Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Title

Phòng Quản lý công nghiệp

NoiDung

BAN LÃNH ĐẠO Phòng Quản lý Công nghiệp:

 

1. Trưởng phòng​

- Họ và tên: Nguyễn Hoàng Quyên​

- Ngày tháng năm sinh: 17/02/1977  ​

- Điện thoại liên lạc:       

- Email: quyennh@dongnai.gov.vn 

2. Phó Trưởng phòng​

- Họ và tên: Nguyễn Thành Vượng     ​

- Ngày tháng năm sinh: 28/03/1979  ​

- Điện thoại liên lạc:       

- Email: vuongnt@dongnai.gov.vn 

 

 

I. Danh sách CBCC, VC Phòng Quản lý Công nghiệp

Số TT

Họ và tên

Năm sinh

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

01

Nguyễn Hoàng Quyên

1977

Trưởngphòng

Thạc sĩ Kinh tế

02

Nguyễn Thành Vượng

1979

Phó trưởng phòng

Ths Kinh tế​

03

Võ Trường Hải

1982

Chuyên viên

Ths.Kinh tế

04

Hoàng Thị Nhất

1990

Chuyên viên

Th.s Công ​nghiệp thực phẩm

05

Tạ Thị Hương Huệ

 1983

Chuyên viên

Cử nhân Hóa

06

Phạm Toàn

 1986

Chuyên viên

Cử nhân Luật

07

Đoàn Thế Cương

1983

Chuyên viên

Thạc sĩ quản lý Kinh tế

08

Huỳnh Duy

1995

Chuyên viên

Cử n​hân QLCN

 

II.  Chức năng

Tham mưu giúp Ban Lãnh đạo Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (sau đây gọi tắt là công nghiệp), bao gồm các ngành và lĩnh vực: Cơ khí; luyện kim; công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác; an toàn thực phẩm; quản lý cụm công nghiệp; công nghiệp nông thôn; công nghiệp hỗ trợ.

III. Nhiệm vụ, quyền hạn

1.Tham mưu Lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh

a)  Dự thảo quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển ngành công nghiệp, bao gồm quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp và các ngành, lĩnh vực công nghiệp theo chức năng của phòng.

b) Dự thảo các quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh về các ngành, lĩnh vực công nghiệp theo chức năng của phòng.

2.Tham mưu Lãnh đạo Sở trình Chủ tịch UBND tỉnh:

Dự thảo các quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh về các ngành, lĩnh vực công nghiệp theo chức năng của phòng.

3.Hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các quy định về phát triển công nghiệp sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật về các ngành, lĩnh vực công nghiệp theo chức năng của phòng.

4.Tham mưu giúp Lãnh đạo Sở: cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn và thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.

5.Về cơ khí và luyện kim

Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành cơ khí, ngành luyện kim, phát triển các sản phẩm cơ khí, cơ - điện tử trọng điểm, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp kỹ thuật cơ khí, tự động hóa, điện tử công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

6.Về công nghiệp hỗ trợ

a) Tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

b) Tổ chức thực hiện xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp nhận hồ sơ, lấy ý kiến các Sở, ban ngành liên quan thẩm tra xác nhận ưu đãi và cấp giấy xác nhận ưu đãi theo quy định hiện hành.

- Tham mưu Lãnh đạo Sở chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các dự án được hưởng ưu đãi trên địa bàn tỉnh.

- Định kỳ hàng năm báo cáo tổng hợp các dự án được xác nhận ưu đãi gửi Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương.

7.Về công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác

a)Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành sau khi được phê duyệt, gồm: Dệt - may, da - giày, giấy, sành sứ, thủy tinh, nhựa, rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng và các sản phẩm khác.

b)Thẩm định hồ sơ, cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn và thu hồi các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm được phân công theo quy định của pháp luật, cụ thể gồm: giấy phép sản xuất rượu; giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá; giấy chứng nhận mua bán nguyên liệu thuốc lá.

c)Phối hợp với các đơn vị, tổ chức có liên quan tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất theo quy định hiện hành trên địa bàn tỉnh.

8.Về an toàn thực phẩm

a)Tổ chức thẩm định, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công Thương.

b)Tổ chức việc cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công Thương.

c)Phối hợp hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng, quy trình của sản phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công Thương.

d)Hướng dẫn nghiệp vụ đối với Tổ kiểm tra an toàn thực phẩm tại chợ; hướng dẫn công tác tuyên truyền tại các chợ trên địa bàn tỉnh..

đ)Phối hợp thanh tra, kiểm tra về tình hình an toàn thực phẩm tại chợ hạng 1, hạng 2 trên địa bàn tỉnh.

e)Hướng dẫn thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh thực phẩm tại các chợ, siêu thị và các loại hình thương mại khác theo quy định của pháp luật.

9. Về cụm công nghiệp, cụm nghề tiểu thủ công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề

a)Tham mưu Lãnh đạo Sở giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp, cụm nghề tiểu thủ công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghềtrên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

b)Chủ trì xây dựng quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách phát triển cụm công nghiệp và tổ chức thực hiện sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

c)Thẩm định hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, Trung tâm Phát triển cụm công nghiệp; tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp và các dự án đầu tư xây dựng công trình trong cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.

d)Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp và sản xuất, kinh doanh trong cụm.

đ)Tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá và tổng hợp, báo cáo tình hình quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng và hoạt động của cụm nghề tiểu thủ công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn tỉnh.

10.Về tiểu thủ công nghiệp: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện chương trình, đề án, cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn, các hợp tác xã thuộc lĩnh vực công nghiệp, các cơ sở công nghiệp nông thôn. Tham mưu giúp Ban lãnh đạo Sở triển khai thực hiện Dự án phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chế biến tre trúc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

11.Tham mưu giúp Ban Lãnh đạo Sở thực hiện chức năng quản lý, theo dõi, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân, các hội, hiệp hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc phạm vi ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

12.Xây dựng hệ thống thông tin lưu trữ, phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ.

13.Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ sáu tháng một lần hoặc đột xuất về tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển các ngành và lĩnh vực công nghiệp được giao theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương.

14.Được yêu cầu các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh cung cấp các thông tin và các nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng.

15. Tham mưu thực hiện nhiệm vụ thường trực Ban chỉ đạo Chương trình Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai.

16.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở giao.

DonViTrucThuoc

 

Attachments

Created at 4/4/2016 1:35 PM by System Account
Last modified at 2/26/2024 5:05 AM by DONGNAI\thuymtt.sct