Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
Thông báo về việc tạm ngưng tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương trong dịp Tết Nguyên đán 2025 || công khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, kiến nghị như sau: Số điện thoại đường dây nóng và hộp thư điện tử - Ông Phạm Văn Cường – Giám đốc Sở Công Thương - Số điện thoại: 0913 755 979 - Email: cuongdizadn@yahoo.com.vn **** Nhiệt liệt chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam và kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ”**** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”

Thanh toán trực tuyến khi thực hiện các thủ tục hành chính ngành công thương

Chìa khoá cho rau quả xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận thị trường bán lẻ hiện đại (Y)
 

Chiều 12/3/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch (VIAEP), cùng Công ty TNHH MTV Dịch vụ Quảng cáo và Triển lãm Minh Vi (VEAS) phối hợp tổ chức Diễn đàn Xuất khẩu Rau quả 2025 với chủ đề: "Thúc đẩy phát triển thị trường bán lẻ hiện đại cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam".

Thị trường khắt khe, cạnh tranh gay gắt

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, cho biết: "Năm 2024, kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam đạt 2,42 tỷ USD, tăng 23,7% so với năm 2023. Giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 2 năm 2025 ước đạt 290 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 02 tháng đầu năm 530 triệu USD, tăng 140,1%  và  57,3% so với cùng kỳ năm 2024."

Tuy nhiên, doanh nghiệp rau quả ở Việt Nam đa phần là các hộ sản xuất nhỏ lẻ, mạnh mún; chi phí sản xuất cao; sơ chế bảo quản chưa tốt, đặc biệt là khâu xử lý sau thu hoạch. Do đó, doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, quản lý chất lượng… Bên cạnh đó, chi phí logistic, điều kiện hạ tầng giao thông chưa trú trọng đầu tư, chi phía vận tải xuất khẩu cao (đường hàng không, đường bộ và đường thủy đếu cao so với các nước trong khu vực

Các thị trường nhập khẩu lớn đều có yêu cầu khắt khe trong đánh giá rủi ro mở cửa thị trường (Trung Quốc, Hoa kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand), bên cạnh đó là yêu cầu cao về mức dư lượng nông dược, đặc biệt là thị trường Trung Quốc trong tháng cuối năm 2024 và đầu 2025.

Trong khi đó, thị trường ASEAN có sự tương đồng về chủng loại Trái cây nhiệt đới tương tự của Việt Nam (xoài, sầu riêng, nhãn, thanh long, măng cụt, mít, dứa, dừa v.v..) và cũng có nhu cầu xuất khẩu sang các thị trường Việt Nam đang xuất khẩu.

"Các thị trường không yêu cầu đánh giá rủi ro mở cửa thì yêu cầu rất cao về ô nhiễm vi sinh vật và dư lường thuốc bảo vệ thực vật, kim loại năng, thêm vào đó là các yêu cầu về lao động, môi trường và phát triển bền vững...", ông Lê Thanh Hòa nhấn mạnh

Thúc đẩy các chương trình xúc tiến thương mại 

Để nâng cao năng lực tiếp cận thị trường bán lẻ hiện đại - kênh quan trọng giúp gia tăng giá trị và mở rộng đầu ra bền vững cho ngành rau quả Việt Nam, ông Lê Thanh Hòa chia sẻ: Cần tuyên truyền người dân, doanh nghiệp sản xuất theo nhu cầu thị trường, ứng dụng công nghệ cao để sản xuất các sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn cho người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, tạo cơ chế, chính sách thúc đẩy người sản xuất và doanh nghiệp tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết  xây dựng chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị ổn định, bền vững, nâng cao vị thế của rau quả trên trường quốc tế. 

Tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh rau quả của Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu và nâng cao hơn nữa năng lực xuất khẩu rau, quả của Việt Nam.

Ngoài ra, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất bền vững và thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói, cơ sở xử lý kiểm dịch thực vật, xuất khẩu; đẩy mạnh khâu chế biến rau quả, tập trung vào chế biến sâu, vừa nâng cao giá trị gia tăng, vừa hạn chế rủi ro mùa vụ như xuất khẩu tươi.

Tích cực đổi mới sản xuất, nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu của từng thị trường, triển khai chủ động, hiệu quả các FTAs, nhất là CPTPP,  EVFTA, các Hiệp định khu vực và song phương với các nước. Thực hiện nghiêm việc đáp ứng các quy định về tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn vùng trồng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy cách đóng gói, chất lượng, chủng loại nông sản; đăng ký mã cơ sở đóng gói, mã số doanh nghiệp.

Đồng thời, mở cửa các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng như: thị trường thực phẩm Halal của các nước Hồi giáo, Trung Đông, châu Phi... với phương châm là đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường góp phần từng bước giảm xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới phía Bắc. Xây dựng các Đề án thúc đẩy xuất khẩu sang một số thị trường mới (Trung Đông, Châu Phi...)

"Cần thúc đẩy các chương trình xúc tiến thương mại đặt biệt là xúc tiến thương mại trên nền tảng số, ứng dụng công nghệ thông tin để đẩy mạnh xuất khẩu, tiêu thụ nông sản. Song song đẩy mạnh rau quả đã qua chế biến, tăng tỷ trọng chế biến sâu để giảm chi phí và nâng cao giá trị nông sản..." Phó Cục trưởng, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, Bà Lê Thị Thanh Thảo, Đại diện Quốc gia UNIDO tại Việt Nam, nhấn mạnh rằng Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu rau quả lớn, nhưng để nâng cao giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh, ngành cần cải thiện khả năng tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng và mở rộng kênh phân phối, đặc biệt là thị trường bán lẻ hiện đại. Bà cũng khẳng định UNIDO sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và tư vấn giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực sản xuất, chế biến và xuất khẩu, hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2030.

Ông Đỗ Quang Huy, Cán bộ chương trình cấp cao của Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO), nhấn mạnh rằng bền vững và đổi mới sáng tạo là chìa khóa cho thành công dài hạn trong xuất khẩu nông sản. Việc sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, an toàn và thân thiện với môi trường không chỉ tạo lợi thế cạnh tranh mà còn là điều kiện bắt buộc để tiếp cận các kênh bán lẻ hiện đại.

"Thụy Sĩ sẽ tiếp tục hợp tác với UNIDO và các đối tác nhằm thúc đẩy thương mại bền vững và đổi mới sáng tạo cho ngành rau quả Việt Nam", ông Đỗ Quang Huy khẳng định.

Một cửa điện tử

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương



 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Phường Trung Dũng, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​