I. Kết quả
Căn cứ tình
hình kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai năm 2023 và kết quả thực hiện Kế hoạch bình
ổn giá 2022 - 2023, Sở Công Thương đã dự thảo Kế hoạch 2023 - 2024 gửi các Sở ngành, địa phương và các đơn vị
có liên quan góp ý và đăng ký nhu cầu vốn vay để tham gia thực hiện của các địa
phương. Trên cơ sở góp ý của các đơn vị, Sở Công Thương đã tổng hợp xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn
giá, bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu năm 2023 - 2024, phục vụ Tết
Nguyên đán năm 2024 và ứng phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh trên địa
bàn tỉnh trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt, ngày 31/10/2022, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 10/10/2023 của
UBND tỉnh về thực hiện Chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường một số mặt
hàng thiết yếu năm 2023 - 2024, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2024 và ứng phó với
các tình huống thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh (cụ thể gồm đối
với 19 mặt hàng: Gạo, thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm, thuỷ hải sản, rau củ
quả, mì gói, muối ăn, đường, bột ngọt, bột nêm, dầu ăn, nước tương, nước mắm,
nước uống đóng chai, khẩu trang kháng khuẩn, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh, sách
giáo khoa - vở học sinh) thời gian thực hiện đến ngày 30/9/2024. Nguồn vốn ngân
sách cấp cho Kế hoạch là: 25,4825 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn vay: tổng nguồn vốn dành cho các đơn vị tham gia bình
ổn vay là 24,45 tỷ đồng (trong đó cấp 4,45 tỷ cho địa phương để chủ động thẩm
định kế hoạch vay vốn của các hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia bán hàng bình
ổn giá và 20 tỷ cho mặt hàng sách giáo khoa, vở học sinh).
- Vốn hỗ trợ: Cấp 374,75 triệu đồng hỗ trợ các hợp tác xã
tham gia bán hàng lưu động phục vụ vùng sâu, vùng xa trong dịp Tết Nguyên đán
Giáp Thìn (giảm 57,75 triệu đồng so với Kế hoạch 2022-2023).
Kết quả sau một năm triển khai thực hiện như sau:
1. Đối với một số mặt hàng thực phẩm
thiết yếu
-
Tính đến nay về xét duyệt vay vốn từ ngân sách:
+ Các địa phương đã xét duyệt cho 06 đơn vị vay
vốn (04 Hợp tác xã, 02 Hộ kinh doanh) với tổng số tiền cho vay là 3.650.000.000
đồng (tăng 31.598.000 đồng so với cùng kỳ) trên 12 điểm bán (giảm 01 điểm bán so với cùng kỳ),
trong đó thành phố Long Khánh 02 hộ kinh doanh, Xuân Lộc 01 HTX, Trảng Bom 01
HTX, Định Quán 01 HTX và Tân Phú 01 HTX.
Trong
đó, Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã phối hợp với các địa phương hỗ trợ cho 04 HTX
vay vốn với 08 điểm bán hàng cố định và 66 chuyến bán hàng lưu động tại các
huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc và Trảng Bom với tổng số tiền: 1.950.000.000
đồng (01 HTX không tham gia bán hàng lưu động).
+
Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai đã thực hiện thẩm định và cho vay vốn số
tiền 1.700.000.000 đồng đối với 02 Hộ kinh doanh.
-
Xét duyệt tham gia không vay vốn và cam kết tham gia chương trình bình ổn giá
của tỉnh: Địa phương vận động các đơn vị tham gia không vay vốn ngân sách với
135 điểm bán bình ổn giá (tăng 21 điểm so với cùng kỳ năm 2023), cụ thể: thành
phố Biên Hòa 21, Long Khánh 01, Long Thành 05, Nhơn Trạch 61, Vĩnh Cửu 12, Thống Nhất 01, Định
Quán 07, Tân Phú 24, Cẩm
Mỹ 03.
- Doanh thu đạt được: Tổng
doanh thu tính đến ngày 30/8/2024 đạt trên 295,2 tỷ đồng (tăng 58% so với năm
2023, do tăng các điểm bán, điểm dự trữ hàng hóa) (Bảng kê chi tiết đính kèm), trong đó:
+ Doanh thu đơn vị có vay vốn:
32,1 tỷ đồng (tăng
25,4% so với năm 2023);
+ Doanh thu đơn vị không vay vốn:
263,1 tỷ đồng (tăng 63,2% so với năm 2023 do
tăng các điểm bán, điểm dự trữ hàng hóa).
2. Mặt hàng sách giáo
khoa, tập vở học sinh
- UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty Cổ phần Sách và Thiết
bị Trường học Đồng Nai được tạm ứng kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh (20 tỷ
đồng) để triển khai thực hiện chương trình bình ổn giá sách giáo khoa, tập vở
học sinh năm học 2024 - 2025 (Công văn số 1534/SCT-TM ngày 26/3/2024).
- Ngày 28/3/2024, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số
3171/UBND-KTNS về việc tạm ứng ngân sách tỉnh hỗ trợ vốn bình ổn giá sách giáo
khoa, tập vở học sinh năm học 2024 – 2025. Sở Công Thương đã triển khai thông
tin đến Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Trường học Đồng Nai liên hệ với Sở Tài
chính làm thủ tục tạm ứng ngân sách và triển khai thực hiện chương trình bình
ổn giá sách giáo khoa, vở học sinh theo Kế hoạch
số 02/STB ngày 11/3/2024 của Công ty (Công văn số 1616/SCT-TM ngày 29/3/2024), chương
trình được thực hiện từ ngày 01/5/2024 đến hết ngày 30/11/2024.
- Ngày 22/5/2024, Sở Giáo dục và
Đào tạo đã ban hành Công văn số 2082/SGDĐT-GDPT&GDTX triển khai bình ổn giá
sách giáo khoa, tập vở học sinh năm học 2024-2025.
- Hoạt
động kinh doanh mặt hàng sách giáo khoa và tập vở học sinh: Doanh thu mặt hàng
sách, tập học sinh tính đến hết tháng 8/2024 đạt 102.198.600.000 đồng (doanh
thu đã giảm 5% so giá bìa đối với sách giáo khoa, 10% so với giá bìa đối với
tập vở học sinh) với 22 điểm bán bình ổn. Trong đó: doanh thu về sách giáo
khoa: 100.989.900.000 đồng (tăng 10% so với cùng kỳ); doanh thu về tập vở: 1.208.700.000
đồng (giảm 6% so với cùng kỳ).
Ngoài ra, Công ty còn
thực hiện tặng 47 bộ sách giáo khoa mới cho con thương binh, liệt sĩ trên địa
bàn tỉnh.
Việc đẩy mạnh tuyên truyền rộng khắp và
phối hợp bán SGK bình ổn giá đến tận trường và các điểm bán SGK bình ổn phủ
khắp các huyện, thành phố trong tỉnh đã góp phần không để xảy ra hiện tượng
thiếu sách trước khi bước vào năm học mới, bảo đảm cho tất cả 100% học sinh có
đủ SGK đến trường.
3. Công tác phát triển
mạng lưới phân phối hàng hóa:
- Đối với mặt hàng thiết yếu: Công tác phát triển mạng lưới
bán hàng bình ổn giá chủ yếu tập trung vào các tháng trước Tết Nguyên đán. Tổng
số điểm bán hàng bình ổn đến ngày 31/7/2024: 147 điểm bán hàng bình ổn giá
(tăng 20 điểm so với cùng kỳ năm 2023), trong đó: 06 đơn vị vay vốn với tổng số
tiền cho vay là 3.650.000.000 đồng trên 12 điểm bán (giảm 04 điểm so với cùng
kỳ) trên địa bàn thành phố Long Khánh, huyện Trảng Bom, Định Quán, Tân Phú,
Xuân Lộc;
135 điểm bán hàng bình ổn bằng vốn tự có
của doanh nghiệp (tăng
24 điểm so với cùng kỳ).
- Đối với mặt hàng
sách giáo khoa: Công ty Cổ phần Phát hành sách và Thiết bị trường học Đồng Nai
đang triển khai bán bình ổn sách giáo khoa, vở học sinh trên 22 điểm bán, gồm:
Biên Hòa 06, Long Khánh 02, Cẩm Mỹ 02, Trảng Bom 01, Thống Nhất 02, Nhơn Trạch 01, Long Thành 01, Định Quán
02, Tân Phú 02, Xuân Lộc 02, Vĩnh Cửu 01.
- Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam
ưu tiên dùng hàng Việt nam”, hỗ trợ xây dựng các điểm bán hàng Việt với tên gọi
“Tự hào hàng Việt Nam” tại các huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tính đến nay
đã thực hiện 33 điểm bán hàng Việt và 05 địa điểm bán/giới thiệu sản phẩm
OCOP trên địa bàn tỉnh.
II. Công tác bình ổn
thị trường
1. Công tác phục vụ
Tết Nguyên đán năm 2024
Ngay khi Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 10/10/2023
của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường một số
mặt hàng thiết yếu năm 2022 - 2023, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2023 và ứng phó
với các tình huống thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được ban hành, Sở
Công Thương đã xây dựng Kế hoạch làm việc triển khai công tác phục vụ Tết
Nguyên đán, theo đó, Sở đã phối hợp với địa phương, các đơn vị có liên quan làm
việc trực tiếp với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, các trung tâm thương
mại, siêu thị đề nghị xây dựng phương án sản xuất, dự trữ hàng hóa để phục vụ
người dân trên địa bàn; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đưa
hàng hóa về phục vụ nhân dân tại vùng sâu, vùng xa, tại các nhà máy, khu công
nghiệp với chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý; công tác cung cấp điện được đảm
bảo an toàn, liên tục, góp phần tạo không khí đón tết vui tươi, lành mạnh, an
toàn, tiết kiệm cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:
a) Sở Công Thương đã triển khai đến các
địa phương, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, trung tâm thương mại siêu thị, các
đơn vị tham gia bình ổn giá trên địa bàn tỉnh, đề nghị các đơn vị khẩn trương
xây dựng kế hoạch dự trữ hàng Tết và phương án kinh doanh trong dịp Tết, không
để xảy ra tình trạng thiếu hàng gây tăng giá cục bộ hoặc hàng tồn kho sau Tết.
Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các trung tâm thương mại siêu thị lớn đã chuẩn
bị đầy đủ lượng hàng đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng với tổng giá trị
hàng hóa trên 225.807 tỷ đồng, chủ yếu là mặt hàng lương thực thực phẩm thiết
yếu; thịt heo tại các trang trại lớn của tỉnh, phục vụ nhu cầu trong tỉnh và
một số tỉnh lân cận; còn lại mặt hàng tiêu dùng, xăng dầu, bánh mứt, bia, nước
ngọt, xăng dầu… phục vụ Tết; và dự trữ hàng hóa bình ổn giá, bình ổn thị trường
khoảng 8.335 tỷ đồng.
Đối với sản phẩm từ chăn nuôi như thịt heo, gà, trứng gia
cầm: Công ty Cổ phần CP tại Đồng Nai đã mở 16 cửa hàng trên địa bàn tỉnh (08
Fresh shop, 08 Pork Shop) để cung cấp mặt hàng thịt heo, gà, trứng gia cầm, sản
phẩm chế biến đến tay người tiêu dùng, các cửa hàng đều có cam kết bán giá thấp
hơn thị trường từ 5-15% vào dịp tết để giữ giá thị trường ổn định. Công ty cam
kết đáp ứng đầy đủ lượng hàng cho cửa hàng bán trong dịp bình ổn giá và cam kết
sẽ bán giá ổn định trong dịp Tết, từ ngày 23 Tết công ty giữ ổn định, không
tăng giá đối với heo hơi và có thêm chính sách khuyến mại cho khách hàng;
b) Công tác nắm tình hình giá cả thị
trường hàng ngày đối với một số mặt hàng thiết yếu tiếp tục được triển khai đầy
đủ theo chỉ đạo của Bộ Công Thương. Ngoài các mặt hàng thực hiện báo cáo giá
thường xuyên trong năm, vào dịp tết Sở đã bổ sung một số mặt hàng được tiêu
dùng mạnh trong dịp tết như bia, nước ngọt, mứt, trái cây, lạp xưởng, hoa
tươi... thông tin giá cả thị trường được Sở chuyển đến Sở Thông tin - Truyền
thông, các cơ quan báo, đài để thông tin kịp thời đến người dân, hạn chế tình
trạng tung tin đồn thất thiệt gây bất ổn thị trường.
c) Thực hiện
chính sách nhà nước đối với đồng bào tại các xã vùng sâu, vùng xa: Theo Kế hoạch số 240/KH-UBND, UBND tỉnh
chấp thuận cấp 374.750.000 đồng từ
nguồn ngân sách tỉnh vào nguồn chi không thường xuyên về cho UBND cấp huyện
(theo số chuyến đã đăng ký của địa phương) để chi phí hỗ trợ các chuyến bán
hàng lưu động tại các xã vùng sâu, vùng xa trong dịp tết Nguyên đán năm
2024 của các hợp tác xã.
- UBND
huyện Tân Phú, Định Quán, Trảng Bom, Cẩm Mỹ đã duyệt cho 04 đơn vị với tổng số
tiền hỗ trợ chi phí vận chuyển, nhân công và bao bì là 242.600.000 đồng với 96
chuyến hàng (giảm 67 chuyến so với năm trước), gồm các hợp tác xã: TMDV Hòa Phát (huyện Trảng
Bom), TMDV Phương Lâm (huyện Tân Phú), DVNN Thanh Sơn (huyện Định Quán), TMDV
Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ).
Trong đó, Liên minh Hợp tác xã tỉnh phối hợp
các địa phương thẩm định cho 03 HTX với tổng số tiền hỗ trợ chi phí vận chuyển, nhân công và bao bì là
169.100.000 đồng với
66 chuyến hàng.
Ngoài các mặt hàng thuộc danh mục hàng bình ổn giá, các hợp tác xã còn
kết hợp kinh doanh các mặt hàng khác như nước ngọt, bia, bánh, mứt, kẹo các
loại, bột giặt, nước rửa chén, mì tôm...
- Thời gian
tổ chức các chuyến hàng lưu động từ ngày 30/12/2023 đến ngày 06/02/2024 (từ
18/11 Âm lịch đến 27/12 Âm lịch), các Hợp tác xã đã tổ chức 96/96 chuyến
hàng lưu động cho các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn các huyện Trảng Bom,
Tân Phú, Cẩm Mỹ, Định Quán với doanh thu 682.239.000 đồng (giảm 175.807.000 đồng
so với năm 2023, do giảm số chuyến).
d) Công tác
đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp và hội chợ mua sắm cuối năm, công
tác phục vụ vui chơi, giải trí:
- Thực hiện Chương trình Xúc tiến Thương mại năm 2023 tại
Quyết định số 497/QĐ-UBND ngày 24/3/2023, Sở Công Thương (Trung tâm Xúc tiến
thương mại) đã phối hợp với các đơn vị tổ chức chuyến hàng Việt về các KCN và
nhà máy (09 chuyến); Phiên chợ công nhân (02 phiên); Phiên chợ hàng Việt về
nông thôn (04 phiên chợ). Chương trình có sự tham gia của 250 lượt doanh
nghiệp, thu hút 200.000 lượt khách đến tham quan và mua sắm, doanh thu ước đạt
4 tỷ 500 triệu đồng.
Phối hợp với Liên Đoàn Lao động tỉnh tổ chức 06 chuyến hàng
Việt về nhà máy và khu công nghiệp tại TP. Biên Hòa và huyện Trảng Bom từ ngày
17/01 - 23/01/2024 (với 64 lượt doanh nghiệp tham gia, doanh thu đạt 868 triệu
đồng, hơn 10 ngàn lượt công nhân, người lao động tham quan mua sắm); Tổ chức 01
đợt “Tuần hàng Việt Nam” từ ngày 19/7 - 26/7/2024.
- Xây dựng 03
điểm và duy trì 05 điểm bán hàng Việt Nam theo qui chuẩn của Bộ Công Thương.
Hàng hóa được bày bán là 100% hàng Việt Nam được sản xuất trong nước, đáp ứng
các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác
sản phẩm rõ ràng. Xây dựng 03 điểm và duy trì 02 "Điểm giới thiệu và bán
sản phẩm OCOP".
- Đối với chương trình hội chợ mua sắm cuối năm: Sở Công Thương đã
phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức 01 đợt Hội chợ mua sắm cuối năm tại Trung
tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai (từ ngày 23/12/2023 đến
01/01/2024).
- Công tác phụ vụ vui chơi, giải trí: Hội chợ hoa
Xuân Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đã được UBND tỉnh chấp thuận tổ chức từ
ngày 29/01/2024 đến 09/02/2024 (tức ngày 19/12 âm lịch đến 30/12 âm lịch),
địa điểm tại Trung tâm Hội nghị và Tổ chức sự kiện tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn
các huyện, thành phố cũng được địa phương quan tâm tổ chức các Hội chợ hoa
xuân, Hội thi, Hội diễn văn nghệ… chào mừng Tết Nguyên đán 2024.
Kết quả
thực hiện phục vụ Tết Nguyên đán 2024 đã được Sở Công Thương báo cáo cụ thể tại
các đợt báo cáo trước trong và sau tết. Ngoài ra, từ ngày 30 tháng Chạp đến hết
Mùng 5 âm lịch, Sở Công Thương đều tổng hợp, báo cáo tình hình thị trường hàng
ngày gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh theo quy định.
2. Công tác chuẩn bị hàng hóa phòng
chống thiên tai, dịch bệnh
- Kế hoạch triển khai đối với 18 mặt
hàng: Gạo, thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm, thuỷ hải sản, rau củ quả, mì gói,
muối ăn, đường, bột ngọt, bột nêm, dầu ăn, nước tương, nước mắm, nước uống đóng
chai, khẩu trang kháng khuẩn, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh. Dự trù nguồn ngân sách hỗ trợ vốn bình ổn giá
các mặt hàng thiết yếu trong tình huống thiên tai, dịch bệnh, thiếu hụt nguồn
cung cục bộ một số mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh, tính cho nhu cầu 30%
dân số tỉnh cần hỗ trợ từ 02 tuần - 01 tháng. Tổng nhu cầu bình ổn giá
hàng tiêu dùng thiết yếu của tỉnh Đồng Nai trong 02 tuần khoảng 941 tỷ đồng,
trong 01 tháng khoảng 1.882 tỷ đồng.
- Sở Công Thương đã vận động được 19 đơn
vị cam kết tham gia dự trữ hàng hoá với đầy đủ các mặt hàng thiết yếu để ứng
cứu cho thị trường khi xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoá, tăng giá đột biến,
gồm: Công ty TNHH TMDV Siêu Thị Coopmart Biên Hòa, Chi nhánh Công ty TNHH MM Mega Market Việt
Nam tại Biên Hòa, Công ty TNHH TMDV Quốc tế BigC Đồng Nai - TTTM BigC Đồng Nai,
Chi nhánh Công ty Cổ phần Espace Business Huế tại Đồng Nai (TTTM BigC Tân
Hiệp), Siêu thị Winmart Biên Hòa, Winmart Long Thành, Siêu thị Lotte Mart Biên
Hòa, Siêu thị Hoàng Đức – Chi nhánh Công ty Cổ phần Hoàng Đức, Công ty Cổ phần
Chăn nuôi CP - Chi nhánh 2 tại Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Hương Vĩnh Cửu, Công
ty TNHH MTV Chăn nuôi Bình Minh, Công ty Cổ phần Bibica, Công ty Cổ phần Sài
Gòn Lương thực, Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Đồng Nai (D&F), Công ty
TNHH Thực phẩm sạch Bát Giới, Công ty Cổ phần Con Cưng, Công ty TNHH TMDV Phần
mềm Sắc Màu, Công ty Cổ phần Hữu hạn Vedan, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Biên
Hòa.
- Trước tình hình diễn biến của áp thấp
nhiệt đới, bão và mưa lũ, Sở Công Thương đã ban hành các Công văn số:
4979/SCT-QLTM ngày 13/9/2024, 5110/SCT-QLTM ngày 20/9/2024 đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng hóa thiết yếu
tăng cường năng lực sản xuất để đảm bảo cung ứng nguồn hàng, đặc biệt là các
mặt hàng có nhu cầu cao như: lương thực, thực phẩm và các mặt hàng phục vụ nhu
cầu thiết yếu như: vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng,… cho nhu cầu tại các vùng
bị thiệt hại do bão, mưa, lũ. Rà soát, điều phối nguồn cung, tập trung nguồn
lực để vận chuyển, cung ứng các mặt hàng thiết yếu trong hệ thống phân phối, ưu
tiên cung ứng cho các khu vực chịu ảnh hưởng của bão, mưa lũ. Không được đầu
cơ, tích trữ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào.
III. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường
1. UBND các huyện, thành phố có điểm
bán bình ổn giá đã chỉ đạo phòng ban chuyên môn tổ chức kiểm tra và xử lý các
điểm bình ổn giá không thực hiện đúng quy định.
2. Trong
dịp Tết Nguyên đán, Sở đã xây dựng Kế hoạch số 7086/KH-SCT ngày 07/12/2022 của
Sở Công Thương làm việc về công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ thị trường trước,
trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 và phòng chống thiên tai, dịch bệnh
trên địa bàn tỉnh, thời gian thực hiện từ ngày 08/12/2022 (15/11 âm lịch) đến
12/01/2023 (21/12 âm lịch) tại các địa phương, các đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa Tết và có mời báo,
đài truyền thông đưa tin về công tác chuẩn bị hàng hoá phục vụ Tết, số lượng, chất lượng hàng hóa của
các đơn vị để người dân biết an tâm tiêu dùng. Qua kiểm tra, làm việc nhìn chung tình hình thị trường
ổn định, lượng hàng hóa trên thị trường dồi dào, đa dạng về mẫu mã, đáp ứng
được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, không có hiện tượng đầu cơ găm hàng.
Tình hình kinh doanh tại các chợ hạng 1, hạng 2 trên địa bàn hoạt động khá ổn
định, không có tình trạng hàng hóa bị đẩy giá tăng cao bất thường, hàng hóa có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, việc niêm yết giá
thực hiện tương đối tốt. Các sai phạm phát hiện qua kiểm tra đã được xử lý kịp
thời, đúng pháp luật.
3. Tiếp theo Công văn số 6686/SCT-TM
ngày 07/11/2023 của Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã xây dựng Kế
hoạch số 1101/KH-CQLTT ngày 14/11/2023 về cao điểm chống buôn lậu, gian lận
thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023; dịp trước, trong và sau Tết
Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị
trường từ 20/11/2023 đến 12/02/2024
như sau: Cục QLTT chủ trì kiểm tra: 311
vụ. Số vụ vi phạm: 308 vụ. Số vụ xử lý: 331 vụ (07 vụ kỳ trước chuyển sang, 25
vụ cơ quan khác chuyển sang, 01 vụ chuyển sang cho Cục Nghiệp vụ Tổng Cục QLTT). 2.483.667.057 đồng (bao gồm tiền
bán hàng hóa tịch thu kỳ trước chuyển sang 29.861.265 đồng). Tổng giá trị hàng
hóa vi phạm ước tính là: 600.471.265 đồng. Trị giá hàng
hóa tịch thu: 466.231.265 đồng. Đoàn
kiểm tra liên ngành 389 các huyện, thành phố (do QLTT chủ trì): Số vụ kiểm tra vi phạm: 18 vụ và số vụ xử lý: 01 vụ,
thu nộp ngân sách số tiền 46.250.000 đồng. Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP tỉnh
do Cục QLTT chủ trì: Số vụ kiểm tra: 04 vụ và phát hiện vi phạm: 02 vụ, chuyển
Đội QLTT xử phạt theo thẩm quyền.
Lực lượng
QLTT đã tăng cường quản lý thị trường hàng hóa trong dịp Tết tại các chợ trên
địa bàn tỉnh; đồng thời, hướng dẫn các tiểu thương các quy định trong sản xuất,
kinh doanh hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyên truyền nhắc nhở tiểu
thương không mua bán hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, thực hiện niêm
yết giá hàng hóa và bán đúng giá niêm yết, không tăng giá đột biến.
4. Trong 9
tháng năm 2024, lực lượng chức năng trong tỉnh đã triển khai thanh tra, kiểm
tra 5.925 vụ; phát hiện, bắt giữ: 3.699 vụ vi phạm (tăng 4,11% so với cùng kỳ
năm 2023). Cụ thể:
- Số vụ
kiểm tra: 5.925 vụ.
- Số vụ vi
phạm: 3.699 vụ. trong đó:
+ Hành vi
buôn bán, vận chuyển trái phép hàng lậu, hàng cấm: 136 vụ (tăng 49,45 % so với
cùng kỳ).
+ Hành vi
gian lận thương mại: 3.522 vụ (tăng 5,2% so với cùng kỳ).
+ Hàng giả:
41 vụ (giảm 64,04% so với cùng kỳ).
- Số tiền
thu nộp ngân sách: 774.206.350.000 đồng (tăng 32,48% so với cùng kỳ).
- Số vụ
chuyển cơ quan điều tra và có quyết định khởi tố hình sự: 46 vụ (tăng 43,75% so
với cùng kỳ), 134 bị can (tăng 131,03% so với cùng kỳ).
Lực lượng
chức năng trong tỉnh thường xuyên giám sát việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm
yết của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh; trong kỳ, đã phát hiện, xử lý
các vụ vi phạm về giá và không có trường hợp đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp
lý. Bên cạnh đó, thực hiện treo băng rôn, cờ phướn và bảng mica thực hiện tuyên
truyền thông tin đường dây nóng của BCĐ 389/ĐP tỉnh, huyện tiếp nhận các thông
tin phản ánh về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vệ sinh an toàn thực
phẩm trên địa bàn tỉnh.
IV. Công tác đảm bảo ATVSTP
- UBND tỉnh và Ban chỉ đạo bảo đảm vệ
sinh an toàn thực phẩm tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành,
triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh.
- Công tác thông tin tuyên truyền về
ATTP tiếp tục được đẩy mạnh, thực hiện đồng bộ từ tuyến tỉnh, huyện, xã với
nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú, tập trung vào các đợt cao điểm
như: Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân 2024, Tháng hành động vì ATTP và Tết
Trung thu. Viết các bài truyền thông về ATTP, đưa các thông tin cảnh báo về
ATTP, các bài tuyên truyền trên đài phát thanh huyện, xã,…
- Công tác kiểm tra, hậu kiểm được thực
hiện theo kế hoạch và đột xuất, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở vi
phạm về ATTP, công khai các vi phạm theo quy định của pháp luật. Một số kết quả
xử lý tiêu biểu:
+ Ban Chỉ đạo bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Đồng Nai
ban hành Kế hoạch số 7716/KH-BCĐ ngày 20/12/2023 về việc triển khai công tác
bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân năm
2024.
+ Ban chỉ đạo bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành Kế
hoạch số 4354/KH-BCĐ ngày 14/8/2024 của về triển khai công tác kiểm tra, hậu
kiểm về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024.
Tính đến tháng 9/2024, đã thực hiện
đã thực hiện 11.855 lượt kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dịch vụ
ăn uống và kinh doanh tiêu dùng thực phẩm/12.192 tổng số cơ sở, trong đó:
11.114 cơ sở đạt (chiếm 93,75%), số cơ sở vi phạm là 741, nhắc nhở 673 cơ sở,
ban hành 68 quyết định xử phạt 68 cơ sở vi phạm hành chính với số tiền
634.785.000 đồng.
+ Bên cạnh đó, ngày 04/12/2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thành lập Đoàn kiềm tra liên ngành số 282/QĐ-SNN để xử lý tình
trạng giết mổ không phép; vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật
không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Trong thời
gian từ ngày 18/12 đến ngày 31/12/2023, Đoàn đã kiểm tra và xử lý 60 trường hợp
vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. Phạt tiền 131.347.000 đồng; xử lý vệ
sinh thú y 2.748kg thịt và phụ phẩm heo, bò, gà, vịt; xử lý nhiệt chuyển đổi
mục đích sử dụng 848 kg thịt và phụ phẩm heo, 520 kg thịt bò.
V. Đối với hoạt động giao thông vận tải
- Để chuẩn bị phục vụ tốt nhu cầu
đi lại của Nhân dân, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong các dịp tết
Nguyên đán và Lễ hội xuân Giáp Thìn năm 2024. Sở Giao thông vận tải Đồng Nai
xây dựng Kế hoạch số 12/KH-SGTVT ngày 19/01/2024 về việc đảm bảo an toàn giao
thông và phục vụ vận chuyển khách tết Nguyên đán và Lễ hội xuân Giáp Thìn năm
2024 trên địa bàn tỉnh.
- Ban hành Công văn số
512/SGTVT-QLVTPTNL ngày 25/01/2024 đề nghị: Đối với các Doanh nghiệp, Hợp tác
xã kinh doanh vận tải khách tuyến định nội tỉnh, xe buýt không bị mất cân đối
cung cầu vận tải thì không tăng giá vé trong dịp tết. Đối với các tuyến vận tải
khách cố định liên tỉnh bị mất cân đối cung cầu vận tải (một chiều có khách,
một chiều không có khách), các đơn vị vận tải phối hợp với Cơ quan quản lý nhà
nước thực hiện công tác bình ổn giá, chỉ được phụ thu giá cước cho chiều xe
chạy rỗng theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Kế hoạch số 11/KH-UBND và
phải thực hiện kê khai, niêm yết giá cước theo đúng quy định.
- Chỉ đạo các đơn vị vận tải hành
khách theo tuyến cố định trên địa bàn
tỉnh thực hiện bình ổn giá trong dịp Lễ 30/4 & 01/05 và Quốc khánh 02/9/2024.
VI. Đánh giá kết quả thực hiện
1. Các mặt đạt được
a) Đối với các mặt hàng thiết yếu
- Năm
2024, phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng
tiếp tục diễn ra trong bối cảnh thế giới được dự báo tiếp tục có những chuyển
biến lớn và khó lường với nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Đồng thời, năm
2024 là năm thứ tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2021-2025 với nhiệm vụ nặng nề là phấn đấu cao nhất để đạt được các mục
tiêu đã đề ra trong bối cảnh các năm đầu của kỳ kế hoạch gặp nhiều khó khăn do
đại dịch Covid -19 và biến động địa chính trị toàn cầu; chương trình bình ổn
giá, bình ổn thị trường tỉnh Đồng Nai đã góp phần tháo gỡ khó khăn, các Sở
ngành, địa phương, doanh nghiệp căn cứ nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện.
- Với
sự chuẩn bị từ trước, các đơn vị tham gia bình ổn giá, bình ổn thị trường (các
doanh nghiệp, hợp tác xã, trung tâm siêu thị, thương mại, chợ truyền thống và
các cửa hàng tiện ích) đã nhanh chóng tập kết hàng hóa, cung ứng đầy đủ cho
người tiêu dùng với giá cả ổn định, giá thịt heo tại các điểm bán bình ổn (các
điểm bán bình ổn giá các các HTX, các cửa hàng Pork shop của Công ty Cổ phần CP
Việt Nam, các trung tâm thương mại, siêu thị) đã có giá một số sản phẩm thịt
heo thấp hơn tại các chợ truyền thống, từ đó tạo động tác kiềm giá, không để giá tại các
chợ tăng bất hợp lý, không kiểm soát vào dịp lễ, tết.
-
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên phối hợp chặt
chẽ với UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo tốt sản xuất, lưu thông
hàng hóa, nhất là lương thực, thực phẩm, rau xanh để có đủ hàng hóa, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, không để thiếu hụt, khan hiếm hàng hóa cũng như
hành vi găm hàng, đầu cơ. Việc kiểm tra, xử lý quyết liệt các trường hợp giết
mổ trái phép, kinh doanh, buôn bán, vận chuyển sản phẩm động vật không đảm bảo
vệ sinh thú y đã có tác động đến ý thức kinh doanh của một số tiểu thương, lập
lại trật tự kinh doanh sản phẩm động vật tại chợ.
Nhìn
chung, trong 9 tháng năm 2024, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu luôn được bảo
đảm, giá tương đối bình ổn, riêng mặt hàng thịt lợn, do ảnh hưởng của dịch bệnh
nên nguồn cung giảm trong một số giai đoạn nên giá có biến động tăng, tuy
nhiên, do có nhiều mặt hàng thực phẩm thay thế nên giá thịt lợn không tăng đột
biến và hiện vẫn giữ ở mức ổn định. Các mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng,
giá biến động theo giá thế giới.
b) Các đơn vị tham gia chương trình
- Các đơn vị vay vốn tham gia bình ổn: Ngay khi nhận được
nguồn vốn đã nhập hàng, dự trữ hàng hóa và kinh doanh theo đúng quy định.
- Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng thiết yếu luôn đảm bảo
nguồn hàng cung ứng cho thị trường theo cam kết với Sở Công Thương, ngoài ra
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 6 trung tâm thương mại, 13 siêu thị; 284 cửa hàng tiện lợi, 137 chợ truyền thống và trên 10.000 hộ kinh doanh đang hoạt động nên
nguồn hàng được đảm bảo, không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa.
c) Nguồn vốn: Thẩm định, giải ngân, thu hồi
- Công tác tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và giải ngân vốn được các địa phương hỗ trợ thực hiện, hạn chế việc các đơn vị tham gia bình ổn giá phải
đi lại nhiều lần.
- Tuy nhiên do hàng hóa ổn định, nguồn cung dồi dào nên chỉ
một số địa phương thực hiện cho vay vốn; một số hộ kinh doanh có đăng ký
vay vốn, nhưng ngại thực hiện hồ sơ, thủ tục vay vốn nên không tiếp tục thực
hiện hồ sơ vay vốn, vì vậy giải ngân thực tế thấp so với nguồn vốn tỉnh giao. Hầu hết các địa phương đều mời gọi các doanh
nghiệp, hộ kinh doanh tham gia bình ổn giá bằng nguồn vốn tự có.
d) Giá bán hàng bình ổn
- Các điểm bán hàng bình ổn đều được Sở Tài chính duyệt giá
bán với giá thấp hơn giá thị trường 5% và giá bán được niêm yết, công khai đầy
đủ, làm cho các điểm bán xung quanh không tăng giá bất hợp lý, tạo sức lan tỏa
trong cộng đồng.
- Tại các hệ thống phân phối hiện đại, giá nhiều mặt hàng
lương thực, thực phẩm giữ ổn định, nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá đối
với nhiều mặt hàng tiêu dùng được triển khai nhằm kích cầu tiêu dùng
đ) Bán hàng lưu động
Chuyến hàng lưu động về nông thôn, vùng sâu vùng xa đã góp
phần cung ứng hàng hóa kịp thời, đầy đủ cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán,
giúp bà con đón Tết đầy đủ sum vầy.
e) Đối với mặt hàng sách giáo khoa, vở học sinh
Chương trình bình ổn giá giảm giá 5-10% trên giá bìa nhiều
năm qua đã chấm dứt tình trạng thu gom sách, nâng giá sách của các nhà đầu cơ
như trước khi có chương trình bình ổn giá, góp phần tích cực và bảo đảm 100%
học sinh có đủ một bộ sách giáo khoa đến trường theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Trong năm học
2024-2025, chương trình thực hiện giảm giá 5% trên giá bìa.
Ngoài sách giáo khoa, tập vở bình ổn giá, đơn vị còn kèm phục
vụ các mặt hàng khác cho học sinh tại trường cũng như các điểm bình ổn và giảm từ 5% đến
15% như các dụng cụ thực hành học sinh tiểu học, bìa bao tập, sách tham khảo… Do đó, chương trình đã tạo sức lan
toả mạnh.
2. Các hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
a) Đối với các mặt hàng thiết yếu:
- Theo quy định khi tham gia chương
trình BOG sản phẩm phải bán thấp hơn giá thị trường 5% và được Sở Tài chính phê
duyệt giá bán, nhưng các hộ kinh doanh tham gia BOG có các điểm bán nhỏ, mua số
lượng nhỏ nên khó
mua được nguồn hàng từ nhà sản xuất với giá thấp để đảm bảo giá bán thấp hơn 5%
giá thị trường nhưng vẫn có lãi.
- Hiện nay, tình hình chính trị -
xã hội, lạm phát trên
thế giới gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung và giá thành nhiều mặt hàng như
xăng dầu, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, nguyên liệu đầu vào của một số ngành
sản xuất công, nông nghiệp…
- Hoạt động thương mại trong tỉnh tăng trưởng khá
nhưng phải đối mặt với sức ép tăng giá những tháng cuối năm. Còn thiếu
sự liên kết chặt chẽ giữa các bên trong chuỗi cung ứng hàng hóa (nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà
vận chuyển, người tiêu dùng), nhất là đối với hàng thực phẩm tươi sống, thiết
yếu, nên thị trường dễ bị biến động do tác động của tâm lý người tiêu dùng.
Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường nội địa,
đặc biệt trong thương mại điện tử còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến quyền
lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính.
b) Các đơn vị tham gia chương trình: Doanh thu bán hàng bình
ổn giá của một số đơn vị vay vốn tham gia bình ổn còn thấp, quay vòng vốn chậm,
do các đơn vị chưa tập trung phát triển mạng lưới, trưng bày sản phẩm không
nhiều, không tập trung nên chưa thu hút được người mua, ngoài ra do hàng hóa
hiện nay đa dạng, phong phú với nhiều kênh phân phối, nên người dân có thể lựa
chọn các kênh phân phối phù hợp, không tập trung mua hàng tại các điểm bán bình
ổn nên ảnh hưởng đến doanh số.
c) Với sự phát triển của các loại hình phân phối hiện đại như
mua bán online, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các điểm bán bình ổn chịu sự cạnh
tranh gay gắt.c) Về thẩm định vay vốn và nguồn vốn thực hiện: Nguồn vốn vay
hàng năm có xu hướng giảm, do các đơn vị tham gia BOG đã tự chủ được nguồn vốn, mặt khác các đơn
vị tham gia vay vốn phải đạt tiêu chí và việc thanh quyết toán đảm bảo theo quy
trình, bên cạnh đó là tâm lý ngại thực hiện thủ tục hành chính của các hộ kinh
doanh. d) Bán hàng lưu động: Hiện nay các xã đã đạt nông thôn
mới (đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng thương mại, có chợ/ cửa hàng tiện lợi, bách
hóa tổng hợp…) nên việc đi lại của người dân đã thuận tiện các cửa hàng đã cơ
bản đáp ứng được nhu cầu của người dân nên các chuyến hàng bán lưu động sức mua
thấp.