Trong thời gian tới, dự
báo một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá trong nước như: giá các vật tư
chiến lược dự báo vẫn biến động phức tạp do chịu ảnh hưởng từ tình hình thế
giới; áp lực từ việc thực hiện lộ trình thị trường đối với các mặt hàng Nhà nước
quản lý đã bị lùi thực hiện trong thời gian qua; tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và
Đô la Mỹ tăng cao làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu; chi phí vận
tải đường biển tăng; việc thực hiện cải cách chế độ tiền lương... đặt ra những
thách thức trong công tác quản lý điều hành giá từ nay đến cuối năm 2024.
Nhằm
phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở Công Thương đề nghị các ngành, đơn vị
quan tâm phối hợp, triển khai thực hiện một số nội dung liên quan, cụ thể:
1. Cục Quản lý Thị trường
Tăng
cường công tác quản lý thị trường, triển khai kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị
trường nhằm phát hiện, xử lý theo thẩm quyền, theo quy định của pháp luật đối
với các hành vi vi phạm pháp luật như đầu cơ, găm hàng, sản xuất - kinh doanh
hàng cấm, hàng lậu, hàng gian, hàng giả, hàng không có hóa đơn, chứng từ, hàng
không có nguồn gốc xuất xứ, hàng không có nhãn mác, hàng không đảm bảo an toàn
thực phẩm; phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, kiểm soát việc thực
hiện các quy định pháp luật về giá...
2. UBND các huyện, thành
phố
-
Tiếp tục triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung chỉ đạo tại Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 10/10/2023 của
UBND tỉnh về Chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết
yếu năm 2023 - 2024, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2024 và ứng phó với các tình
huống thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
-
Chỉ đạo các phòng, ban theo dõi sát diễn biến
cung cầu, giá cả thị trường, chủ động có biện pháp, giải pháp quản lý phù hợp,
kịp thời theo thẩm quyền; bảo đảm cung ứng, lưu thông, phân phối trên địa bàn,
không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, tăng giá đột biến,
nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, các mặt hàng có quyền số cao
trong chỉ số giá tiêu dùng; thông tin kịp thời đến Sở Công Thương trong tường
hợp xảy ra biến động giá.
-
Thông tin đầy đủ và kịp thời về thị trường, giá cả, các
chính sách bình ổn thị trường, quản lý an toàn thực phẩm của nhà nước, thông tin các
điểm bán hàng bình ổn và thực phẩm an toàn cho
người dân địa phương; tuyên truyền sâu rộng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; kiểm soát
thông tin thất thiệt có thể gây bất ổn thị trường.
3.
Các đơn vị tham gia chương trình BOG của tỉnh (Phụ lục 1)
a.
Đối với các hợp tác xã và các đơn vị đang tham gia
bán hàng bình ổn giá đã được địa phương thẩm định vay vốn thực hiện chương
trình
Đảm bảo nguồn hàng dự trữ phục vụ công tác bình ổn giá theo
kế hoạch đã được
duyệt, sắp xếp các mặt hàng bình ổn giá theo quy định và niêm yết giá bán đã
được Sở Tài chính phê duyệt.
b. Đối với các
doanh nghiệp đang cam kết tham gia chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường
cùng với tỉnh
Đảm bảo nguồn hàng đã đăng ký với Sở Công Thương để sẵn sàng cung ứng cho thị trường khi có
biến động về tăng giá, khan hiếm hàng hóa.
4. Các thương nhân phân phối xăng dầu trên địa bàn tỉnh (Phụ
lục 2)
- Tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu
trong hệ thống kinh doanh (từ đầu mối, thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán
lẻ). Trong mọi tình huống phải cung cấp đủ hàng cho cửa hàng bán lẻ thuộc hệ
thống phân phối của doanh nghiệp để duy trì hoạt động bán hàng thường xuyên,
bảo đảm đủ nguồn hàng đáp ứng yêu cầu của thị trường.
- Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 50/2023/QĐ-UBND ngày 29/11/2023 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về ban hành Quy định thời gian bán hàng, các
trường hợp dừng bán hàng, quy trình thông báo trước khi dừng bán hàng của cửa
hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Bố
trí đủ nhân lực, tổ chức trực hoặc tăng ca để duy trì hoạt động bán hàng thường
xuyên, liên tục cho thị trường, nhất là trước, trong và sau dịp lễ, tết.
Sở
Công Thương đề nghị các ngành, đơn vị quan tâm phối hợp, triển khai thực hiện.