Năm 2024, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố Việt Nam tăng
2 bậc chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu so với năm 2023, xếp thứ 44/133 quốc
gia, nền kinh tế.
2024 được xem là một năm đầy thách thức đối với hệ sinh thái khởi
nghiệp Việt Nam khi chưa thể thoát khỏi "mùa đông gọi vốn" kéo dài từ
năm 2023. Hoạt động huy động vốn vẫn chưa có sự bứt phá đáng kể, khiến nhiều
startup phải tìm cách tối ưu hóa mô hình kinh doanh và thích nghi với điều kiện
thị trường khó khăn. Dù vậy, từ nửa cuối năm, dòng vốn đã bắt đầu hồi phục nhẹ
và dự báo sẽ tăng trưởng trở lại từ năm 2025.
"Báo cáo
thường niên công nghệ 2024" của Tracxn chỉ ra, các công ty khởi nghiệp
công nghệ đã huy động được tổng cộng 120 triệu USD trong năm 2024, giảm 38,7%
so với 196 triệu USD năm 2023 và sụt giảm mạnh 77% so với mức đỉnh 518 triệu
USD năm 2022.
Riêng Việt Nam,
với tổng vốn tài trợ 120,3 triệu USD, Việt Nam hiện đứng thứ 51 toàn cầu về
tổng số vốn tài trợ, xếp trên Iceland và Luxembourg (lần lượt ở vị trí thứ 52
và 53).
Nửa cuối năm 2024,
startups công nghệ Việt Nam đã huy động được 53,6 triệu USD, giảm 19,63% so với
66,7 triệu USD của nửa đầu năm và sụt giảm 41,68% so với mức 91,9 triệu USD
trong cùng kỳ năm 2023.
Riêng trong quý
4/2024, ghi nhận mức tài trợ 35,1 triệu USD, tăng mạnh 89,73% so với 18,5 triệu
USD của quý 3 và tăng 68,75% so với 20,8 triệu USD trong quý 4/2023. Theo
Tracxn, các khoản đầu tư giai đoạn cuối tại Việt Nam đánh dấu sự phục hồi sau
thời kỳ chững lại kể từ năm 2021, khi đạt 14,2 triệu USD trong năm 2024.

Thực tế, Việt Nam được đánh giá là có cộng đồng khởi nghiệp nổi
trội của khu vực. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khởi nghiệp
sáng tạo đầu tiên bằng cách xây dựng nền tảng cơ bản về thể chế, thiết lập các
tổ chức và mạng lưới hỗ trợ, phát triển cộng đồng, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp
sáng tạo, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh
nghiệp vừa và nhỏ, sự tham gia của các trường đại học, viện nghiên cứu, quỹ đầu
tư…
Năm 2024, Tổ chức
Sở hữu trí tuệ thế giới công bố Việt Nam tăng 2 bậc chỉ số Đổi mới sáng tạo
toàn cầu so với năm 2023, xếp thứ 44/133 quốc gia, nền kinh tế. Việt Nam có ba
chỉ số đứng đầu thế giới, trong đó:
(1) lần đầu tiên
có chỉ số Xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.
(2) đầu tư mạo
hiểm ở Việt Nam đang có xu hướng phát triển tốt thể hiện qua chỉ số số thương
vụ đầu tư mạo hiểm cải thiện từ thứ hạng 77 năm 2022 lên thứ hạng 50 năm 2024,
(3) chỉ số số
thương vụ nhận được vốn đầu tư mạo hiểm từ thứ hạng 54 năm 2021 lên vị trí 44
năm 2024.
Cũng trong năm
qua, bức tranh của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam có hơn 4.000
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có 2 kỳ lân, 11 doanh nghiệp được
định giá trên 100 triệu USD, hơn 1.400 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, 202 khu làm
việc chung; 208 quỹ đầu tư; 35 tổ chức thúc đẩy kinh doanh; 79 cơ sở ươm tạo,
khoảng 170 trường đại học/cao đẳng hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, hình thành
hơn 20 trung tâm khởi nghiệp sáng tạo tại địa phương và quốc gia.
NS- nguồn cafef