Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: 02513. 822232 hoặc 02518. 824824 bấm số nội bộ 132 (Mr.Đức) hoặc Yến: 02513. 822216
Nhiệt liệt chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam **** Tháng Công nhân 2023 "Đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, phát triển" **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
Sở Công Thương triển khai Kế hoạch 234/KH-UBND ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh về bình ổn giá, bình ổn thị trường năm 2022-2023

Căn cứ Kế hoạch số 234/KH-UBND ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu năm 2022 - 2023, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2023 và ứng phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh (gửi kèm văn bản điện tử),

Sở Công Thương Đồng Nai đề nghị các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu năm 2022 - 2023, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2023 và ứng phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi là Kế hoạch) như sau:

I. Các sở, ngành: Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại Kế hoạch nêu trên, cụ thể:

1. Sở Tài chính: Thực hiện các nội dung chỉ đạo tại Kế hoạch và chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan phân bổ nguồn ngân sách để hỗ trợ các đơn vị tham gia bình ổn giá, bình ổn thị trường và ứng phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

a) Về vốn vay tham gia bình ổn giá (chuyển qua Quỹ trợ vốn phát triển Hợp tác xã và Quỹ đầu tư phát triển Đồng Nai):

 

STT

Địa phương

Đăng ký nguồn vay BOG (đồng)

Ghi chú

Tổng

Khối HTX

Khối DN-HKD

1

Thành phố Long Khánh

3.000.000.000

0

3.000.000.000

 

2

Huyện Trảng Bom

400.000.000

400.000.000

0

 

3

Huyện Định Quán

250.000.000

250.000.000

0

 

4

Huyện Xuân Lộc

900.000.000

900.000.000

0

 

5

Huyện Tân Phú

500.000.000

500.000.000

0

 

Tổng

5.050.000.000

2.050.000.000

3.000.000.000

 

 

 b) Về hỗ trợ chuyến hàng lưu động (cấp về nguồn chi không thường xuyên của địa phương):

STT

Địa phương

Số chuyến

Số tiền hỗ trợ
(đồng)

Ghi chú

1

Huyện Trảng Bom

20

50.000.000

 

2

Huyện Định Quán

20

60.000.000

 

3

Huyện Xuân Lộc

25

58.750.000

 

4

Huyện Tân Phú

30

80.000.000

 

5

Huyện Cẩm Mỹ

75

183.750.000

 

Tổng

170

432.500.000

 

 

c) Về bình ổn giá sách: Sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo trình chương trình bình ổn giá sách và được UBND tỉnh chấp thuận, đề nghị Sở Tài chính cấp vốn cho đơn vị được chọn tham gia chương trình vay vốn theo quy định (khoảng 20 tỷ đồng).

d) Về in băng rôn chương trình: Cấp 90.000.000 đồng (chín mươi triệu đồng) từ nguồn ngân sách tỉnh vào nguồn chi không thường xuyên về Sở Công Thương để in băng rôn chương trình bình ổn giá và phát cho các địa phương theo điểm bán.

đ) Về ngân sách bình ổn thị trường ứng phó các tình huống thiên tai, dịch bệnh: Ký hợp đồng tạm ứng từ nguồn ngân sách tỉnh cho Sở Công Thương để thực hiện hỗ trợ bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trong tình huống thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tổng nhu cầu bình ổn giá hàng tiêu dùng thiết yếu của tỉnh Đồng Nai trong 02 tuần khoảng 1.170 tỷ đồng, trong 01 tháng khoảng 2.341 tỷ đồng.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp cùng các địa phương tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho Công ty cổ phần Sách và thiết bị trường học phát triển mạng lưới bán sách giáo khoa, vở học sinh bình ổn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; đề xuất chương trình bình ổn giá mặt hàng sách giáo khoa, vở học sinh cho niên học 2023 - 2024; tiếp tục nghiên cứu việc tái sử dụng sách giáo khoa, hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu sử dụng.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

a) Phối hợp với UBND các huyện, thành phố lựa chọn, giới thiệu các trang trại, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, đầu mối cung ứng sản phẩm nông nghiệp (nông sản, thuỷ hải sản…) an toàn trên địa bàn tham gia hệ thống bán hàng bình ổn, thông tin đầu mối liên hệ về Sở Công Thương để tổ chức kết nối.

b) Quy hoạch tổng thể ngành chăn nuôi, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, khuyến khích tăng lượng heo giống để đảm bảo tái đàn ổn định.

c) Cung cấp thông tin về tổng đàn heo, gà và lượng tiêu thụ thông qua kiểm soát giết mổ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai về Sở Công Thương để kịp thời thông tin thị trường, ổn định giá cả.

d) Phối hợp vận động các doanh nghiệp chăn nuôi, sản xuất mặt hàng thịt heo đăng ký cam kết tham gia Chương trình Bình ổn giá cùng với tỉnh.

4. Sở Thông tin và Truyền thông: Thực hiện các nội dung chỉ đạo tại Kế hoạch và phối hợp với Sở Công Thương cung cấp tài liệu cho các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh và Đài truyền thanh các huyện, thành phố, tổ chức tuyên truyền cho người dân biết thụ hưởng chương trình, đặc biệt là người dân tại các xã vùng sâu vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc ít người đang sinh sống.

5. Công an tỉnh: Thực hiện các nội dung chỉ đạo tại Kế hoạch và phối hợp Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương hướng dẫn, cấp giấy phép lưu thông vào nội thành và đường hạn chế phương tiện 24/24h để xe của doanh nghiệp tham gia chương trình được lưu thông vận chuyển, phân phối hàng hóa thiết yếu đến các siêu thị, mạng lưới bán lẻ kịp thời trong trường hợp cần thiết, đảm bảo đúng mặt hàng, đúng đối tượng và tuyến đường cho phép.

6. Sở Giao thông vận tải: Thực hiện các nội dung chỉ đạo tại Kế hoạch và phối hợp Công an tỉnh, Sở Công Thương và UBND các địa phương hướng dẫn phương tiện của các cơ sở tham gia Chương trình bình ổn giá được lưu thông vào nội thành, nội thị và đường hạn chế phương tiện 24/24 để vận chuyển, phân phối hàng hóa thiết yếu đến các siêu thị, mạng lưới bán lẻ kịp thời trong trường hợp cần thiết, đảm bảo đúng mặt hàng, đúng đối tượng và tuyến đường cho phép.

7. Ban Quản lý các Khu công nghiệp:

a) Thông tin, tuyên truyền đến các công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp về chương trình bình ổn giá, để các doanh nghiệp biết, tham gia khi có nhu cầu tiêu dùng và phục vụ tại các bếp ăn tập thể của doanh nghiệp; vận động các doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng hóa thiết yếu cùng với tỉnh.

b) Rà soát, cung cấp danh sách các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá thiết yếu trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh (Tên doanh nghiệp, địa chỉ, quy mô/công suất, thông tin liên hệ…) và thông tin về Sở Công Thương để tổng hợp, chủ động vận động nguồn hàng trong trường hợp cần thiết.

8. Sở Y tế: Phổ biến cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, bếp ăn tập thể trên địa bàn thông tin về các doanh nghiệp, cơ sở tham gia chương trình để kết nối tiêu thụ sản phẩm; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát về an toàn thực phẩm.

9. Liên minh Hợp tác xã tỉnh: Thực hiện các nội dung chỉ đạo tại Kế hoạch và phối hợp UBND các huyện, thành phố thẩm định Kế hoạch tham gia chương trình của các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực thương mại; chỉ đạo Quỹ trợ vốn phát triển Hợp tác xã giải ngân vốn vay cho các hợp tác xã nhanh, kịp thời, giám sát tình hình sử dụng vốn của hợp tác xã, thu hồi vốn đúng thời gian quy định và báo cáo về Sở Công Thương theo quy định.

10. Cục Quản lý Thị trường:

a) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định của chương trình như treo băng rôn, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết đối với các điểm bán hàng bình ổn giá, các chuyến bán hàng lưu động.

b) Triển khai kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện, xử lý theo thẩm quyền, theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật như đầu cơ, găm hàng, sản xuất - kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, hàng gian, hàng giả, hàng không có hóa đơn, chứng từ, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, hàng không có nhãn mác, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm... tập trung vào các tháng cuối năm, dịp Lễ, Tết và vào thời điểm có xảy ra thiên tai, dịch bệnh, nhu cầu hàng hóa tăng cáo.

c) Phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định pháp luật về giá. Kiểm tra, phát hiện, xử lý theo thẩm quyền, theo quy định pháp luật đối với các trường hợp lợi dụng thương hiệu của chương trình gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và làm ảnh hưởng uy tín của chương trình.

11. Quỹ trợ vốn phát triển hợp tác xã và Quỹ đầu tư phát triển Đồng Nai

a) Hướng dẫn, công bố rộng rãi tiêu chí, thành phần hồ sơ cần thẩm định vay vốn, giải ngân đối với các đơn vị tham gia chương trình có nhu cầu vay vốn, nhằm hạn chế, đơn giản hoá thủ tục hành chính, hạn chế việc các hộ kinh doanh/ hợp tác xã phải đi lại nhiều lần.

b) Phối hợp UBND cấp huyện, thành phố trong công tác thẩm định vay vốn, giải ngân, trực tiếp tham gia cùng đoàn thẩm định tại địa phương đối với hồ sơ đề nghị vay vốn của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia chương trình bình ổn giá có vay vốn.


 II. UBND các huyện, thành phố:

1. Triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung chỉ đạo tại Kế hoạch số 234/KH-UBND ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh;

2. Triển khai Chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu năm 2022 - 2023, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2023 và ứng phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đến các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn và tạo điều kiện các thành phần kinh tế tham gia chương trình bình ổn giá với hình thức: Vay vốn và không vay vốn ngân sách.

Tổng hợp danh sách các đơn vị tham gia Chương trình Bình ổn giá, bình ổn thị trường theo biểu mẫu tại Phụ lục đính kèm gửi Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 25/11/2022, và thường xuyên cập nhật khi có thay đổi.  

3. UBND huyện là đơn vị trực tiếp ký văn bản thẩm định vay vốn và tham gia chương trình bình ổn giá. Cụ thể:

a) Về quy trình thực hiện:

+ Bước 1: Các đơn vị đủ điều kiện tham gia nộp hồ sơ đăng ký kế hoạch về UBND huyện.

+ Bước 2: Trong vòng 03 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ UBND cấp huyện tổ chức đoàn thẩm tra, thành phần bao gồm: Văn phòng UBND cấp huyện, phòng Kinh tế/Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Liên minh Hợp tác xã/Quỹ đầu tư phát triển Đồng Nai và các phòng, ban có liên quan. Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc chưa đầy đủ có văn bản đề nghị bổ sung.

+ Bước 3: Sau khi thẩm định đạt yêu cầu UBND cấp huyện có văn bản chấp thuận cho các đơn vị tham gia bình ổn vay vốn.

+ Bước 4: Các đơn vị được vay vốn sẽ thực hiện vay vốn qua các kênh: Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh vay qua Quỹ đầu tư phát triển Đồng Nai; hợp tác xã vay vốn qua Quỹ trợ vốn phát triển Hợp tác xã và trả phí với mức 0,2%/tháng. Thủ tục hồ sơ theo quy định của các Quỹ. Các hợp tác xã được hỗ trợ kinh phí bán hàng lưu động do Phòng Tài chính Kế hoạch huyện tiếp nhận hồ sơ quyết toán theo quy định.

b) Về điều kiện tham gia:

+ Đơn vị được thành lập theo quy định của pháp luật.

+ Có chức năng sản xuất, kinh doanh cung ứng bán buôn và bán lẻ hàng hóa phù hợp với các mặt hàng thuộc Chương trình bình ổn; có uy tín, năng lực; đáp ứng lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường với số lượng lớn và xuyên suốt trong thời gian thực hiện chương trình;

+ Cam kết tổ chức phân phối hàng hóa phù hợp với chủng loại, số lượng theo kế hoạch đã được thẩm định, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ và nhãn mác sản phẩm;

+ Có năng lực tài chính;

+ Có ít nhất 01 điểm bán bình ổn giá;

 + Ưu tiên xét chọn những đơn vị đã tham gia tích cực và chấp hành tốt các quy định của chương trình trong những năm trước; các đơn vị sản xuất, kinh doanh có kinh nghiệm, năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt chính sách pháp luật về thuế và có hệ thống phân phối.

c) Về thành phần hồ sơ:

- Đối với hồ sơ vay vốn tham gia bình ổn giá:

(1)   Đăng ký tham gia thực hiện chương trình bình ổn giá của doanh nghip/HKD/HTX;

(2)   Kế hoạch thực hiện chương trình;

(3)   Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận hợp tác xã;

(4)   Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất;

(5)   Thông báo việc xác nhận nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế;

(6)   Báo cáo kết quả thực hiện chương trình bình ổn giá đối với các đơn vị đã tham gia.

- Đối với hồ sơ tham gia bán hàng lưu động của các hợp tác xã:

(1)   Đăng ký tham gia bán hàng lưu động của hợp tác xã;

(2)   Kế hoạch thực hiện chương trình;

(3)   Giấy chứng nhận hợp tác xã;

(4)   Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất;

(5)   Thông báo việc xác nhận nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế;

(6)   Báo cáo kết quả thực hiện chương trình bình ổn giá đối với các đơn vị đã tham gia.

d) Về nội dung thẩm định:

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Đoàn thẩm định tổ chức thẩm định cho vay vốn tại trụ sở của các đơn vị tham gia bình ổn giá.

Đoàn thẩm định dựa trên các tiêu chí sau để quyết định mức cho vay:

- Nhu cầu vay của đơn vị tham gia;

- Mặt hàng tham gia (theo tỷ lệ dự trữ 10 mặt hàng thiết yếu của chương trình)

- Đối với các đơn vị đã tham gia: Xét khả năng thực hiện chương trình của các năm trước: dự trữ hàng hóa, doanh thu, khả năng quay vòng vốn, hoàn vốn đúng thời gian quy định, báo cáo tiến độ thực hiện.

- Đối với các đơn vị tham gia lần đầu: Xét về khả năng tài chính (vốn điều lệ), dựa trên báo cáo tài chính, báo cáo thuế để đánh giá khả năng quay vòng vốn, dự trữ hàng hóa của đơn vị, nguồn hàng hiện tại của đơn vị.

- Kiểm tra hóa đơn chứng từ (mua, bán) đối với hàng hóa tham gia bình ổn.

- Đoàn thẩm định lập biên bản ghi nhận nội dung thẩm định và số tiền hỗ trợ vay để các thành viên Đoàn và đơn vị tham gia bình ổn ký xác nhận.

4. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương trước ngày 05 hàng tháng. Đối với nội dung phục vụ Tết Nguyên đán, báo cáo 04 đợt trước trong và sau Tết theo chỉ đạo Bộ Công Thương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai.

Trên đây là nội dung triển khai và hướng dẫn thực hiện Chương trình bình ổn giá, bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu năm 2022 - 2023, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2023 và ứng phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh tại Kế hoạch số 234/KH-UBND ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh, Sở Công Thương Đồng Nai đề nghị các đơn vị quan tâm triển khai thực hiện.

            Trân trọng./.

 31.10.22-KH-234-UBND-BOG-2022-2023.pdf31.10.22-KH-234-UBND-BOG-2022-2023.pdf

08.11.22-SCT-6449-Triển khai KH BOG 2022-2023.pdf08.11.22-SCT-6449-Triển khai KH BOG 2022-2023.pdf

03.11.22-Phụ lục Triển khai KH BOG 2022-2023.xlsx03.11.22-Phụ lục Triển khai KH BOG 2022-2023.xlsx


Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương



 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​