp tổ chức hội nghị giao thương trong năm 2022. Đồng thời phối hợp với JCCH để chỉnh sửa bảng câu hỏi khảo sát nhu cầu doanh nghiệp Nhật Bản và tiến hành khảo sát từ ngày 10/6 - 10/7/2022.

- Phối hợp với Viện phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản để giới thiệu các khóa học của Viện đến các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chương trình Keieijuku, tham dự lễ khai giảng khóa Keieijuku 17.

- Phối hợp trao đổi với đại diện tỉnh Ehime về việc tổ chức hội nghị giao thương doanh nghiệp Việt Nam và Doanh nghiệp Nhật Bản tỉnh Ehime.

- Phối hợp các đơn vị tiếp và làm việc với Đoàn Cục Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp vùng Kansai Nhật Bản (METI-Kansai) vào ngày 03/8/2022.

- Tham gia hỗ trợ doanh nghiệp Đồng Nai tham gia Hội nghị tìm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ 2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 08, 09/9/2022.

- Phối hợp tổ chức sự kiện giao lưu nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng Công nghệ Cao Đồng Nai ngày 24/8/2022. Kết quả: 220 sinh viên và 17 doanh nghiệp tham dự. Các doanh nghiệp tham gia đánh giá cao công tác tổ chức.

- Trao đổi với Trung tâm Trao đổi nguồn lực Thái Bình Dương (PREX) và tiến hành ký kết hợp đồng để triển khai các hoạt động đến khi kết thúc chương trình và chuẩn bị triển khai dạy thử. Ngày 24/10/2022, tổ chức dạy thử cho trường Đại học Đồng Nai và Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Số 2, có sự đánh giá của chuyên gia Nhật và phía PREX và giảng viên hai trường mẫu (Đại học Lạc Hồng và Cao đẳng Công nghệ cao Đồng Nai).

4. Các hoạt động hợp tác quốc tế

a) Công tác đối ngoại Đảng: Tham mưu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai Kế hoạch số 04-KH/TW ngày 28/02/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về triển khai thực hiện Thỏa thuận cấp cao Việt Nam - Lào năm 2022; tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 18-KH/TU ngày 05/7/2022 về việc triển khai thực hiện Đề án 01–ĐA/TW ngày 03/3/2022 của Ban Bí thư về tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại Đảng đến năm 2025; tiếp và làm việc với Đoàn cán bộ cấp cao Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do đồng chí Pany Yathotou - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào làm Trưởng đoàn (ngày 15/6/2022); tiếp và làm việc với Đoàn Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Champasak sang thăm và tổng kết đánh giá hợp tác giai đoạn 2016 – 2020 và trao tặng khen thưởng cho 13 tập thể và 16 cá nhân tỉnh Đồng Nai đã có thành tích xuất sắc trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Đồng Nai và tỉnh Champasak giai đoạn 2016-2021 nhân kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào.

b) Tình hình ký kết, triển khai Điều ước quốc tế, Thỏa thuận quốc tế

 - Ký kết 02 Bản Thỏa thuận quốc tế cấp tỉnh (trong đó có 01 bản tái ký kết), 01 Bản Thỏa thuận quốc tế cấp sở, gồm:

+ Cấp tỉnh: Bản Ghi nhớ tăng cường hợp tác quan hệ hữu nghị giữa UBND tỉnh Đồng Nai và Chính quyền tỉnh Champasak, Lào, theo hình thức trực tuyến vào ngày 28/12/2021 (tái ký kết lần 2); Bản Ghi nhớ thiết lập quan hệ hữu nghị giữa tỉnh Đồng Nai và tỉnh Kampong Thom, Campuchia tại Trụ sở UBND tỉnh, thời gian ngày 12/12/2022 (ký kết mới).

+ Cấp Sở: Bản ghi  nhớ về quan  hệ hợp tác hữu nghị giai đoạn 2022-2027 giữa thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và thành phố Pakse, tỉnh Champasak- Lào (tái ký kết).

Bên cạnh đó, Sở Ngoại vụ phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh tổ chức ký kết thành công Bản ghi nhớ hợp tác với Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam (lần 2) về quyết định đầu tư Trung tâm thương mại Aeon Mall vào ngày 29/4/2022 tại tỉnh Đồng Nai; Phối hợp Sở Công Thương tham mưu đề xuất nội dung tái ký kết Bản Thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Đồng Nai và Bang Arkansas – Hoa Kỳ giai đoạn 2022-2026; Phúc đáp Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư về ý kiến việc ký kết Bản Ghi nhớ giữa Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Golf  Long Thành và Tập đoàn SOJITZ (Nhật Bản).

c) Công tác Ngoại giao kinh tế: Tham gia Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các thành phố thế giới 2022 tại Singapore do Bộ Ngoại giao tổ chức, từ ngày 31/7- 03/8/2022; Hội nghị Triển lãm đô thị thông minh thế giới – World Smart City Expo (WSCE) 2022 tại thành phố Goyang, tỉnh Gyeongi, Hàn Quốc, từ ngày 30/8 - 03/9/2022; Phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu Đoàn Lãnh đạo tỉnh đi kết nối giao thương, xúc tiến thương mại tại Úc từ ngày 07/9-13/9/2022.

- Phúc đáp Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam về cung cấp thông tin rà soát, đánh giá doanh nghiệp có lịch sử xuất khẩu thực phẩm sang Hàn Quốc; cung cấp thông tin gửi Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại giao tình hình hợp tác với Hồng Kông, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Úc; báo cáo Bộ Ngoại giao về cung cấp thông tin xây dựng Đề án trình Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển ngành Halal Việt Nam”.

- Chấp thuận Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội đề nghị phỏng vấn trực tuyến Đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (16/02/2022) và Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh (17/02/2022); tham dự Hội nghị quốc tế trực tuyến về thúc đẩy phục hồi kinh tế xanh và bao trùm (25/02/2022); tổ chức Đoàn Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai tham dự Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển 2022 với chủ đề “Hội tụ nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững” (08/4/2022); tham dự Họp trực tuyến với Đại sứ nước Cộng hòa Azerbaijan về tìm hiểu thế mạnh của tỉnh Đồng Nai và tiềm năng hợp tác kinh tế giữa các địa phương nước Cộng hòa Azerbaijan với tỉnh Đồng Nai (26/4/2022); Phúc đáp Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam về cung cấp thông tin rà soát, đánh giá doanh nghiệp có lịch sử xuất khẩu thực phẩm sang Hàn Quốc; phúc đáp các Tổng Lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh thông tin dữ liệu kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai năm 2021.

d) Công tác hợp tác hữu nghị với các vùng, địa phương nước ngoài

- Tổ chức Đoàn Lãnh đạo tỉnh tham dự Triển lãm đô thị thông minh thế giới – World Smart City Expo (WSCE) 2022 tại Hàn Quốc do Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc tổ chức từ ngày 31/8/2022 đến 02/9/2022 tại Trung tâm triển lãm quốc tế Hàn quốc (KINTEX), thành phố Goyang, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc.

- Triển khai Chương trình trao đổi công chức năm 2022 giữa tỉnh Đồng Nai và tỉnh Gyeongnam, Hàn Quốcd theo tinh thần Bản ghi nhớ ký kết giữa hai địa phương.

- Tổ chức Lễ ký kết với tỉnh Champasak, Lào về tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai địa phương giai đoạn 2022 – 2026 vào ngày 28/12/2021 , tại Trụ sở UBND tỉnh, theo hình thức trực tuyến (tái ký kết lần 2); Lễ ký kết với tỉnh Kampong Thom, Campuchia về thiết lập quan hệ hữu nghị giữa hai địa phương vào ngày 12/12/2022, tại Trụ sở UBND tỉnh.

- Tham mưu UBND tỉnh tổ chức thành công Đoàn công tác của tỉnh sang thăm và làm việc tại các địa phương của Campuchia theo Kế hoạch đoàn ra, đoàn vào năm 2022 của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Tiếp đón 04 Đoàn công tác của Lào sang thăm và làm việc tại tỉnh, trong đó có 02 Đoàn cấp tỉnh và 02 Đoàn cấp Sở, ngành, gồm: Đoàn Cán bộ cấp cao nước CHDCND Lào (15/6/2022); Đoàn Lãnh đạo cấp cao tỉnh Champasak, nước CHDCND Lào (từ 23/8-24/8/2022); Đoàn đại biểu thành phố Pakse, Lào (từ 15/8 -18/8/2022); Đoàn Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Champasak, Lào (từ 17/10 - 18/10/2022).

Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai tiếp tục hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương của Lào. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 41 sinh viên Lào đang học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng. Riêng năm 2022, tình Đồng Nai chào đón 21 sinh viên của Lào (gồm 10 em của tỉnh Savannakhet và 11 em của tỉnh Champasak) sang học tập tại tỉnh.

5. Các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp

- Năm 2022, hoạt động sản xuất xuất khẩu, kinh doanh thương mại từng bước phục hồi sau thời gian trì trệ do thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên từ tháng 7/2022, tình hình sản xuất, xuât khẩu có dấu hiệu chững lại, đặc biệt là ở các ngành giày da, dệt, may mặc, chế biến gỗ mỹ nghệ. Nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát tại các nước tăng cao dẫn đến người dân thắt chặt chi tiêu (kể cả những nước phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Mỹ và khối EU) kéo theo nhu cầu tiêu dùng trên thị trường thế giới chậm lại, đơn hàng xuất khẩu không còn “dồi dào” như những tháng đầu năm 2022. Ngoài ra, chiến tranh xung đột Nga – Ukraine và việc Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chiến lược “Zero covid” đã làm gián đoạn nguồn cung ứng nguyên liệu sản xuất, xuất khẩu.

- Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp cùng sự hỗ trợ từ các bộ ngành liên quan và chính quyền địa phương, dự ước cả năm 2022, các chỉ tiêu công nghiệp thương mại đều đạt mức tăng trưởng khá, đạt và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Cụ thể:

a) Về Công nghiệp - thương mại, dịch vụ

 Hoạt động sản xuất công nghiệp

- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2022 ước tăng 8,32% so cùng kỳ (mục tiêu KH tăng 7 - 8%), trong đó: ngành khai khoáng ước tăng 4,25%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo ước tăng 8,63%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước ước tăng 6,51%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải ước tăng 6,22%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) năm 2022 ước đạt 765,67 ngàn tỷ đồng, tăng 8,69% so cùng kỳ.

Hoạt động thương mại

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 24,6 tỷ USD, tăng 13,06% so cùng kỳ (mục tiêu KH tăng 8 – 8,5%), trong đó khu vực trong nước ước đạt 6,3 tỷ USD, tăng 31,66%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 18,27 tỷ USD, tăng 7,79%. Kim ngạch nhập khẩu năm 2022 đạt 18,8 tỷ USD, tăng 0,74% so cùng kỳ (mục tiêu KH tăng 10 - 11%), trong đó khu vực trong nước ước đạt 3,96 tỷ USD, tăng 8,78%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 14,88 tỷ USD, giảm 1,22%. Dự ước cả năm 2022, toàn tỉnh đạt mức xuất siêu khoảng 5,75 tỷ USD (bình quân hàng tháng xuất siêu khoảng 479 triệu USD).

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ năm 2022 ước đạt 232,04 ngàn tỷ đồng, tăng 23,56% so cùng kỳ (mục tiêu KH tăng 9 – 10%), trong đó: ngành thương mại bán lẻ ước đạt 180,1 ngàn tỷ đồng, tăng 17,08%; ngành khách sạn, nhà hàng ước đạt 19,64 ngàn tỷ đồng, tăng 57,29%; ngành du lịch lữ hành ước đạt 35,79 tỷ đồng, tăng 95,98%; ngành dịch vụ khác ước đạt 32,25 ngàn tỷ đồng, tăng 50,28%.

- Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử: Sở Công Thương đang phối hợp với Cục Thống kê Đồng Nai thực hiện khảo sát, điều tra theo Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 06/6/2022 của UBND tỉnh về điều tra ứng dụng thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai năm 2022, đến nay vẫn đang triển khai thực hiện.

b) Lĩnh vực ngân hàng, vay vốn phát triển sản xuất

- Trên địa bàn có 59 chi nhánh ngân hàng (của 42 ngân hàng), 220 phòng giao dịch trực thuộc và 22 chi nhánh ngân hàng cấp 2; 35 Quỹ tín dụng nhân dân; 05 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP).

- Tổng nguồn vốn huy động đạt 282.995 tỷ đồng, tăng 3,3% so với đầu năm. Tổng dư nợ cấp tín dụng đạt 330.223 tỷ đồng, tăng 17,72% so với đầu năm.

- Quỹ trợ vốn phát triển HTX tỉnh Đồng Nai đã tiếp nhận nguồn vốn ủy thác từ ngân sách tỉnh và đã giải ngân cho 05 HTX với số tiền là 1,75 tỷ đồng.

- Qũy trợ vốn phát triển HTX đã thực hiện giải ngân cho 160 thành viên (trong đó có 02 phương án pháp nhân và 158 phương án thể nhân) với số tiền 7,205 tỷ đồng.

- Triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về thành lập Quỹ theo Nghị định số 45/NĐ-CP của Chính phủ, trình UBND tỉnh quyết định thành lập Quỹ; Điều lệ Quỹ. Thực hiện đăng ký bổ sung vốn đầu tư công trung hạn 150 tỷ đồng giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 cấp vốn điều lệ 50 tỷ đồng đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 8/7/2022.

c) Lĩnh vực khoa học công nghệ

- Tổ chức 11 Hội nghị "Hướng dẫn những quy định về khoa học và công nghệ đối với các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai" tại 11 huyện/thành phố; 02 hội nghị phổ biến, triển khai các chính sách hỗ trợ và các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng,

- Xây dựng kế hoạch số 1181/KH-SKHCN ngày 26/5/2022 về việc tổ chức Hướng dẫn hồ sơ thực hiện các tiêu chí đối với các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2022: hỗ trợ địa phương rà soát hồ sơ cho 23 sản phẩm của 21 chủ thể.

- Hướng dẫn 5 đơn vị đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Trong đó có 4 đơn vị được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

- Tổ chức Cuộc thi “Thiết kế nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp cho các sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm” năm 2022. gồm 08 nhãn hiệu và 02 kiểu dáng công nghiệp cùa 07 chủ thể OCOP, đăng tải thông tin Hội thi trên website Sở Khoa học và Công nghệ, thông báo đến các Sở, ngành, UBND các huyện/thành phố, các Sở KH&CN, các Trường Đại học, Cao đẳng, các phòng Văn hóa của các huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Liên hiệp các hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Hội Văn học nghệ thuật tỉnh.

d) Lĩnh vực Giao thông - vận tải

- Dự án cảng hàng không Quốc tế Long Thành: về công tác GPMB đã bàn giao 1.770 ha/1.810 ha đạt 98%, còn lại khoảng 40 ha đang tiếp tục xử lý; các gói thầu rà phá bom mìn, xây dựng tường rào trong phạm vi 1.810 ha đã cơ bản hoàn thành đạt trên 90% khối lượng; gói thầu san nền thoát nước đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ san lấp ngoài thực địa; Ngày 18/12/2022, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã có quyết định hủy gói thầu “thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách” sân bay quốc tế Long Thành và cho thực hiện đấu thầu lại, dự kiến hoàn thành lại đấu thầu mất ít nhất 45 ngày. Đồng thời, đang triển khai điều chỉnh hồ sơ 02 tuyến giao thông kết nối sân bay Long Thành là tuyến số 1 và số 2, dự kiến đầu thầu khởi công trong Quý I/2023.

- Đối với các dự án của trung ương triển khai trên địa bàn tỉnh: đã phối hợp khởi công dự án thành phần 1A của dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn thuộc đường Vành đai 3 – TP.HCM, phối hợp hoàn thành thông xe dự án nút giao ngã tư Dầu Giây, phối hợp đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành thông xe kỹ thuật đối với dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết ngày 31/12/2022, tiếp tục phối hợp đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Bến Lức – Long Thành; công tác phối hợp triển khai các dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc, mở rộng cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây.

- Ban hành kế hoạch triển khai 02 dự án giao thông trọng điểm được Quốc hội, Chính phủ giao UBND tỉnh Đồng Nai làm cơ quan chủ quản triển khai là: Đường Vành đai 3 – TP. HCM (đoạn 1) và đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (thành phần 1).

- Phối hợp đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông đô thị quan trọng trên địa bàn thành phố Biên Hòa như: đường dự án đường ven sông Đồng Nai, cầu Vàm Cái Sứt trên đường Hương lộ 2 nối dài, đường Hương lộ 2 nối dài và các tuyến đường tỉnh nâng cấp mở rộng ĐT.768, ĐT.763…

- Phối hợp góp ý thẩm định hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án giao thông kết nối sân bay quốc tế Long Thành góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh như: đầu tư nâng câp mở rộng đường ĐT.773, dự án đầu tư đường ĐT.770B, nâng cấp mở rộng ĐT.769.

- Phối hợp với Ban quản lý dự án đường sắt trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – sân bay Long Thành, đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu để chia sẻ lưu lượng cho hệ thống giao thông đường bộ, đặc biệt là sân bay quốc tế Long Thành đưa vào khai thác sử dụng và kết nối đến khu vực cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải.

đ) Lĩnh vực xây dựng

- Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch có nhiều chuyển biến tích cực: quy hoạch phân khu tại thành phố Biên Hòa đã được phê duyệt là 10/21 phân khu; quy hoạch phân khu tại Đô thị Nhơn Trạch đã được phê duyệt là 02/12 phân khu; đối với quy hoạch chung đô thị, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã trình Bộ Xây dựng thẩm định hồ sơ nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng thành phố Biên Hòa; quy hoạch chung đô thị Trảng Bom; đối với 02 đô thị còn lại (Đô thị huyện Long Thành và Đô thị mới Nhơn Trạch).

- Tập trung triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở trọng tâm là nhà ở xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội: Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định 320/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2022 về Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1258/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2022 về phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Ban hành Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2022 về Đề án cấp nước sạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025 và đã triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh; Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn Khu vực nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025.

e) Lĩnh vực nông nghiệp

Về phát triển sản xuất nông nghiệp

- Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 143,3 ngàn ha; diện tích cây lâu năm đạt 170,6 ngàn ha, trong đó: cây ăn quả 74,7 ngàn ha; cây công nghiệp lâu năm 94,5 ngàn ha.

- Chăn nuôi phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát tốt, tổng đàn các đối tượng vật nuôi chủ lực tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá. Hiện tổng đàn heo khoảng 2,56 triệu con; đàn gia cầm 27,5 triệu con; đàn trâu bò gần 92,86 ngàn con.

- Tình hình nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, không xảy ra dịch bệnh trên đối tượng nuôi. Cơ cấu nội bộ ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng nâng tỷ trọng sản phẩm nuôi trồng thủy sản nước ngọt và chất lượng con giống theo hướng sạch bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tình hình lâm phận trên toàn tỉnh ổn định, thực hiện quản lý chặt chẽ nguồn gốc lâm sản, giống cây trồng lâm nghiệp, hoạt động nuôi nhốt động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh. Dự ước duy trì tỷ lệ che phủ rừng đến cuối năm 2022 là 28,7%, đảm bảo theo chỉ tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (28,3%).

Về thực hiện Chương trình OCOP

- Tổ chức Lễ công bố kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cho 55 sản phẩm được chứng nhận trong năm 2021; hỗ trợ các chủ thể tham gia các hoạt động thuộc Chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh; công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP được Sở và các ngành, địa phương, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tỉnh tập trung triển khai thực hiện: xây dựng và phát sóng 12 chuyên đề về khuyến công trên Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai; biên tập 300 cuốn sổ tay về Cẩm nang sản phẩm OCOP; lắp đặt 02 Pano tuyên truyền chương trình trên địa bàn huyện Long Khánh, Vĩnh Cửu; tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức về Chương trình trên địa bàn tỉnh; 11 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội viên Hội phụ nữ cho 1.100 cán bộ, hội viên; 01 lớp tập huấn về chương trình với 50 đoàn viên, thanh niên tham dự;…

- Hỗ trợ các chủ thể xây dựng hồ sơ đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2022. Tổ chức họp Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1/2022  và hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh công nhận đối với 11 sản phẩm của 08 chủ thể đạt từ 03 sao trở lên.

- Tổ chức họp Hội đồng OCOP cấp tỉnh để rà soát 47 hồ sơ của 32 tham gia đánh giá, phân hạng đợt 2 năm 2022, kết quả đánh giá có 12 sản phẩm đạt 4 sao; 35 sản phẩm đạt 3 sao. Lũy kế đến nay toàn tỉnh có 150 sản phẩm đạt từ 3 sao đến 4 sao”.

Về thực hiện Chương trình phát triển ngành nghề nông thôn

Ban hành Quyết định phê duyệt Phương án điều tra tình hình phát triển của các cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; phối hợp các ngành, địa phương kiểm tra, khảo sát các làng nghề, nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Biên Hòa và Long Khánh; tổ chức 02 lớp tập huấn về hỗ trợ phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn huyện Long Thành, Nhơn trạch với 70 học viên tham gia; phối hợp Sở công thương và các ngành liên quan hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia, thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của tỉnh: khuyến công, xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất, hỗ trợ sản xuất an toàn,…Hiện toàn tỉnh 9.087 cơ sở ngành nghề nông thôn đang hoạt động, 02 Nghệ nhân ưu tú cấp Trung ương, 30 Nghệ nhân và 726 Thợ giỏi cấp tỉnh được công nhận.

Chương trình hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản

- Tổ chức 10 lớp tập huấn tuyên truyền chính sách liên kết, 5 lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý điều hành cho hợp tác xã, câu lạc bộ - tổ hợp tác với 1.295 người tham dự; phối hợp Hội nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh thành lập Đoàn công tác làm việc với UBND các huyện, thành phố về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực phát triển nông thôn, trọng tâm là xây dựng chuỗi liên kết, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; tổ chức Hội thảo cấp tỉnh về bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệpp. Các địa phương đã quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện liên kết, điển hình như các huyện Thống Nhất, Tân Phú, Xuân Lộc.

- Trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh có thêm 10 dự án liên kết được phê duyệt. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 181 chuỗi liên kết (tăng 01 chuỗi so năm 2021) với sự tham gia của 97 doanh nghiệp, 60 HTX, 31 cơ sở và hơn 12.540 hộ sản xuất;

Chương trình hỗ trợ phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp: trên địa bàn tỉnh có 10 hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) được thành lập mới. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 193 HTX nông nghiệp (182 HTX đang hoạt động, 11 HTX ngưng hoạt động), 1.002 câu lạc bộ - tổ hợp tác. Hiện có 63 HTXNN ứng dụng công nghệ cao, 61 HTXNN tham gia chuỗi liên kết, 12 HTXNN có 23 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 và 4 sao; HTXNN hoạt động khá tốt chiếm 49,4% (92 HTX), HTXNN hoạt động trung bình chiếm 23,5% (43 HTX).

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

- Về xã nông thôn mới nâng cao: trong năm có 31 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, vượt 158,3 % so KH (31/12 xã). Luỹ kế đến nay toàn tỉnh có 96 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt 80% (96/120 xã) so chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2025; bình quân mỗi xã đạt 17,5 tiêu chí, tăng 0,59 tiêu chí/xã so với năm 2021.

- Về xã nông thôn mới kiểu mẫu: trong năm có 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, vượt 333% so KH (13/3 xã), lũy kế đến nay toàn tỉnh có 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, đạt 70% (21/30 xã) so chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2025.

- Về Khu dân cư kiểu mẫu (KDC): trong năm có thêm 17 KDC được công nhận KDC kiểu mẫu, đạt 114% so KH (17/14 KDC), luỹ kế đến nay toàn tỉnh có 22 KDC kiểu mẫu được địa phương công nhận”.

g) Lĩnh vực Thuế

- Hỗ trợ giải đáp vướng mắc cho người nộp thuế: qua điện thoại 21.645 cuộc; Tiếp xúc, trả lời trực tiếp 14.237 lượt; Văn bản chuyển đến 1.076 văn bản.

- Tổ chức hỗ trợ các vướng mắc cho người nộp thuế, cán bộ thuế trong quá trình triển khai hóa đơn điện tử của người nộp thuế về chính sách, quy trình nghiệp vụ và sử dụng phần mềm ứng dụng.

- Phối hợp các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với nội dung triển khai hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo Nghị định sô 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC.

- Thành lập Trung tâm điều hành, hỗ trợ triển khai tại Cục Thuế và công bố đường dây nóng hỗ trợ người nộp thuế.

- Thông báo đến từng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh về kế hoạch triển khai áp dụng hoá đơn điện tử để chuẩn bị điều kiện về cơ sở hạ tầng và giải pháp công nghệ thông tin sẵn sàng áp dụng hoá đơn điện tử theo thông báo của Cơ quan thuế.

- Tập huấn triển khai Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC về hóa đơn điện tử cho công chức Văn phòng Cục và các Chi cục Thuế khu vực; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bà tỉnh có 14 đợt tập huấn với 3.269 doanh nghiệp tham dự và 04 hội nghị đối thoại với 1.038 doanh nghiệp tham dự; phối hợp Hội Tư vấn thuế Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn chính sách thuế và Luật quản lý thuế, khai thuế đối với Hộ cá nhân kinh doanh và triển khai áp dụng Hóa đơn điện tử với 200 doanh nghiệp tham dự.

- Tính đến ngày 31/10/2022 đã tiếp nhận và xử lý hơn 32.603.536 hóa đơn điện tử (gồm 16.492.648 hóa đơn có mã và 16.110.888 hóa đơn không có mã).

- Ban hành 34 Quyết định xử lý vi phạm hành chính về ấn chỉ, thu NSNN 208.000.000 đồng.

6. Tình hình hoạt động của Hiệp hội

- Thực hiện chương trình giao thương với các doanh nghiệp Autralia, một số đại diện doanh nghiệp của Hội Doanh nhân Trẻ tham gia Đoàn giao thương của tỉnh tìm hiểu thị trường Autralia.

  - Góp ý Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 17-CT/TU về tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”; Góp ý về Kế hoạch phát triển thương maq5i, dịch vụ 2020 – 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Góp ý Tổng kết 10 năm phát triển hạ tầng Cụm công nghiệp; Góp ý Luật Dầu khí (sửa đổi) và có văn bản đề nghị một số nợi dung trong ký kết hợp tác giữa Đồng Nai với bang Arkansas (Hoa Kỳ).

- Tổ chức Hội thảo Thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp với sự tham dự khoảng gần 200 doanh nghiệp.

- Thông tin, mời doanh nghiệp tham dự các chương trình hội nghị, hội thảo do tỉnh tổ chức như : Hội nghị phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, Châu phi và Trung Quốc do Cục Xúc tiến Thương mại tổ chức; mời doanh nghiệp tham gia tập huấn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và cập nhật một số quy định mới trong xuất nhập khẩu do Sở Công Thương phối hợp với tiểu ban Tạo thuận lợi hóa thương mại tổ chức…

- Thời gian qua Hiệp hội đã thực hiện tốt vai trò phản biện các chính sách của Nhà nước, đã tích cực nghiên cứu và đóng góp vào các dự thảo Luật, Nghị định của Chính phủ và các quy định của UBND tỉnh Đồng Nai có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ban Thường trực Hiệp hội tích cực trong việc triển khai nhanh các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến cộng đồng Doanh nghiệp; thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động và nắm bắt khó khăn của của Doanh nghiệp để có những phản ảnh kịp thời đến các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.

7. Về Hải quan

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị Vụ/Cục thuộc Tổng cục, các đơn vị Hải quan tỉnh bạn để triển khai đồng bộ, thống nhất, cung cấp, trao đổi thông để triển khai văn bản chính sách đi vào hoạt động thực tiễn tại đơn vị nhằm xây dựng, phát triển mối quan hệ Hải quan - Hải quan.

- Phối/kết hợp chặt chẽ với các lực lượng kiểm tra chức năng trên địa bàn tỉnh, các cơ quan quản lý chuyên ngành triển khai đồng bộ thống nhất các quy định quản lý nhà nước của các Bộ/ngành khác liên quan đến lĩnh vực hải quan thúc đẩy xây dựng, phát triển mối quan hệ Hải quan - Các bên có liên quan.

- Tăng cường xây dựng, phát triển mối quan hệ Hải quan - Doanh nghiệp theo định hướng cùng đồng hành, chia sẽ, hỗ trợ cùng phát triển, xây dựng môi trường đầu tư thương mại thông thoáng, công khai. minh bạch, ổn định, bền vững và tin cậy.

- Trả lời tư vấn 339 câu hỏi vướng mắc của doanh nghiệp thông qua chuyên mục Tư vấn TTHQ qua mạng hoạt động thường trú trên trang webside của Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai, nâng tổng lũy kế lên 24.396 câu hỏi vướng mắc của các doanh nghiệp trên địa bàn và toàn quốc được giải đáp qua chuyên mục này.

- Tiếp tục triển khai sâu rộng và hiệu quả nhất Hệ thống trao đổi thông tin Hải quan - Doanh nghiệp (DN Customs - Info) cho phép trao đổi thông tin qua lại hai chiều một cách nhanh chóng, thuận tiện, chính xác giúp giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Tổng lũy kế đến kỳ báo cáo đã xử lý 1.280 câu hỏi vướng mắc của doanh nghiệp và 50.822 văn bản đã được tiếp nhận xử lý thông qua hệ thống với số lượng tham gia của 2.497 doanh nghiệp trao đổi thông tin qua lại.

- Thực hiện đăng tải 141 văn bản pháp luật quan trọng trên website điện tử của đơn vị và 2.849 văn bản được đăng tải trên website nội bộ. Tổng luỹ kế đến kỳ báo cáo có hơn 7.207 văn bản đã được đăng tải trên website điện tử phục vụ cho cộng đồng doanh nghiệp và 64.201 văn bản đã được đăng tải, cập nhật trên website nội bộ của đơn vị để hỗ trợ cho tra cứu văn bản, cập nhật thông tin phục vụ cho công tác nghiệp vụ.

III. Công tác cải cách hành chính

1. Công nghệ thông tin

- Tổ chức triển khai thực hiện về thúc đẩy chuyển đổi số tại doanh nghiệp nhỏ và vừa, tham gia xác định chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

- Kế hoạch phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Đồng Nai năm 2022.

- Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 10318/KH-UBND ngày 25/8/2021 triển khai thực hiện Quyết định số 1034/QĐ-BTTTT của Bộ TTTT phê duyệt kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

2. Bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng

- Tổ chức triển khai thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin cho cán bộ, CCVC và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Về đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh: thực hiện đánh giá mức độ sẵn sàng bảo đảm an toàn thông tin năm 2022 đối với các đơn vị trên địa bàn tỉnh; triển khai áp dụng tiêu chuẩn an toàn thông tin cho các cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia; phối hợp rà soát, đề xuất danh mục bộ phận, vị trí trọng yếu, cơ mật. Báo cáo tình hình triển khai về công tác an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua và đề xuất một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2022.

3. Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, phát triển nền kinh tế số

- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch triển khai thí điểm tổ công nghệ số cộng đồng tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đến nay đã có 1.000 Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh được thành lập với tổng số 6.441 thành viên tham gia. Qua đó, đã phối hợp với Cục Chuyển đổi số Quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn, bồi dưỡng với hình thức trực tiếp và trực tuyến cho 3.700 người là thành viên của Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức và triển khai thực hiện kế hoạch triển khai và vận hành thí điểm ứng dụng Công dân số.

- Triển khai mô hình Trung tâm điều hành trên địa bàn tỉnh. Nhằm giúp các đơn vị, địa phương hoàn thiện công cụ quản lý, điều hành thông minh trên nền tảng chính quyền điện tử hướng đến hoàn thiện mô hình chính quyền số tỉnh Đồng Nai, ngoài ra còn giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận nhanh với các dịch vụ của chính quyền cung cấp, tạo kênh giao tiếp nhanh nhất giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền đảm bảo xử lý kịp thời các kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

- Về chuyển đổi số cấp xã đến năm 2025: Hiện đang tiến hành triển khai thí điểm 03 xã thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh gồm xã Long Phước - huyện Long Thành (Viettel Đồng Nai triển khai); xã Bình Lợi - huyện Vĩnh Cửu (VNPT Đồng Nai triển khai); xã Bảo Hòa - huyện Xuân Lộc (Mobifone Đồng Nai triển khai).

4. Công tác ban hành, kiểm tra, rà soát và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật

- Công tác xây dựng văn bản: thông qua 23 Nghị quyết QPPL; UBND tỉnh ban hành 45 Quyết định Quy phạm pháp luật.

- Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật: công bố Danh mục 49 VBQPPL hết hiệu lực và 10 văn bản hết hiệu lực một phần của HĐND tỉnh, UBND tỉnh Đồng Nai năm 2021. So với năm 2021, số lượng văn bản hết hiệu lực trong năm 2022 ít hơn.

- Thực hiện tự kiểm tra 45 VBQPPL do UBND tỉnh ban hành, qua kiểm tra phát hiện 01 văn bản có sai sót về kỹ thuật trình bày hiệu lực thi hành, đã kịp thời phối hợp với cơ quan soạn thảo kiến nghị UBND tỉnh xử lý kịp thời.

- Kiểm tra theo thẩm quyền 31 VBQPPL do HĐND, UBND cấp huyện ban hành. Qua kiểm tra theo thẩm quyền đã phát hiện 04 văn bản của cấp huyện ban hành có sai sót về nội dung, một số văn bản chưa đảm bảo về kỹ thuật trình bày.

- Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL được thực hiện thường xuyên, kịp thời phát hiện những văn bản trái pháp luật, văn bản hết hiệu lực, văn bản không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành hoặc không phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, qua đó kịp thời kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới để đảm bảo tính thống nhất, minh bạch và hoàn thiện của hệ thống VBQPPL

IV. Công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

- Lượng chất thải y tế thu gom, xử lý khoảng 2,6 tấn/ngày, đạt tỷ lệ 100% (đạt mục tiêu Nghị quyết, 100%).

- Lượng chất thải nguy hại thu gom, xử lý khoảng 501 tấn/ngày, đạt tỷ lệ 100% (đạt mục tiêu Nghị quyết, 100%).

- Lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại thu gom, xử lý khoảng 1.291 tấn/ngày, đạt tỷ lệ 100% (đạt mục tiêu Nghị quyết, 100%).

- Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng khoảng 2.059 tấn/ngày.

- Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 31/31 khu công nghiệp đã có trạm xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, đạt mục tiêu so với Nghị quyết đề ra là 100%.

- Tỷ lệ khu công nghiệp có nước thải ổn định được lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, hoạt động hiệu quả, đạt yêu cầu theo quy định đạt 89,2%, chưa đạt mục tiêu Nghị quyết. Nguyên nhân: Do Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật có quy định mới về đối tượng và thời hạn lắp đặt, vì vậy các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp đã có văn bản xin gia hạn thời gian lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để phù hợp và tương thích với quy định và đặc tính kỹ thuật hiện hành (Theo quy định tại khoản 4, Điều 97 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường, chủ kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động và thời hạn hoàn thành trước ngày 31/12/2024 và Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường).

- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 25/28 khu công nghiệp có đủ nước thải để vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải tập trung đã được lắp đặt hệ thống quan trắc tự động. Còn 06 khu công nghiệp chưa lắp đặt, gồm: 03 khu công nghiệp (An Phước, Lộc An - Bình Sơn, Tân Phú) có đủ nước thải vận hành ổn định hệ thống xử lý nước thải; 03 khu công nghiệp (Ông Kèo, Thạnh Phú, Định Quán) chưa có đủ nước thải để đưa hệ thống vào vận hành.

- Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (từ 01/01/2022 – 31/10/2022) khoảng 5,966 tỷ đồng, đạt 149% so với chương trình công tác (5,966 tỷ/4 tỷ đồng). Ước đến 31/12/2022, tổng số phí thu được khoảng 6 tỷ đồng.

V. Chính sách an sinh xã hội

- Giải quyết việc làm cho 78.009/80.000 lượt người, đạt 97,51% kế hoạch năm, tăng 39,15% so với cùng kỳ năm 2021.

- Tiếp nhận 58.905 hồ sơ người lao động đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 55,4% so với cùng kỳ năm 2021.

- Tổ chức 22 phiên giao dịch việc làm, đạt 169,23% so cùng kỳ 2021 (tăng 9 phiên), đạt 104,76% kế hoạch năm.

- Đào tạo nghề và giải quyết việc làm của Dự án Cảng HKQT Long Thành: Đang tổng hợp danh sách các hộ dân bị thu hồi đất có nhu cầu học nghề thuộc Đề án về đào tạo nghề và giải quyết việc làm của Dự án Cảng HKQT Long Thành, để phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo, kết quả có 901 hồ sơ, trong đó có 399 hồ sơ đăng ký học nghề lái xe ô tô, qua rà soát 399 hồ sơ đăng ký có 121 hồ sơ đủ điều kiện hỗ trợ chính sách học nghề theo Đề án.

- Tổ chức đào tạo nghề cho 812 người hưởng trợ cấp thất nghiệp; đào tạo nghề cho 179 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

- Giải quyết chế độ cho 880 đối tượng người có công và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

VI. Bảo đảm an ninh, quốc phòng

- Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh trật tự, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư và hoạt động cho các doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện 02 đề án và 03 quy chế phối hợp: Đề án đảm bảo an ninh trật tự phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Đề án đảm bảo an ninh cho người lao động tại các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Quy chế phối hợp giải quyết sự cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Quy chế phối hợp giữa Công an tỉnh và Sở Công thương, Cục Quản lý thị trường về bảo vệ ANQG, TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm trên lĩnh vực công nghiệp và thương mại; Quy chế phối hợp giữa Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam về công tác đảm bảo an ninh trật tự quá trình triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các phương án, kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự tại các Khu công nghiệp; Kế hoạch nắm tình hình, phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động của tổ chức Phong trào Lao động Việt tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch thực hiện Quy chế phối hợp đảm bảo an ninh trật tự địa bàn giáp ranh giữa Công an 07 tỉnh, thành phố giáp ranh; Kế hoạch công tác phòng chống khủng bố; Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Kế hoạch công tác Công an thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/CP của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh; Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 57-CT/TU ngày 20/7/2017 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng”.

- Chủ động triển khai đồng bộ các mặt công tác nghiệp vụ nắm tình hình từ xa, từ cơ sở, kịp thời phát hiện các âm mưu, ý đồ, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước; các đối tượng trọng điểm bên trong các khu công nghiệp, các khu nhà trọ của công nhân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; tình hình liên quan hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài, việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, các yếu tố tiềm ẩn liên quan đến công tác đảm bảo an ninh trong người lao động tại các khu công nghiệp…Tham mưu chính quyền địa phương, các Sở, Ngành chức năng tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh những sai phạm của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước liên quan đến quyền lợi và lợi ích của người lao động nhằm hạn chế đình công xảy ra. Giải quyết tốt các vụ, việc phức tạp về an ninh trật tự xảy ra tại các Khu công nghiệp, doanh nghiệp FDI, các vụ khiếu kiện, tụ tập đông người liên quan các quỹ tín dụng nhân dân, không để các thế lực thù địch, bọn phản động lợi dụng hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.

- Giải quyết, đảm bảo an ninh trật tự tình hình liên quan 29 vụ đình công tại 29 doanh nghiệp, trong đó: 20 vụ xảy ra tại doanh nghiệp FDI (gồm: 02 Trung Quốc, 10 Hàn Quốc, 02 Đài Loan, 02 Hong Kong, 02 Samoa, 02 Singapore) và 08 vụ xảy ra tại các doanh nghiệp vốn 100% Việt Nam, 01 doanh nghiệp Việt Nam liên doanh với Anh; với tổng số 29.380 lượt công nhân tham gia đình công, tăng 12 vụ so với cùng kỳ năm 2021. Trong năm 2022, tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chưa phát hiện có hoạt động tuyên truyền, kích động, móc nối, lôi kéo công nhân đình công, lãn công, gây rối ANTT; hình thành các hội nhóm, hoạt động tôn giáo trái pháp luật hoặc hoạt động lợi dụng “tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp” để thành lập, tác động, chi phối hình thành các tổ chức chính trị đối lập.

- Chủ động phối hợp với các Cục nghiệp vụ Bộ Công an, các Sở, ban, ngành chức năng của tỉnh nắm tình hình, kịp thời phát hiện âm mưu, ý đồ của các thế lực thù địch lợi dụng quá trình hội nhập kinh tế để tuyên truyền “dân chủ nhân quyền”, dùng kinh tế chuyển hóa chính trị.

- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Chính phủ, Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng. Chủ động trong công tác nắm tình hình, phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế để báo cáo Lãnh đạo Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh giải quyết.

- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ ANQG trên lĩnh vực kinh tế. Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ các cơ quan, doanh nghiệp. Tham mưu, hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp triển khai thực hiện Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước, pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng về ANQG.

B. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2022

I. Đánh giá chung

1. Thuận lợi

- Sản xuất công nghiệp có tín hiệu phục hồi nhanh, các ngành sản xuất ổn định, xu hướng phát triển tích cực, nhất là một số ngành sản xuất chủ lực giữ vai trò quan trọng, tiếp tục là “lực kéo” cho tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp

- Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ đang từng bước phục hồi và có nhiều khởi sắc.

- Tình hình xuất nhập khẩu có nhiều tín hiệu khả quan, một số nhóm hàng như cà phê, hàng dệt may, giày dép, linh kiện điện tử,... có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao, góp phần tạo giá trị xuất siêu khá trong hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh.

- Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tiếp tục được quan tâm, triển khai các giải pháp quản lý đồng bộ, thường xuyên, đem lại nhiều kết quả tích cực. Chủ động giám sát, theo dõi việc khắc phục công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở có nguy cơ phát sinh ô nhiễm cao. Việc thực hiện phân loại rác tại nguồn đã có sự quan tâm, tham gia của cả hệ thống chính trị, toàn ngành tài nguyên và môi trường, các địa phương đã nỗ lực triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo kế hoạch.

- Nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp như Tỉnh ủy; UBND tỉnh; Huyện ủy; UBND các huyện và sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh trong công tác triển khai các chính sách thuế mới và phổ biến chính sách thuế mới theo quy định từng năm phù hợp với các Pháp luật thuế mới và các Luật thuế sửa đổi bổ sung có hiệu lực thi hành đến từng NNT để kịp thời nắm bắt dưới nhiều hình thức khác nhau.

- Có sự kết hợp tốt giữa các cơ quan ban ngành đặc biệt là các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh, chú trọng hình thức tuyên truyền và qua hướng dẫn, giải thích của các công chức thuế đã nâng cao được ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. 

- Việc công khai thủ tục hành chính đã giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời về thủ tục hành chính hạn chế thời gian đi lại nên đã tạo được sự đồng thuận của doanh nghiệp. Đồng thời công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo quyết liệt và thường xuyên của Tỉnh ủy, bám sát các nội dung chỉ đạo của cấp trên. Bên cạnh đó tỉnh luôn tăng cường công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật có liên quan đến cải cách hành chính thông qua hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính. Kết quả thực hiện tại cơ quan có sự chuyển biến tích cực, nhất là kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính đã chuyển biến tích cực, tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính cho người dân,

2. Khó khăn, hạn chế

- Năm 2022 là năm rất khó khăn cho doanh nghiệp vì ảnh hưởng của hậu đại dịch Covid 19; nhiều doanh nghiệp đã từng bước khôi phục sản xuất kinh doanh; Nhà nước có nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp như Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 15/NĐ-CP ngày 28/01/2022 Quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; và Nghị định số 31/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Tuy nhiên do một số quy định về thủ tục hành chính và hướng dẫn thực hiện chưa đầy đủ nên ít doanh nghiệp tiếp cận được các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

- Ngoài ra do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Nga – Ucraina nên tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, giá nguyên vật liệu tăng cao, thị trường xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn; nhất là từ giữa quý 3/2022, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu bị đứt đơn hàng, một số doanh nghiệp phải giảm thời gian lao động hoặc tạm thời cho công nhân ngưng việc tạm thời; đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống người lao động. Nguồn nhiên liệu xăng dầu thế giới có nhiều biến động, từ đó dẫn đến việc cung ứng nhiên liệu xăng dầu cho nền kinh tế bị biến động, thiếu hụt. Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ cho lĩnh vực xăng dầu chưa được Nhà nước quan tâm; các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu phải kinh doanh trong tình hình chiết khấu bằng 0 đ kéo dài từ đầu năm 2022 đến nay.

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh tuy đã dần phục hồi nhưng còn gặp nhiều khó khăn chủ yếu do chuỗi cung ứng hàng hoá có nguy cơ gián đoạn, đặc biệt cung ứng nguyên nhiên vật liệu, do chịu ảnh hưởng bất ổn về chính trị giữa Nga và Ukraina diễn biến phức tạp, giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao; việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, một số ngành đang đối mặt với tình trạng đơn hàng giảm.

- Việt Nam đã và đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới; rất nhiều Hiệp định Thương mại đã và đang đàm phán ký kết nên công tác thông tin, tuyên truyền đến cộng đồng Doanh nghiệp là cần thiết.

- Chính sách thuế thường xuyên sửa đổi, bổ sung, nhu cầu tư vấn của người nộp thuế ngày càng tăng nên cán bộ làm công tác tuyên truyền hỗ trợ luôn cập nhật chính sách thuế mới, nghiên cứu, tham dự tập huấn còn nhiều hạn chế.

- Công tác quản lý trật tự xây dựng tình trạng tự ý phân lô bán nền, xây dựng nhà ở và các công trình liên quan không phép; khai thác đất và san lấp mặt bằng không phép; tự ý chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác làm ảnh hưởng đến quy hoạch chung. Nguyên nhân: Do một bộ phận cán bộ, công chức tại các địa phương còn lơ là, thiếu kiểm tra, giám sát.

- Một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chính trị chưa chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng các tổ chức kinh tế tập thể, chưa chủ động phối hợp đồng bộ với các ngành liên quan trong thực hiện nhiệm vụ của ngành mình trong công tác hỗ trợ kinh tế tập thể. Công tác tuyên truyền, phổ biến đến mọi tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế tập thể chưa sâu rộng. Năng lực tổ chức sản xuất của các tổ chức kinh tế tập thể còn hạn chế; nhiều HTX trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, hoạt động chưa thực sự minh bạch, chưa dựa vào và phục vụ thành viên.

- Tỷ lệ khu công nghiệp có nước thải ổn định được lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, hoạt động hiệu quả, đạt yêu cầu theo quy định đạt 89,2%, chưa đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra. Trong đó nguyên nhân là do các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp đã có văn bản xin gia hạn thời gian lắp đặt hệ thống quan trắc tự động theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (hiệu lực từ ngày 01/01/2022) và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường (chủ kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động và thời hạn hoàn thành trước ngày 31/12/2024) và Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường.

- Quỹ đất công nghiệp còn lại sẵn sàng cho nhà đầu tư thuê không còn nhiều, do một phần còn vướng bồi thường giải tỏa, một phần chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Trong khi đó, thủ tục chấp thuận chủ trương dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án phức tạp, kéo dài, chưa đáp ứng kịp nhu cầu thuê đất của nhà đầu tư.

- Công an tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp nắm tình hình, hạn chế thấp nhất các vụ đình công, lãn công, tranh chấp lao động tập thể xảy ra. Tuy nhiên, trong năm 2022 vẫn xảy ra 26 vụ. Nguyên nhân: (1) Chủ doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến đời sống của người lao động, chưa thực hiện tốt, đầy đủ các quyền và lợi ích của công nhân; mức lương tối thiểu doanh nghiệp trả cho người lao động thường chỉ cao hơn mức quy định của Nhà nước một ít. Mặt khác, doanh nghiệp thường đặt ra nhiều khoản thu nhập khác cho người lao động như: tiền thưởng, tiền chuyên cần, phụ cấp đi lại, tiền độc hại, tiền nhà ở... khi có những thay đổi trong chính sách như cắt giảm lao động, chậm lương hoặc áp dụng tăng năng suất lao động dễ xảy ra tranh chấp lao động đẫn đến đình công. (2) Về phía người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp FDI chủ yếu là lao động phổ thông đến từ nhiều địa phương trên cả nước, tuổi đời còn trẻ, nhận thức pháp luật còn hạn chế nên tham gia đình công tự phát không theo quy trình pháp luật. 

- Các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng những sơ hở thiếu sót của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề nhạy cảm trong xã hội như chống tiêu cực tham nhũng, vấn đề ô nhiễm môi trường để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước kích động, xúi giục người lao động trong các khu công nghiệp tổ chức, tham gia đình công, biểu tình chống các chính sách của Đảng và nhà nước.

II. Đề xuất Kiến nghị

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh:

- Kiến nghị Quốc hội và Chính phủ: xem xét và sớm ban hành chương trình phát triển kinh tế giai đoạn 2023 – 2025 phù hợp với diễn biến của kinh tế thế giới; nhất là việc các nước đã và đang nhập khẩu hàng của Việt Nam đang có tình hình lạm phát khá cao; Chính phủ có chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các thị trường mới để từng bước ổn định, duy trì sản xuất; giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

- Đối với UBND tỉnh: chỉ đạo cho các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm đến hoạt động của các Hiệp hội, thường xuyên có thông tin đến các Hiệp hội để tuyên truyền đến các doanh nghiệp.

- Đối với các Sở, ngành, đơn vị: dự thảo về chính sách, chủ trương của nhà nước, kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước xem xét thông tin đến Hội và Hiệp hội để các thành viên có điều kiện đóng góp, phản biện trước khi ban hành.

C. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NĂM 2023

I. Dự báo tình hình chính trị, an ninh, kinh tế quốc tế năm 2023

- Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới; đến nay, Việt Nam đã ký kết 17 FTA khu vực và song phương, đây là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu, vì hàng hóa của Việt nam có nhiều thuận lợi hơn khi xuất khẩu vào thị trường các nước đã ký kết tham gia FTA và cũng đầy thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam, vì phải cạnh tranh trên toàn cầu và phải nổ lực cạnh tranh ngay trên thị trường nội dịa vì hàng hóa của các nước đã ký FTA với Việt Nam cũng có nhiều cơ hội thâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam.

- Do ảnh hưởng của hậu dịch Covid 19 và một phần do chiến tranh giữa Nga và Uctaina đã làm đứt gảy các chuổi cung ứng nguyên vật liệu, chuổi cung ứng hàng hóa mang tính toàn cầu làm giá cả nguyên vật liệu tăng cao gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu. Nhất là nguồn năng lượng hóa thạch đã có nhiều biến động tăng giảm liên tục, nguồi cung bị gián đoạn (do Mỹ và các nước Châu Âu phong tỏa nguồn dầu thô của Nga) nên đã gây không ít khó khăn trong việc đảm bảo nhiên liệu cho vận chuyển và phục vụ phát triển kinh tế.

- Đặc biệt là quý 3 năm 2022 đến nay, do ảnh hưởng của lạm phát nên nhiều nước nhập khẩu hàng từ Việt Nam đã cắt hoặc giảm đơn hàng đã làm cho nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến Gỗ, đệt may, da giày phải giảm sản xuất; giảm lao động …Việc này có thể sẽ kéo dài ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023.

- Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có có những diễn biến phức tạp; bất ổn về chính trị, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố quốc tế… xảy ra ở nhiều nơi và gia tăng mức độ nguy hiểm; tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, lợi ích ngày càng gay gắt, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh vẫn còn những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng.

- Tình hình dịch bệnh Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát, ổn định. Tuy nhiên hệ lụy và tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế thế giới vẫn chưa kết thúc. Bên cạnh đó, tình hình xung đột vũ trang giữa Nga - Ukraine đã ảnh hưởng tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế trên thế giới cũng như tại Việt Nam; nguy cơ xảy ra khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu rất cao, nguồn nguyên phụ liệu, xăng dầu thiếu hụt và các mặt hàng thiết yếu đồng loạt tăng giá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn do thiếu nguyên liệu đầu vào, đơn hàng bị cắt giảm, hàng thành phẩm tiếp tục tồn kho do không xuất khẩu được, giá xăng dầu tăng cao, cước phí vận chuyển tăng…nếu không có hướng xử lý, khắc phục và linh hoạt trong tình hình diễn biến của thế giới sẽ dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, tạm ngưng hoạt động; đời sống của người lao động sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do thu nhập bị cắt giảm và tình trạng mất việc làm gia tăng, tội phạm gia tăng.

- Do tác động bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và khó khăn kinh tế toàn cầu dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, tình trạng một số doanh nghiệp FDI nợ thuế, nợ bảo hiểm với số tiền lớn không có khả năng trả, chủ doanh nghiệp bỏ trốn gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân và người lao động.

II. Nhiệm vụ cụ thể

          1. Công tác thông tin, tuyên truyền

          - Tiếp tục tuyên truyền đến cộng đồng Doanh nghiệp các quy định về Hiệp định EVFTA; RCEP; UKVFTA.

          - Tiếp tục triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về Hỗ trợ và phát triển Doanh nghiệp.

          - Tuyên truyền phổ biến pháp luật, chính sách nhà nước có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

          - Tiếp tục tổ chức phổ biến, tuyên truyền và các khóa đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng, đo lường và bảo hộ sở hữu trí tuệ theo Kế hoạch số 12015/KH-UBND ngày 01/10/2021.

          - Tiếp tục triển khai và đẩy mạnh sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.

          2. Công tác xúc tiến đầu tư, thương mại

          a) Hoạt động xúc tiến đầu tư

          - Tiếp tục định hướng về ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện tại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; chú trọng thu hút các dự án lớn, các dự án của các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở và thành lập các cơ quan, trung tâm nghiên cứu – phát triển (R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo tại tỉnh Đồng Nai gắn với việc đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

          - Tỉnh Đồng Nai tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tìm cơ hội đầu tư vào tất cả các ngành nghề phù hợp các cam kết của Chính phủ đối với quốc tế, trong đó đặc biệt quan tâm mời gọi đầu tư các dự án thuộc ngành nghề Công nghiệp, Nông nghiệp và Công nghiệp chế biến, Các lĩnh vực khác (Hạ tầng kỹ thuật: Đầu tư cầu, đường giao thông, cảng biển, logistics; Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực: giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao, du lịch, văn hóa, nhà ở xã hội, dịch vụ phục vụ khu công nghiệp)

          b) Hoạt động xúc tiến thương mại

          - Tổ chức hội nghị triển khai nội dung chương trình xúc tiến thương mại năm 2023.

          - Tổ chức xúc thương mại thị trường trong nước, nước ngoài, kết nối giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển kênh phân phối hàng của các doanh nghiệp trong tỉnh ra nước ngoài.

          - Tăng cường phát huy hiệu quả các hội chợ thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình giao thương, xúc tiến thương mại đúng thị trường, đem lại hiệu quả cụ thể cho doanh nghiệp.

          3. Hoạt động của Bàn Kansai

          - Tiếp tục duy trì các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và phối hợp tổ chức các hoạt động của Tổ Điều phối viên để phát triển công nghiệp hỗ trợ, từng bước đưa Đồng Nai thành Trung tâm sản xuất của Việt Nam: Tổ chức hội nghị giao thương, hội nghị giao lưu nguồn nhân lực, khảo sát hỗ trợ doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước.

          - Triển khai nhân rộng kết quả chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp sản xuất và chương trình Điều phối viên sau khi tổng kết chương trình.

          4. Các hoạt động hợp tác quốc tế

          - Tiếp tục quản lý hiệu quả cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh đi nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài vào làm việc tại tỉnh theo Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài, Thông tri của Tỉnh ủy Đồng Nai về triển khai thực hiện Chỉ thị số 38/CT-TW ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị và Quy chế số 04-QC/TU ngày 23/3/2020 về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

          - Ban hành Quyết định về Đoàn ra, đoàn vào; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn tỉnh.

          - Tiếp tục nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các nội dung hợp tác kinh tế, hợp tác hữu nghị với các địa phương, đối tác nước ngoài đã ký kết.

          - Nâng cao hiệu quả các hoạt động thông tin đối ngoại nhằm góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao uy tín và vị thế của đất nước; phấn đấu hoàn thành tốt các kế hoạch, nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại được giao. Tổ chức các lớp bồi dưỡng và cập nhật kiến thức đối ngoại cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đồng Nai với các nội dung về tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại, tình hình thế giới và khu vực, các hoạt động đối ngoại của Đảng và Ngoại giao Nhà nước, tình hình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

          - Giải quyết thủ tục cho thân nhân người nước ngoài theo quy định; thực hiện tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh; xem xét chấp thuận các chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

          - Tăng cường thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo định hướng của tỉnh “Tập trung doanh nghiệp, hướng về cơ sở”; thông tin đến các doanh nghiệp biết và đăng ký tham gia trưng bày giới thiệu mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa tại các sự kiện thương mại quốc tế; tạo điều kiện giao thương thuận lợi đến các doanh nghiệp qua tham mưu UBND tỉnh xét, cho phép sử dụng thẻ doanh nhân APEC.

          - Cập nhật tiềm năng của tỉnh Đồng Nai để giới thiệu với các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài về danh mục và các lĩnh vực định hướng thu hút đầu tư. Hỗ trợ và trao đổi thông tin hai chiều để vận động các doanh nghiệp địa phương nước ngoài tham gia các chương trình phi chính phủ nước ngoài và đóng góp các hoạt động xã hội, cộng đồng tại địa phương góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.

          5. Các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp

          a) Lĩnh vực Công nghiệp – thương mại

          - Chỉ số sản xuất công nghiệp phấn đấu duy trì mức tăng 7,5-8% so năm 2022, trong đó nhóm ngành chế biến, chế tạo tăng 8-9%.

          - Giá trị sản xuất công nghiệp phấn đấu đạt trong khoảng 826,9 – 834,6 ngàn tỷ đồng, tăng 8 – 9% so cùng kỳ năm 2022.

          - Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ phấn đấu đạt trong khoảng 252,9 – 255,2 ngàn tỷ đồng, tăng 9-10% so cùng kỳ năm 2022 (bình quân 1 tháng khoảng 21 ngàn tỷ đồng).

          - Kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt trong khoảng 26,5 - 26,7 tỷ USD, tăng 8,0-8,5% so với năm 2022 (bình quân 1 tháng khoảng 2,2 tỷ USD).

          - Kim ngạch nhập khẩu phấn đấu đạt trong khoảng 21,3 - 21,5 tỷ USD, tăng 13,0-14,5% so với năm 2022.

          - Ban Chỉ đạo Phát triển Kinh tế tổ chức Đoàn bao gồm thành viên Ban Chỉ đạo Phát triển Kinh tế và các Doanh nghiệp Logictics trên địa bàn tỉnh trao đổi, học tập kinh nghiệm về Logictics tại Hải phòng.

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Kinh tế tỉnh.    

          b) Lĩnh vực ngân hàng

          - Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ phấn đấu cuối năm tăng 12% - 14% so với 31/12/2022.

          - Tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đến cuối năm tăng 14% - 16% so với 31/12/2022, và có điều chỉnh theo chỉ tiêu chung của NHNN Việt Nam.

          - Chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ xấu (dư nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5) phấn đấu dưới 2%. Mục tiêu của ngành đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế, nhưng phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, bền vững.

          c) Lĩnh vực khoa học công nghệ

          - Cử nhân sự từng bước tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ năng suất chất lượng địa phương nhất là chú trọng nâng cao năng suất chất lượng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng dẫn hoặc triệu tập của cấp có thẩm quyền.

          - Tiếp nhận, lựa chọn và triển khai các thủ tục thực hiện hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình.

          d) Lĩnh vực Giao thông vận tải

Về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành: phối hợp về đẩy nhanh tiện dự án, khởi công xây dựng nhà ga hành khách, đường cất, hạ cánh, sân đỗ máy bay, các công trình phụ trợ, khởi công 02 tuyến giao thông kết nối tuyến số 1 và số 2 

Đối với các dự án giao thông của tỉnh:

- Khởi công xây dựng 02 dự án giao thông trọng điểm của tỉnh là cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (thành phần 1) và đường Vành đai 3– TP. HCM (đoạn 1).

- Hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng các dự án giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Biên Hòa và các dự án giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh như: dự án đường ven sông Đồng Nai, cầu Vàm Cái Sứt trên đường Hương lộ 2 nối dài, đường Hương lộ 2 nối dài, ĐT.768, ĐT.763; khởi công các dự án: đường ven sông Cái, đường Trục trung tâm thành phố Biên Hòa, dự án xây dựng Hầm chui qua cầu Hóa An.

- Triển khai các dự án giao thông quan trọng kết nối sân bay quốc Long Thành và liên kết vùng như: ĐT.773, ĐT.770B, ĐT.769, ĐT.772 và tuyến Vành đai 4 – TP. HCM.

Đối với các dự án của Trung ương:

- Phối hợp nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết; phối hợp đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Bến Lức – Long Thành, khởi công dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và 02 tuyến giao thông kết nối sân bay quốc tế Long Thành là tuyến số 1 và số 2; tiếp tục phối hợp triển khai mở rộng cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây.

- Tiếp tục phối hợp triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – sân bay Long Thành, đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu.

đ) Lĩnh vực xây dựng

- Chỉ tiêu hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà ở xã hội: đạt 472 căn.

- Chỉ tiêu về tỷ lệ dân cư sử dụng nước sạch tại đô thị: đạt 88%.

- Tỷ lệ phủ kín quy hoạch xây dựng:

+ Quy hoạch xây dựng vùng huyện đạt 100%;

+ Quy hoạch chung đô thị đạt 100%;

+ Quy hoạch chung xây dựng xã đạt 100%;

+ Quy hoạch phân khu đô thị đạt 50%.

- Triển khai hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 22 tháng 8 năm 2022 của Ban Thường vụ Đảng bộ tỉnh về phát triển nhà ở công nhân, nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Tập trung trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các đồ án quy hoạch chung các đô thị:  Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Biên Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Biên Hoà, Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố mới Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm 2045; Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 đô thị Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đến năm 2040; Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 đô thị Long Thành, tỉnh Đồng Nai đến năm 2040. Lập quy chế quản lý kiến trúc trên địa bàn tỉnh, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quý III/2023.

e) Lĩnh vực nông nghiệp

- Đẩy manh thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất.

- Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động xúc tiến thương mại.

- Xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, ổn định và cải thiện điều kiện sống của dân cư nông thôn.

g) Lĩnh vực Thuế

- Tiếp nhận, xử lý và giải quyết hồ sơ tại bộ phận một cửa, đồng thời kiểm tra và hoàn thành quy trình kết thúc hồ sơ trên hệ thống quản lý tập trung TMS theo đúng quy định.

- Duy trì công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT qua các hình thức như: tư vấn qua điện thoại; trả lời bằng văn bản, trả lời tại các trang điện tử cửa cơ quan thuế.

- Tuyên truyền các chính sách thuế mới, các văn bản hướng dẫn trên bảng     điện tử đặt tại Văn phòng Cục.

- Tiếp tục hướng dẫn NNT quyết toán thuế TNDN, TNCN năm 2022.

- Tiếp tục tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký áp dụng Chương trình “Hóa đơn may mắn” và “Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền”.

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai ứng dụng thuế điện tử qua điện thoại (etax mobile) cho NNT.

- Triển khai chính sách thuế mới liên quan qua bản tin hàng tháng qua email, zalo, trang web của Cục Thuế.

- Tổ chức lớp tập huấn chính sách thuế với chủ đề; “Lưu ý trong kê khai quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT năm 2022; cập nhật chính sách thuế và hóa đơn điện tử áp dụng từ năm 2022”.

- Toàn ngành tiếp tục tích cực phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền kịp thời nội dung sửa đổi trong các chính sách thuế mới, thủ tục hành chính thuế bằng nhiều hình thức và phương tiện truyền thông như: Đài Phát thanh - truyền hình, báo chí cùng webside ngành Thuế và trên nhóm zalo NNT...

- Tăng cường triển khai ứng dụng Etax Mobile đến người nộp thuế; hướng dẫn, tuyên truyền, khuyến khích NNT sử dụng ứng dụng; bố trí nhân sự hỗ trợ cho NNT đảm bảo việc triển khai được hiệu quả.

- Thực hiện việc hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc của tổ chức, cá nhân người kinh doanh trong việc thực hiện các quy định về pháp luật thuế kịp thời, đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định (qua điện thoại, văn bản, thư điện tử và trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế) và qua hộp thư điện tử của TTHT (bộ phận giải đáp, hướng dẫn chính sách thuế). Tất cả các ý kiến của người nộp thuế đã được giải đáp, hướng dẫn đầy đủ, kịp thời.

6. Tình hình hoạt động của các Hiệp hội

- Triển khai Chương trình hành động của Ban Chấp hành Nhiệm kỳ II (2019 – 2024) đến cộng đồng Doanh nghiệp.

- Vận động các hội viên đăng ký thực hiện và phát huy vai trò của các Hội thành viên thực hiện các liên kết song phương từng bước phát triển lên các liên kết đa phương, hình thành chuỗi liên kết. Trước mắt tập trung vào việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ giữa các thành viên trong các Hội và Hiệp hội.

- Đề xuất, kiến nghị với Nhà nước có chính sách hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp thành viên tham gia liên kết kinh tế và hình thành các chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh.

7. Về Hải quan

- Tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch… nhằm góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn tỉnh.

- Quyết liệt triển khai các giải pháp, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2022.

- Tăng cường kiểm soát, đấu tranh các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên tất cả các tuyến, địa bàn, các khâu/bước nghiệp vụ. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, các đơn vị hải quan tỉnh bạn triển khai hiệu quả kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, buôn lậu, ma túy năm 2022.

- Tập trung  công tác xây dựng lực lượng, tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ.

III. Công tác cải cách hành chính

- Hoàn thiện thể chế, chính sách, tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông vượt trội nhằm nâng cao năng lực tiếp cận của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Tiếp tục định hướng, chỉ đạo doanh nghiệp viễn thông đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông (phát triển mạng 5G), công nghệ thông tin đồng bộ.

- Tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng CNTT&TT hướng đến mục tiêu xây dựng cơ quan điện tử, chính quyền điện tử để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành, phối hợp của các cơ quan nhà nước và phát triển các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày một tốt hơn.

- Đẩy mạnh chuyển đổi số góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh nền kinh tế của tỉnh; bước đầu hình thành xã hội số nhằm đưa năng suất lao động thuộc nhóm tăng trưởng cao trong cả nước.

- Ưu tiên tăng cường năng lực bảo vệ, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Hạ tầng an toàn, an ninh không gian mạng là tiền đề, niềm tin cho kinh tế số, xã hội số cần được ưu tiên phát triển đi trước một bước.

IV. Công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

- Triển khai các giải pháp thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu môi trường năm 2023 theo mục tiêu Nghị quyết năm 2023 của Tỉnh ủy và Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ Sở của Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ truyền thông môi trường như: Xây dựng bản tin Tài nguyên và Môi trường, tuyên truyền bảo vệ môi trường trên đài Phát thanh Truyền hình Đồng Nai, có văn bản triển khai hưởng ứng ngày Đất ngập nước thế giới, Chương trình Giờ Trái đất,... gửi các Sở, ban, ngành, UBMTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị ký kết Chương trình liên tịch truyền thông bảo vệ môi trường, UBND các huyện, thành phố; các công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp…

V. Chính sách an sinh xã hội

- Giải quyết việc làm cho 80.000 lao động.

- Định kỳ (ngày 10 và 25 hàng tháng) tổ chức Sàn giao dịch việc làm và tổ chức điều tra thông tin thị trường lao động; hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

- Tổ chức các lớp tập huấn huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động và triển khai các văn bản mới về An toàn, vệ sinh lao động.

- Tổ chức 10 lớp hỗ trợ tuyên truyền pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội cho người lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp; 10 hội nghị triển khai, phổ biến Bộ luật Lao động mới, triển khai mức lương tối thiểu vùng … cho người sử dụng lao động, cán bộ quản lý, nhân sự, tiền lương, bảo hiểm xã hội và cán bộ công đoàn cơ sở trong các loại hình doanh nghiệp; 01 hội thảo trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội.

- Tổ chức Đoàn kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tuyển mới: 72.000 người, trong đó: Cao đẳng là 6.300 người, Trung cấp là 12.800 người, Sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 52.900 người.

- Dự kiến tốt nghiệp: 65.500 người, trong đó: Cao đẳng là 5.000 người, Trung cấp là 6.300 người, Sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 54.200 người.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất thuộc Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành”.

- Triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai khi Chính phủ ban hành.

 - Tiếp tục phối hợp Tổ chức quốc tế như Giz-Đức về việc hỗ trợ định hướng phát triển đào tạo nghề giai đoạn 2020 - 2023 trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao năm 2023 và các năm tiếp theo.

- Triển khai, hướng dẫn thực hiện tốt Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng.

- Tổ chức thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo năm 2023. Dự án truyền thông chương trình giảm bền vững, dự án nâng cao năng lực và kiểm tra, giám sát chương trình giảm nghèo.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới; công tác Quỹ Bảo trợ trẻ em; công tác phòng, chống tệ nạn xã hội; công tác tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong hình phạt tù.

VI. Bảo đảm an ninh, quốc phòng

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Chiến lược An ninh quốc gia trong tình hình mới”; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Chỉ thị 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo ANTT trong tình hình mới”; Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do; Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” và Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 31/12/2019 của Chính phủ về “Một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp”, Chỉ thị 12/CT-TW ngày 05/01/2017 của Bộ Chính trị, Kế hoạch 127-KH/TU ngày 14/8/2017 của Tỉnh ủy, Chương trình hành động số 11447/CTr-UBND ngày 06/11/2017 của UBND tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo An ninh kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế; Kế hoạch số 143-KH/TU ngày 12/8/2013 của Tỉnh ủy Đồng Nai về hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 07-NQ/ĐUCA(V12) ngày 12/4/2012 của Đảng ủy Công an Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế của lực lượng CAND trong tình hình mới.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 02/ĐA-BCA ngày 02/7/2007 của Bộ Công an về “Công tác đảm bảo an ninh trật tự phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế”; Đề án 06/ĐA-BCA ngày 10/9/2021 của Bộ Công an về triển khai bảo đảm an ninh, trật tự các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; thực hiện các giải pháp công tác an ninh phục vụ Đề án của tỉnh về “Thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”; Kế hoạch số 55/KH-BCA-A61 ngày 11/3/2016 của Bộ Công an về công tác đảm bảo an ninh quá trình hội nhập kinh tế trong tình hình mới.

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ANQG trên lĩnh vực an ninh nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh thông tin, an ninh mạng…, đấu tranh chống địch phá hoại đường lối, chính sách kinh tế, dùng kinh tế chuyển hóa chính trị. Triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nắm tình hình, tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, thuế, bảo hiểm…. kịp thời phát hiện dấu hiệu doanh nghiệp ngừng hoạt động, doanh nghiệp bỏ trốn, gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, tổ chức, cá nhân và người lao động; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và bọn phản động giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội góp phần phục vụ phát triển kinh tế của cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng.

VII. Hoạt động của Tiểu ban Hỗ trợ kỹ thuật tạo thuận lợi thương mại

Tiếp tục phối hợp xây dựng và triển khai tổ chức các hoạt động tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

VIII. Giải pháp thực hiện

- Bám sát các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và chương trình công tác, hành động của UBND tỉnh, của Bộ Công Thương để phân kỳ và chỉ đạo thực hiện đảm bảo hiệu quả, kịp thời, theo thứ tự ưu tiên tính cần thiết, quan trọng, cấp bách của từng nhiệm vụ công việc, theo chương trình làm việc, giám sát của HĐND và UBND tỉnh.

- Triển khai thực hiện hiệu quả công tác bình ổn thị trường hàng hóa, tiêu dùng thiết yếu của tỉnh. Chủ động nắm bắt, theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, giá cả để kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu các biện pháp điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Tổ chức làm việc với các Trung tâm thương mại, siêu thị, các đơn vị sản xuất, kinh doanh các mặt hàng phục vụ Tết cam kết đủ nguồn cung, đảm bảo không để thiếu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2023.

- Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, đảm bảo thực hiện nghiêm quy định về giá bán xăng dầu, về thời gian bán hàng theo đăng ký để đảm bảo đủ nguồn cung phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của dân cư. Phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát quản lý chất lượng, chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu; xử lý kịp thời nghiêm minh các vi phạm.

- Tiếp tục triển khai các hoạt động kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại để hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng sản xuất trong nước; kết hợp đẩy mạnh triển khai các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, hỗ trợ sản xuất hàng hoá trong nước thay thế nhập khẩu; triển khai đồng bộ, hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Phối hợp với tham tán, đại sứ quán ở nước ngoài hỗ trợ doanh nghiệp trong chủ động nguồn cung nguyên, vật liệu. Đồng thời, rà soát chính sách, xem xét giảm chi phí vận chuyển, chi phí logistics, chi phí liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.

- Hỗ trợ doanh nghiệp chủ động tiết giảm chi phí, tích cực tìm nguồn nguyên liệu trong nước sản xuất được thay thế nguồn nhập khẩu, bao gồm cả việc cắt giảm chi phí sản xuất, nhân lực quản lý ở những vị trí, công đoạn không cần thiết để tiết giảm chi phí đầu vào, giúp doanh nghiệp ổn định hoạt động.

- Tiếp tục tuyên truyền về các Hiệp định FTA thế hệ mới (như Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP) nhằm giúp doanh nghiệp khai tác, tận dụng tối đa hiệu quả các lợi thế, các cơ hội từ các hiệp định này gắn với lợi thế của tỉnh để mở rộng đầu tư, đa đạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu; trong đó chú trọng tuyên truyền, phổ biến một cách chuyên sâu, theo từng lĩnh vực, ngành hàng cụ thể, tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các ngành hàng có lợi thế xuất khẩu sang các thị trường ta có FTA.

- Theo dõi sát những biến động của tình hình quốc tế, chủ động đánh giá các tác động của các sự kiện đó đến hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, tăng cường công tác thông tin, hỗ trợ cho các Hiệp hội, doanh nghiệp.

- Tiếp tục thực hiện công tác hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại; tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh và Phòng trưng bày sản phẩm CNNT tiêu biểu, sản phẩm OCOP.

- Tiếp tục nắm bắt và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất
hiện có, các dự án mới đầu tư đi vào sản xuất ổn định, khai thác tốt công suất
thiết bị và hiệu quả đầu tư, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ở mức cao nhất các
chỉ tiêu kế hoạch trong điều kiện khó khăn hiện nay. Hướng dẫn các chủ đầu tư
đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính; đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong các hoạt động; thường xuyên rà soát, kịp thời tham mưu sửa đổi bộ thủ tục hành chính phù hợp với các quy định hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp,
người dân trong sản xuất kinh doanh, làm thủ tục cấp phép.

- Tiếp tục tham mưu các cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành quy trình, thủ tục triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh theo quy định.

- Nghiên cứu và vận dụng phù hợp theo Quyết định số 27/2018/QĐ-UBND ngày 13/6/2018 của UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 10/2020/QĐ-UBND ngày 24/3/2020 của UBND).

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên báo, đài, thông tin đại chúng trên toàn tỉnh; trên website của Cục Thuế; trang thông tin điện tử ngành thuế về công tác tuyên truyền đăng ký kê khai nộp hồ sơ thuế qua mạng (hoàn thuế điện tử) một cách triệt để và các nội dung chính sách thuế có sửa đổi, bổ sung, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền.

- Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, nhất là đối với HTX nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các loại hình kinh tế tập thể trên địa bàn; đảm bảo các tổ chức kinh tế tập thể ngày càng phát triển bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định an ninh, chính trị, đặc biệt là vùng nông thôn; Gắn phát triển kinh tế tập thể với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; Hỗ trợ các hợp tác xã xây dựng và thực hiện mô hình liên kết chuỗi ở các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, tạo điều kiện hỗ trợ cho hợp tác xã chăn nuôi liên kết với các hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến thực phẩm và các đơn vị tiêu thụ; Hỗ trợ hợp tác xã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, liên kết, hợp tác, sáp nhập thành hợp tác xã quy mô lớn; Tập trung xây dựng một số mô hình điển hình tiên tiến, hiện đại để tạo điều kiện cho việc phổ biến, nhân rộng.

- Hoàn thiện thể chế, chính sách, tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông vượt trội nhằm nâng cao năng lực tiếp cận của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Tiếp tục định hướng, chỉ đạo doanh nghiệp viễn thông đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông (phát triển mạng 5G), công nghệ thông tin đồng bộ.

- Tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng CNTT&TT hướng đến mục tiêu xây dựng cơ quan điện tử, chính quyền điện tử để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành, phối hợp của các cơ quan nhà nước và phát triển các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày một tốt hơn.

- Đẩy mạnh chuyển đổi số góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh nền kinh tế của tỉnh; bước đầu hình thành xã hội số nhằm đưa năng suất lao động thuộc nhóm tăng trưởng cao trong cả nước.

- Ưu tiên tăng cường năng lực bảo vệ, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Hạ tầng an toàn, an ninh không gian mạng là tiền đề, niềm tin cho kinh tế số, xã hội số cần được ưu tiên phát triển đi trước một bước.

- Tổ chức chương trình xúc tiến thương mại thị trường nước ngoài kết hợp với các nội dung kết nối, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và phát triển kênh phân phối hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp khi tham gia chương trình.

- Tăng, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình giao thương, xúc tiến thương mại đúng thị trường nhằm tăng cường phát huy hiệu quả các hội chợ triển lãm thương mại, mang lại hiệu quả cụ thể cho doanh nghiệp.

- Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ, phát huy tối đa hiệu quả xúc tiến đầu tư đã đạt được, lập kế hoạch tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư, tọa đàm với doanh nghiệp thông qua hình thức họp trực tuyến để đảm bảo tiêu chí an toàn, tiết kiệm.

- Thực hiện chủ trương thu hút các dự án có vốn đầu tư lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, lao động có tay nghề (hạn chế những dự án sử dụng nhiều lao động phổ thông, công nghệ lạc hậu, gây ảnh hưởng đến môi trường), những dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ,... đảm bảo theo đúng định hướng thu hút đầu tư của tỉnh.

- Duy trì tổ chức thường xuyên hàng năm hội nghị giao thương và hội nghị giao lưu nguồn nhân lực và khảo sát doanh nghiệp để xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ.

- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, công khai các thủ tục giải quyết công việc theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 phù hợp với thực tế và đúng quy định pháp luật; thực hiện tốt cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” các lĩnh vực: Đầu tư, lao động, môi trường, xây dựng..., tập trung nghiên cứu và triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến; phấn đấu đảm bảo thời gian xử lý hồ sơ đúng hẹn đạt trên 98%.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, giao thương cho doanh nghiệp, đặc biệt là tận dụng cơ hội của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để giúp doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường mới và không quá phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống.

- Tổ chức các gian hàng chung của tỉnh tham gia các Hội chợ tại các tỉnh, thành phố trọng điểm trong cả nước và thị trường nước ngoài để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm, nghiên cứu thị trường, mở rộng phát triển sản xuất.

- Tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh phong trào "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện giúp các tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tăng cường phát triển thị trường nội địa.​

Ngọc Tuyết

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​