Thị trường xuất khẩu hàng hóa của Đồng Nai
là hơn 170 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, hàng hóa xuất khẩu tập trung ở
một số thị trường như: Hoa Kỳ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của
tỉnh, tiếp đến là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, châu Âu. Xuất khẩu hàng hóa
sang các thị trường lớn thời gian qua luôn giữ được mức tăng trưởng khá. Các
doanh nghiệp tại Đồng Nai liên tục chuyển đổi công nghệ để giảm khí thải
carbon, tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh
tranh với hàng hóa cùng loại đến từ nhiều quốc gia. Kết quả nhiều nhà máy tại
Đồng Nai đã nhận được nhiều đơn hàng lớn dài hạn đến giữa và cuối năm sau.
EU là thị trường
xuất khẩu quan trọng đối với hàng dệt may, da giày Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng
là thị trường có yêu cầu cao về sản xuất xanh, bền vững. Để đáp ứng yêu cầu của
EU, ngành dệt may Việt Nam buộc phải chuyển đổi kép xanh hoá và số hoá với mục
tiêu gia tăng xuất khẩu khoảng 9-10%/năm.
Để gia tăng được
thị phần xuất khẩu vào thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam phải thường xuyên
cập nhật thông tin và nhanh chóng chuyển đổi công nghệ sản xuất phù hợp với xu
hướng. Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi
thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
(EVFTA).
EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng
quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát
triển bền vững. Quy định về sản xuất xanh, giảm phát thải carbon của EU đang
tạo ra tiêu chuẩn cao hơn đối với việc tiếp cận thị trường, đồng thời tăng thêm
nghĩa vụ giải trình phức tạp cho nhà sản xuất và hệ thống cung ứng.
Hầu hết doanh
nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, năng lực, điều kiện sản xuất của
Việt Nam còn hạn chế; việc chuyển đổi mô hình sản xuất cần công nghệ và nguồn
vốn đầu tư lớn đang là thách thức của dệt may và da giày.
Da giày là một
trong những ngành sản xuất xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với sản lượng xuất
khẩu chiếm đến 95% tổng sản lượng sản xuất. Da giày Việt Nam cũng có vị thế
cao, đứng thứ ba thế giới về năng lực sản xuất và đứng thứ hai thế giới sản
lượng xuất khẩu hàng năm; trong đó, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai, chỉ
sau Mỹ với thị phần khoảng 26-28%; các sản phẩm xuất khẩu chính vào EU là giày
thể thao, giày mũ da.
Nếu như trước
đây, phát triển bền vững chỉ là tiêu chí mà thương hiệu hàng khuyến khích áp
dụng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của các nhãn hàng thì ngày nay đã trở
thành xu thế bắt buộc và được luật hóa. Điều đó thể hiện rất rõ thông qua một
loạt các đạo luật, chính sách của EU đã được ban hàng và thực thi như thẩm định
chuỗi cung ứng, chính sách về chống phá rừng, kiểm kê phát thải và cơ chế điều
chỉnh biên giới carbon (CBAM).
Các chính sách
này hiện đang tập trung áp dụng có quy mô lớn, tuy nhiên không có nghĩa là
những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không bị ảnh hưởng. Tiếp đến là một số chính
sách đang được thảo luận như thiết kế sinh thái, đạo luật về trách nhiệm của
rộng đối với nhà sản xuất…
Vấn đề hiện nay
là trong khi các nhà làm chính sách ở thị trường xuất khẩu đang làm rất ráo
riết thì thông tin đến các doanh nghiệp ngành dệt may còn rất hạn chế. Nhiều
doanh nghiệp chưa hiểu đầy đủ nội dung đó sẽ được thực hiện như thế nào, lộ
trình ra sao và doanh nghiệp phải chuẩn bị gì vì các thông tin được tiếp cận
còn rời rạc, thiếu tính hệ thống.
Khi tiêu chuẩn
ngày càng cao thì chi phí tuân thủ của doanh nghiệp ngày càng lớn và chi phí
này không phục vụ cho việc cải thiện chất lượng hàng hoá mà để thực hiện nhiều
thủ tục chồng chéo nhau. Vì vậy, cần tinh gọn đầu mối quản lý chuyên ngành nhằm
giảm thiểu thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
Về phía các doanh
nghiệp, phải chủ động thay đổi công nghệ, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sản xuất xanh để tạo lợi thế cạnh tranh cho sản
phẩm, thương hiệu của mình.
EU là thị
trường xuất khẩu quan trọng, lớn thứ ba của hàng dệt may Việt Nam. Song đây
cũng là thị trường tạo nhiều áp lực về chuyển đổi xanh như: Kế hoạch hành động
kinh tế tuần hoàn EU (CEAP), chiến lược dệt may bền vững và tuần hoàn (EUSSCT),
quy định về thiết kế sinh thái cho sản phẩm bền vững (ESPR)…
Ở trong nước các
ngành sản xuất, bao gồm dệt may cũng phải thực hiện lộ trình cam kết giảm phát
thải, đưa phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050; nâng cao khả năng tự chủ
nguồn nguyên phụ liệu để tận dụng ưu đãi thuế từ các FTAs.
Với mục tiêu gia
tăng xuất khẩu khoảng 9-10%/năm, ngành dệt may Việt Nam bắt buộc phải chuyển
đổi kép xanh hoá và số hoá, chú trọng tính bền vững cả về nguyên liệu, năng
lượng, quy trình sản xuất đến thương mại, tiêu dùng, tái chế; cải thiện năng
suất chất lượng thông qua tự động hoá và tối ưu hoá.
Ngoài vấn đề
thông tin, dữ liệu, doanh nghiệp ngành dệt may rất cần được hỗ trợ nguồn nhân
lực và vốn để đầu tư hoàn thiện chuỗi cung ứng, chuyển đổi công nghệ một cách
đồng bộ mới có thể phát huy hiệu quả./.