Đối
với quả chanh leo, phía Trung Quốc đã đồng ý cho xuất khẩu thử nghiệm và chỉ đi
qua cửa khẩu Quảng Tây của Trung Quốc. Sau khoai lang và tổ yến, Bộ NN&PTNT
sẽ tiếp tục các thủ tục để xuất khẩu quả bưởi và quả dừa tươi vào thị trường Trung
Quốc..
Nhu
cầu nhập khẩu tổ yến của thị trường Trung Quốc rất lớn, trong khi tiềm năng
xuất khẩu tổ yến (yến sào) của Việt Nam rất dồi dào, chất lượng tổ yến Việt Nam
đã được khẳng định.
Ngành
yến của Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển và tiềm năng mang lại giá trị
kinh tế cao. Hiện nay, cả nước có 22.087 nhà nuôi chim yến. Sản lượng yến của
Việt Nam hiện đạt trên dưới 120 tấn, giá trị tương đương 450 triệu USD.
Hiện
sản lượng yến của Việt Nam có thể xuất khẩu chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu của
họ. Vì vậy, khi Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch tổ yến sang Trung Quốc được
ký kết thì cơ hội cho ngành hàng triệu đô này ngày càng rộng mở.
Để
đón nhận cơ hội từ thị trường, xây dựng thương hiệu yến sào Việt Nam lớn mạnh
đủ tầm vươn ra thị trường quốc tế, xâm nhập thị trường Trung Quốc, tạo uy tín ở
các thị trường cao cấp như Nhật Bản, châu Âu, Mỹ và Canada…. Do vậy, cần phát
triển sản xuất theo chuỗi sản phẩm, gắn kết các khâu từ sản xuất, chế biến đến
tiêu thụ sản phẩm”.
Đối
với sản phẩm khoai lang, đây là một trong những loại cây trồng quan trọng của
nước ta, tập trung nhiều nhất tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Nhiều năm
liền, địa phương này có diện tích trồng khoai lang tím Nhật lớn nhất cả nước,
ổn định ở mức trên 13.000ha. Trong 9 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu khoai
lang Việt Nam khoảng 39 triệu USD, trong đó khoai lang thô đạt trên 15,3 triệu
USD, khoai lang chế biến đạt khoảng 23,1 triệu USD, còn lại là lá khoai lang./.