Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Title

Thị trường thịt heo tháng 12/2021

Loại tin

Giá cả thị trường

Loại tin:ID

53

Đoạn tin ngắn

Thị trường thịt heo tháng 12/2021

Nội dung

1. Thị trường thế giới

- Diễn biến giá tại thị trường thế giới

Trong tháng 12/2021 giá thịt lợn trên thị trường thế giới nhìn chung giảm, giá tại Trung Quốc giảm trở lại, tại EU cũng giảm, tại Mỹ giảm do nguồn cung tăng, tiêu thụ nội địa giảm, trong khi xuất khẩu khó khăn.

Sự thiếu hụt nguồn cung trầm trọng khiến giá thịt lợn tăng vọt trong năm 2019 và vẫn ở mức cao cho đến đầu năm 2021. Thịt lợn bán buôn đã tăng từ khoảng 18 nhân dân tệ/kg (2,1 bảng Anh/kg) vào tháng 3/2019 lên mức cao nhất 52 nhân dân tệ/kg (6,1 bảng Anh/kg) vào tháng 11/2019, trước khi dao động ở mức 40-50 nhân dân tệ/kg cho đến đầu năm 2021. Giá bán buôn thịt bò, thịt cừu và thịt gà cũng tăng đáng kể. Những tác động này cũng ảnh hưởng đến các thị trường bên ngoài Trung Quốc, làm tăng giá thịt trên thị trường toàn cầu, bao gồm cả Anh, nơi Trung Quốc chiếm từ mức 20-25% xuất khẩu thịt lợn của Anh lên hơn một nửa trong quý 1/2021.

Tại châu Âu, theo EUROSTAT, vào tuần cuối tháng 11/2021, giá thịt lợn đông lạnh trung bình tại EU trong kho lạnh (loại thịt S-E) là 131,1 EUR/100 kg, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá lợn giống là 29,9 EUR/con, giảm mạnh 16,2%.

So với năm 2017, giá thịt lợn hiện tại của EU giảm khoảng 30% và ở mức dưới giá thành sản xuất, điều này đe dọa sự tồn tại của ngành chăn nuôi lợn tại EU.

- Tình hình sản xuất tại các nước sản xuất chính

Theo ước tính của USDA, trong năm 2021, sản lượng thịt lợn tại hầu hết các nhà sản xuất lớn đều tăng so với năm ngoái. Trong đó, sản lượng tại Trung Quốc dự kiến tăng nhiều nhất, tăng 11,4% so với năm ngoái lên 40,5 triệu tấn. Sản lượng thịt lợn tại Liên minh châu Âu (EU) tăng nhẹ 1,4% lên 24,5 triệu tấn. Trong đó, sản lượng tại Đức đang có dấu hiệu sụt giảm và đánh mất vị thế nhà sản xuất hàng đầu khu vực của mình vào tay Tây Ban Nha.

Tại Mỹ, sản lượng thịt lợn trong năm nay dự kiến không thay đổi nhiều so với năm ngoái, đạt hơn 12,3 triệu tấn. Ngoài Nga, Brazil, Mexico, Việt Nam, Nhật Bản được dự báo tăng, sản lượng các tại thị trường Phillipines và Hàn Quốc ước giảm so với năm ngoái. Nguyên nhân chính là sự lây lan của dịch ASF ở các thị trường này.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ngày 30/12/2021, tổng đàn lợn nái của Trung Quốc tính đến cuối tháng 11/2021 đạt 42,96 triệu con, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 11 tháng đầu năm 2021, các công ty có công suất giết mổ hàng năm từ 20.000 con lợn trở lên đã giết mổ 235,89 triệu con lợn, tăng 66,1% so với cùng kỳ năm trước.

Theo dự báo của Tổ chức FAO, sản lượng thịt lợn toàn cầu năm 2021 sẽ đạt 122 triệu tấn, tăng 11,2% so với năm 2020, trong đó nhiều nhất ở thị trường Trung Quốc, dự kiến tăng 12 triệu tấn, chiếm 94% mức tăng toàn cầu. Sau khi bị tiêu hủy hàng triệu con lợn do dịch tả lợn châu Phi - ASF từ năm 2018 đến năm 2020, sản lượng thịt lợn của Trung Quốc tăng cao do bị giết mổ hàng loạt nhằm giảm thiệt hại do giá nội địa giảm.

Mặc dù dịch tả ASF vẫn là mối đe dọa ở nhiều nước trên thế giới, nhưng sản lượng lợn vẫn dự kiến tăng, trong đó Liên minh Châu Âu (tăng 1,7%), Brazil (tăng 5,5%), Việt Nam (tăng 5,5%), Liên bang Nga (tăng 2,4%) và Vương quốc Anh (tăng 5,4%). Tuy nhiên, sản lượng lợn tại Mỹ dự kiến sẽ giảm do nguồn cung thắt chặt, giá thức ăn chăn nuôi tăng và khó khăn về lao động. Sản lượng lợn ở Philippines, Myanmar và Hàn Quốc có thể giảm xuống mức thấp hơn năm 2020 do tác động của dịch tả ASF vẫn bùng phát.

- Xuất khẩu tại các thị trường lớn

* Tại Mỹ:

Theo số liệu của USDA, xuất khẩu thịt của Mỹ đã tăng trưởng ổn định kể từ năm 2016, nhưng khi thỏa thuận thương mại Giai đoạn Một với Trung Quốc kết thúc vào năm 2021.

Trung Quốc đã nhanh chóng khôi phục lại nguồn cung thịt lợn nội địa sau khi bùng phát Dịch tả lợn châu Phi giai đoạn 2018-19, và giá  thịt lợn trong nước đã giảm mạnh trong những tháng gần đây, tương ứng với sự sụt giảm đáng kể nhập khẩu thịt lợn và gia cầm. Việc giao hàng chậm tại các cảng hiện nay và tình trạng thiếu container có thể là một phần nguyên nhân, nhưng có thể sẽ kéo dài trong suốt năm 2022. Mexico sẽ vẫn là thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất của Mỹ vào năm 2022, nhưng không chắc chắn rằng nước này có thể bù đắp được lượng nhập khẩu giảm ở thị trường Trung Quốc.

Mặc dù xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc sụt giảm, nhưng xuất khẩu thịt lợn của Mỹ nói chung năm 2021 vẫn tăng mạnh do nhu cầu trên thế giới tăng. Xuất khẩu thịt lợn và nội tạng của Mỹ trong 10 tháng năm 2021 đạt 2,58 triệu tấn, tăng nhẹ so với mức kỷ lục của năm 2020, mặc dù xuất khẩu sang thị trường chủ yếu trước đây là Trung Quốc giảm 23%, đạt 618.000 tấn, nhưng xuất khẩu sang Mexico tăng 30%, đạt 761.000 tấn. Các thị trường nhỏ hơn là Colombia và Philippines cũng tăng trưởng mạnh. Riêng tháng 10/2021 xuất khẩu thịt lợn của Mỹ đạt 226.206 tấn, tương đương 618,8 triệu USD, giảm 7% về khối lượng và giảm 3,5% về kim ngạch so với tháng 10/2021. Trong đó, xuất khẩu thịt lợn sang Mexico tháng 10/2021 tiếp tục tăng lên mức cao 83.929 tấn, tương đương 143,8 triệu USD, tăng 38% về khối lượng và tăng 37% về kim ngạch. Tính chung 10 tháng năm 2021, xuất khẩu sang Mexico đạt 707.157 tấn, trị giá 1,38 tỷ USD, tăng 28% về khối lượng và tăng 55% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước và cũng tăng mạnh so với tốc độ kỷ lục cả năm 2017 sang Mexico đạt 800.000 tấn, tương đương 1,5 tỷ USD.

* Tại Brazil:

Theo số liệu của Hiệp hội thịt Brazil (ABPA), trong 11 tháng năm 2021 xuất khẩu thịt lợn của Brazil đã đạt 1,024 triệu tấn, tăng 11,29% so với cùng kỳ năm 2020 và vượt qua mức kỷ lục đạt được trong năm 2020;  kim ngạch đạt 2,449 tỷ USD, tăng 17,8%. Tính riêng trong tháng 11/2021, xuất khẩu thịt lợn của Brazil đạt 79.300 tấn, tương đương 170,6 triệu USD, giảm 9,4% về khối lượng và giảm 15,9% về kim ngạch so với tháng 11/2020. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu trung bình hàng tháng trong năm 2021 tăng 10.000 tấn so với năm 2020.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu thịt lợn chủ yếu của Brazil, với 503,8 triệu tấn (tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2020). Tiếp theo là Chile, với 57.600 tấn (tăng 49%). Việt Nam với 40.200 tấn (tăng 2,6%), Uruguay với 38.700 tấn (tăng 5,9%) và Achentina với 32.400 tấn (tăng 89,9%).

* Tại Canada:

Xuất khẩu thịt lợn của Canada có xu hướng giảm mạnh, đặc biệt là xuất khẩu sang Mỹ, vốn thường tăng mạnh trong năm. Ông Bethan Wilkins, chuyên gia phân tích cao cấp của Ban Phát triển Nông nghiệp (AHDB) về thịt cho biết, khối lượng xuất khẩu thịt lợn (bao gồm cả nội tạng) của Canada trong 10 tháng năm 2021 đạt 1,12 triệu tấn, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó giảm mạnh 7% trong quý 3/2021 và riêng trong tháng 10/2021 giảm gần 14%.

Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu thịt lợn lớn nhất của Canada vào năm 2020. Tuy nhiên, năm 2021, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 50%, xuống còn 244.000 tấn, đưa Trung Quốc trở lại vị trí thứ hai sau Mỹ. Giống như các thị trường xuất khẩu khác, xuất khẩu thịt lợn của Canada đã bị tác động lớn từ việc Trung Quốc giảm nhu cầu nhập khẩu thịt lợn do sản lượng chăn nuôi nội địa tăng. Bà Wilkins cho biết, xuất khẩu thịt lợn của Canada sang các thị trường khác đã không thể bù đắp đủ cho sự sụt giảm này. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Mỹ tăng trưởng mạnh 26%, đạt 293.000 tấn và tiếp tục trở lại vị trí đứng đầu thị trường. Xuất khẩu thịt lợn sang Mexico cũng tăng gấp đôi, đạt 143.000 tấn và xuất khẩu sang Philippines tăng gấp 4 lần, đạt mức 107.000 tấn.

- Nhập khẩu

Trung Quốc là nước sản xuất và nhập khẩu thịt lớn nhất thế giới. Theo số liệu mới nhất của Hải quan Trung Quốc, tháng 11/2021, nhập khẩu sản phẩm thịt của nước này đạt khoảng 2,35 tỷ USD, tăng khoảng 6,8% so với tháng 11/2020. Dự kiến, tổng nhập khẩu thịt cả năm 2021 sẽ vượt 29 tỷ USD. Nhập khẩu tất cả các loại thịt đều tăng mạnh, đặc biệt là thịt lợn, nguyên nhân một phần là do đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi ở Trung Quốc và trên toàn thế giới và do diện tích chăn nuôi của Trung Quốc bị hạn chế, nên nhập khẩu thịt có khả năng tiếp tục tăng. Có khả năng thị trường nhanh chóng thiếu nguồn cung do lượng tái đàn tại Trung Quốc thấp sau chu kỳ thanh lý đàn cộng với việc giảm nhập khẩu thịt lợn.

Theo số liệu của Hiệp hội Thịt Philippines (NMIS), 10 tháng năm 2021 Philippines nhập khẩu 77.330 tấn thịt lợn đông lạnh, giảm so với con số 82.068 tấn của 10 tháng năm 2020. Báo cáo cho biết, người dân Philippines hiện đang ưa chuộng thịt lợn trong nước hơn thịt đông lạnh nhập khẩu, đây có lẽ là kết quả của những nỗ lực tiếp thị ráo riết của thịt lợn trong nước nhằm bảo trợ sản xuất trong nước so với thịt nhập khẩu.

Dự báo, nhu cầu thịt lợn có thể tăng trong những tháng tới khi dịch Covid-19 ở Philippines giảm bớt và hoạt động du lịch mở cửa trở lại. Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chăn nuôi đó là dịch tả lợn Châu Phi.

2. Thị trường trong nước

- Tình hình chăn nuôi lợn

Năm 2021, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiềm ẩn nguy cơ bùng phát đã có nhiều tác động lên ngành chăn nuôi, làm đứt gẫy hàng loạt các chuỗi sản xuất, cung ứng của ngành, đồng thời, tác động làm giá nguyên liệu vật tư đầu vào tăng cao, đặc biệt là thức ăn chăn nuôi tăng mạnh trong khi đó giá sản phẩm đầu ra rất thấp, nhưng sản lượng sản phẩm chăn nuôi vẫn tăng.

Thông thường, giá lợn hơi sẽ tăng dần từ thời điểm cuối tháng 11 đến trước Tết Nguyên đán do các công ty chế biến tăng cường thu mua, chuẩn bị cho đợt hàng phục vụ dịp Tết. Tuy nhiên năm nay, giá lợn hơi những tuần qua biến động không đáng kể. Hiện, dịch ASF đang diễn biến phức tạp tại một số địa phương, phần lớn cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ đang gặp khó khăn. Trước lo ngại về bùng phát của dịch bệnh trên diện rộng, nhiều cơ sở chăn nuôi có thể phải dừng nuôi, không tái đàn và tăng đàn.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối tháng 12/2021, tổng đàn lợn cả nước tăng 3% so với năm 2020, sản lượng thịt hơi các loại năm nay đạt khá, trong đó sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 4.180,2 nghìn tấn, tăng 3,6% (quý IV đạt 1.124,4 nghìn tấn, tăng 0,2%) so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Cục Chăn nuôi, Bộ NN và PTNT, tính đến đầu tháng 11/2021, tổng đàn lợn cả nước ước đạt 28,1 triệu con, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020. Những tỉnh có đàn lợn lớn như Đồng Nai, Hà Nội, Bình Phước, Bắc Giang, Thanh Hóa; sản lượng thịt lợn hơi 9 tháng đầu năm đạt khoảng 2,9 triệu tấn, 16 doanh nghiệp chăn nuôi lớn vẫn duy trì phát triển, hiện tổng đàn lợn thịt trên 6 triệu con, chiếm 23 - 24% tổng đàn lợn thịt của cả nước.

- Diễn biến giá tại thị trường trong nước

Trong tháng 12/2021, giá lợn hơi trên cả nước nói chung có sự điều chỉnh tăng nhưng mức tăng chỉ duy trì đến giữa tháng sau đó đã giữ ổn định đến cuối tháng. Cụ thể:

+ Khu vực miền Bắc

Tính đến ngày 31/12/2021, giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc dao động trong khoảng từ 47.000 – 50.000 đ/kg, tăng 5.000 – 7.000 đ/kg so với cuối tháng 11/2021, nhưng giảm từ 36.000 – 37.000 đ/kg so với tháng đầu năm 2021. Cụ thể:

Hưng Yên đang là địa phương có giá lợn hơi cao nhất khu vực là 50.000 đ/kg và Lào Cai là địa phương có giá lợn hơi thấp nhất đạt 47.000 đ/kg.

Hầu hết các địa phương còn lại trong khu vực như Bắc Giang, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang có giá lợn hơi dao động trong khoảng 48.000 – 49.000 đ/kg.

- Khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên trong tháng 12/2021 cũng tăng so với tháng trước. Tính đến ngày 27/12/2021, giá lợn hơi tại khu vực này dao động trong khoảng từ 47.000 – 51.000 đ/kg, tăng từ 3.000 – 5.000 đ/kg so với tháng trước.

Theo đó, Quảng Bình là địa phương có giá lợn hơi thấp nhất khu vực ở mức 47.000 đ/kg.

Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Lắk, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa là các địa phương có giá lợn hơi trong khoảng 48.000 – 49.000 đ/kg.

Tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Thuận và các địa phương còn lại giá lợn hơi ở mức 50.000 - 51.000 đ/kg.

- Khu vực phía Nam

Giá lợn hơi tại các tỉnh phía Nam trong tháng cuối năm 2021 cũng có xu hướng tăng chung như các khu vực khác còn lại của cả nước, dao động trong khoảng từ 47.000 – 50.000 đ/kg, tăng từ 3.000 – 4.000 đ/kg so với cuối tháng trước. Trong đó, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu, Tiền Giang là các địa phương có giá lợn hơi ở mức 50.000 đ/kg.

Các địa phương như Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bến Tre, Sóc Trăng có giá lợn hơi thấp hơn 1.000 đ/kg, đạt 49.000 đồng/kg. Tại tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh và các địa phương còn lại giá lợn hơi dao động từ 47.000 – 48.000 đ/kg.

- Nhập khẩu thịt lợn

Trong tháng 11 năm 2021, nhập khẩu thịt lợn tiếp tục giảm nhẹ, với lượng nhập khẩu thịt lợn xuống còn 20 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 37,7 triệu USD, giảm 3,5% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với tháng trước; giảm 26,8% về lượng và giảm 34% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế mười một tháng năm 2021, lượng nhập khẩu thịt lợn đạt hơn 321,6 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 627 triệu USD, tăng 20,1% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Về thị trường, trong tháng 11, thịt lợn được nhập khẩu nhiều nhất từ Braxin, với lượng nhập khẩu đạt hơn 6,3 nghìn tấn và trị giá đạt hơn 14,8 triệu USD, tăng 56,2% về lượng và tăng 54,7% về trị giá so với tháng trước. Luỹ kế mười một tháng năm 2021, nhập khẩu thịt lợn từ thị trường Braxin đạt hơn 30,7 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 72,1 triệu USD, giảm 11% về lượng và giảm 9,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Đứng thứ 2 là thị trường Nga, với lượng nhập khẩu đạt gàn 4,9 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 10,2 triệu USD, giảm 22% về lượng và giảm 25,7% về trị giá so với tháng trước. Luỹ kế mười một tháng năm 2021, nhập khẩu thịt lợn từ thị trường Nga đạt hơn 85,3 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 197,3 triệu USD, tăng 116,9% về lượng và tăng 107,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Đứng thứ 3 là thị trường Đức, với lượng nhập khẩu đạt hơn 2,9 nghìn tấn và trị giá đạt hơn 3,6 triệu USD, giảm 40,8% về lượng và giảm 43,1% về trị giá so với tháng trước. Luỹ kế mười một tháng năm 2021, nhập khẩu thịt lợn từ thị trường Đức đạt hơn 40,3 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 60,2 triệu USD, tăng 274,4% về lượng và tăng 353% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị trường Đan Mạch đứng thứ 4, với lượng nhập khẩu đạt hơn 992 tấn, trị giá đạt gần 1,8 triệu USD, tăng 207,1% về lượng và tăng 158,6% trị giá so với tháng trước. Luỹ kế mười một tháng năm 2021, nhập khẩu thịt lợn từ thị trường Đan Mạch đạt hơn 8,5 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 13,6 triệu USD, tăng 128,9% về lượng và tăng 143,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo còn một số thị trường khác như: Hà Lan, Ba Lan, Mỹ,…

- Xuất khẩu thịt lợn sữa đông lạnh

Trong tháng 11 năm 2021, xuất khẩu mặt hàng thịt lợn sữa đông lạnh tăng mạnh trở lại, với lượng xuất khẩu đạt 389 tấn, trị giá đạt hơn 4 triệu USD, tăng 179,7% về lượng và tăng 121,9% về trị giá so với tháng trước; tăng 110,7% về lượng và tăng 118,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế mười một tháng năm 2021, lượng xuất khẩu thịt lợn sữa đông lạnh đạt hơn 2,1 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 24 triệu USD, tăng 32,5% về lượng và tăng 86,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trong tháng 11 năm 2021, Hồng Kông là thị trường xuất khẩu thịt lợn sữa đông lạnh duy nhất của Việt Nam, với lượng xuất khẩu đạt 389 tấn, trị giá đạt hơn 4 triệu USD, tăng 179,7% về lượng và tăng 121,9% về trị giá so với tháng trước. Lũy kế mười một tháng năm 2021, lượng xuất khẩu thịt lợn sữa đông lạnh vào thị trường Hồng Kông đạt 2,1 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 24 triệu USD, tăng 36,5% về lượng và tăng 90,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

- Giá nhập khẩu

Trong tháng 11/2021, giá thịt nhập khẩu bình quân tăng khá, đạt 2.094 USD/tấn, tăng 12% so với tháng trước nhưng giảm 1,0% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, giá thịt baba tăng mạnh nhất đạt 11.463 USD/tấn, tăng 14% so với tháng trước. Cùng xu hướng tăng với thịt baba là thịt trâu và thịt gà lần lượt đạt 3.039 USD/tấn và 1.075 USD/tấn, lần lượt tăng 9% và tăng 5,3% so với tháng trước. Tiếp theo là thịt lợn chế biến và thịt lợn, lần lượt tăng 1,7% và tăng 0,7% so với tháng trước, lần lượt đạt 12.992 USD/tấn và 1.883 USD/tấn. Trong tháng 11, duy nhất mặt hàng thịt gà chế biến có giá giảm nhẹ xuống còn 4.300 USD/tấn, giảm 1,0% so với tháng trước.

- Nhập khẩu con giống các loại                      

Trong tháng 11/2021, nhập khẩu con giống đạt hơn 216 nghìn con, trị giá đạt gần 1,9 triệu USD. Lũy kế mười một tháng năm 2021, lượng nhập khẩu con giống đạt hơn 3,6 triệu con, trị giá đạt hơn 67,4 triệu USD.

Trong tháng 11 năm 2021, Việt Nam nhập khẩu dê giống, gà giống, lợn giống và baba giống. Trong đó, lượng nhập khẩu dê giống đạt 54 con, trị giá đạt gần 65,7 nghìn USD. Lượng nhập khẩu gà giống trong tháng 11 đạt hơn 210,5 nghìn con, trị giá đạt hơn 1 triệu USD, giảm 34,6% về lượng và giảm 39,4% về trị giá so với tháng trước. Lợn giống nhập khẩu đạt 524 con, với trị giá đạt hơn 780,2 nghìn USD, giảm 60,6% về lượng và giảm 70% về trị giá so với tháng trước. Ba ba giống nhập khẩu đạt 5 nghìn con, trị giá đạt 3,5 nghìn USD, tăng 11,1% về lượng và tăng 7,7% về trị giá so với tháng trước.

3. Dự báo

Nhu cầu tiêu dùng dịp lễ Tết tăng sẽ đẩy giá thực phẩm có thể tăng theo, tuy nhiên nguồn cung các loại gia súc, gia cầm vẫn đảm bảo, đặc biệt là mặt hàng thịt lợn sẽ giúp ổn định thị trường vào dịp cao điểm cuối năm.

Hình minh họa

 

Tin nổi bật

No

Loại tin con

 

LoaiTinCon:ID

 

ViewCount

3

Audio File Name

 

Note

 
Approval Status Approved
 

Attachments

Created at 1/18/2022 4:17 PM by DONGNAI\thuyvtn.sct
Last modified at 12/31/2023 9:29 PM by System Account