Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: 02513. 822232 hoặc 02518. 824824 bấm số nội bộ 132 (Mr.Đức) hoặc Yến: 02513. 822216
Nhiệt liệt chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam **** Tháng Công nhân 2023 "Đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, phát triển" **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
Tổng kết kết quả 10 năm (2012-2022) thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân

Thực hiện Công văn số 6234/SYT-NV ngày 16/9/2022 của Sở Y tế về việc báo cáo đánh giá, tổng kết kết quả 10 năm (2012-2022) thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Sở Công Thương báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân như sau:

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Sở Công Thương quản lý các nhóm thực phẩm như sau: rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nêu trên. Năm 2014, Sở Công Thương tiếp nhận quản lý an toàn thực phẩm lĩnh vực ngành công thương do Sở Y tế chuyển tiếp qua. Theo đó, Sở Công Thương báo cáo công tác an toàn thực phẩm từ năm 2014 đến nay như sau:

1.     Công tác hội nghị, hội thảo, tập huấn về an toàn thực phẩm:

Năm 2014:

Tổ chức 01 lớp đào tạo “Quản lý an toàn thực phẩm” cho: các cán bộ phòng ban, đơn vị thuộc Sở phụ trách lĩnh vực an toàn thực phẩm; phòng Kinh tế/Kinh tế- hạ tầng; Phòng Kế hoạch- Tài chính và Phòng Y tế các huyện; Số lượng cán bộ tham gia: 50 người.

 Năm 2018:

- Thực hiện Kế hoạch số 3911/KH-SCT ngày 18/10/2018 về việc tập huấn đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm trong kinh doanh tại chợ, Sở Công Thương đã chủ trì phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tập huấn tại 5 địa phương sau: Tân Phú, TP. Biên Hòa, Thống Nhất, TP. Long Khánh, Vĩnh Cửu với tổng số tiểu thương tham dự là 245 tiểu thương       

- Thực hiện Kế hoạch số 1156/KH-SCT ngày 5/4/2018 về việc triển khai công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và đào tạo nghiệp vụ quản lý nhà nước về ATTP cho cán bộ ngành Công Thương năm 2018, đã tổ chức 03 tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý an toàn thực phẩm ngành Công Thương tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai, cụ thể như sau:

+Lớp 1: Quản lý an toàn thực phẩm (số lượng học viên tham gia 115 người)

+ Lớp 2: Kỹ thuật kiểm nghiệm nhanh các chỉ tiêu vi sinh và hóa học trong thực phẩm (số lượng học viên tham gia 80 người)

+ Lớp 3: Kỹ thuật lấy mẫu phục vụ thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm (số lượng học viên tham gia 80 người)

2.     Công tác truyền thông về an toàn thực phẩm:

 

TT

Năm

Phát thanh

Báo

Đội tuyên truyền cơ động

Băng rôn khẩu hiệu

Tờ rơi/ Tờ gấp

Tài liệu khác

1

2015

 

05 bài tuyên truyền

 

 

 

 

2

2016

 

10 bài tuyên truyền

 

 

 

 

3

2017

 

11 bài tuyên truyền

 

292 băng rôn

3.000 tờ rơi

 

4

2018

484 đĩa CD

15 bài tuyên truyền

Chuẩn bị 01 xe hoa tham gia diễu hành trong Lễ phát động tháng hành động vì an toàn thực phẩm

21 băng rôn

5.000 tờ rơi

311 sổ tay tuyên

5

2019

484 đĩa CD

10 bài tuyên truyền

Chuẩn bị 02 xe hoa tham gia diễu hành hưởng ứng Lễ phát động tháng hành động vì an toàn thực phẩm

 

3.200 tờ rơi

 

6

2020

 

20 bài tuyên truyền

 

40 băng rôn

7.200 tờ rơi

 

7

2021

495 đĩa CD

23 bài tuyên truyền

 

22 băng rôn

8.500 tờ rơi

 

8

09 tháng năm 2022

 

25 bài tuyên truyền

 

22 băng rôn

 

 

Tổng

979 đĩa CD

128 bài tuyên truyền

03 xe hoa tham gia diễu hành

407 băng rôn

26.900 tờ rơi

311 sổ tay tuyên truyền

Từ năm 2014-2020, Sở Công Thương đã thực hiện 979 đĩa CD, 128 bài tuyên truyền, 03 xe hoa tham gia diễu hành, 407 băng rôn, 26.900 tờ rơi, 311 sổ tay tuyên truyền.

Công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATTP nhằm nâng cao nhận thức về ATTP, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về ATTP được tăng cường với nhiều hình thức đa dạng phong phú; có cải tiến về cách thức tiếp cận, chất lượng thông tin cho phù hợp với đối tượng tiếp nhận. Do đó đã tạo bước chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các nhà quản lý, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và thay đổi hành vi trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm.

3.     Công tác phòng ngộ độc rượu bia, chế biến và bảo quản thực phẩm:

- Ban hành Công văn số 1110/SCT-CN ngày 07/4/2017 về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rượu.

- Ban hành Công văn số 971/SCT-CN ngày 21/03/2019 về việc rà soát, kiến nghị và đề xuất việc quy định chỉ tiêu giới hạn an toàn thực phẩm và biện pháp quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đồ uống có cồn và không cồn.

- Ban hành Kế hoạch số 261/KH-SCT ngày 24/10/2019 về việc triển khai xây dựng Kế hoạch số ngày kiểm tra, hậu kiểm các cơ sở nhỏ lẻ, tập trung vào cơ sở rượu thủ công năm 2019.

- Ban hành Công văn số 255/CV-BCĐ389 ngày 13/01/2021  về việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, vận chuyển,kinh doanh, sử dụng, tàng trữ pháo trái phép; sản xuất, kinh doanh rượu giả, không đảm bảo VSATTP; tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

- Ban hành Công văn số 5733/SCT-CN ngày 19/10/2021 về việc tăng cường quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu.

- Thực hiện Tờ trình số 7433/TTr-SCT ngày 30/12/2021 về việc tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức các  lớp  tập  huấn,  tuyên  truyền,  phổ biến Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ và Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ trên địa bàn huyện, thành phố với sự tham gia của các đơn vị sản xuất kinh doanh rượu và cán bộ xã, phường, thị trấn.

- Ban hành Công văn số 2176/SCT-CN ngày 03/05/2022 về việc tăng cường quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu.

- Ban hành Công văn số 3657/SCT-KH ngày 14/6/2022 về triển khai việc chấp hành quy định của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia trong lĩnh vực an toàn giao thông tuyên truyền đến cán bộ, công chức thuộc Sở.

4.   Công tác giám sát, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm

STT

Năm

Số cơ sở thanh tra, kiểm tra

số cơ sở

vi phạm

Số cơ sở bị phạt tiền

Số tiền phạt

(đồng)

1

2014

306

306

306

844.876.000 đồng

2

2015

356

356

356

889.903.000 đồng

3

2016

550

547

547

1.424.052.250 đồng

4

2017

419

416

416

1.413.937.000 đồng

5

2018

709

627

626

1.492.500.480 đồng

6

2019

77

22

02

5.500.000 đồng

7

2020

27

06

06

58.100.000 đồng

8

2021

19

00

00

0 đồng

9

2022

30

6

6

63.000.000 đồng

- Từ năm 2014-2018: Hàng năm và các đợt cao điểm về an toàn thực phẩm Sở Công Thương đều có chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường triển khai các công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

          - Ngày 12/10/2018 Sở Công Thương đã bàn giao Chi cục Quản lý thị trường về Tổng Cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương, trên cơ sở đó chức năng nhiệm vụ của Cục Quản lý thị trường đã được tách riêng, không thuộc chức năng nhiệm vụ của Sở Công Thương.

Qua các đợt thanh tra, kiểm tra ATTP cho thấy đa số các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chấp hành tốt các quy định về ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm như: có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; có giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm; nội dung thông tin ghi trên nhãn của các sản phẩm đúng quy định, hạn sử dụng và nguồn gốc thực phẩm rõ ràng; người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có trang phục chuyên dụng, có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, có khám sức khỏe định kỳ; dụng cụ dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, trong quá trình thanh tra, kiểm tra các đoàn đã tiến hành lẫy mẫu thực phẩm và làm test nhanh nhằm sàng lọc các sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn và phần lớn mẫu lấy cho kết quả âm tính. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ sở chấp hành đúng thì vẫn còn các cơ sở chưa thực hiện đúng các quy định về ATTP như: điều kiện vệ sinh cơ sở, điều kiện trang thiết bị, dụng cụ; điều kiện con người và các vi phạm khác. Các đoàn thanh tra, kiểm tra đã tiến hành xử lý các cơ sở vi phạm theo quy định.

5.   Khó khăn, vướng mắc:

- Theo Luật ATTP thì công tác quản lý nhà nước về ATTP tập trung do 03 ngành quản lý là Y tế; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương. Tuy nhiên trong thực tế, khi tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm cần có sự phối hợp đồng bộ của các ngành như Quản lý thị trường, Công an…do đó đôi khi trong quá trình xử lý còn có sự chồng chéo của các văn bản quy phạm pháp luật của các ngành.

- Ý thức chấp hành pháp luật về về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm của một bộ phận người dân chưa cao, dẫn đến việc vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thực phẩm còn xảy ra và ngày càng phức tạp, khó quản lý. Nguy cơ thực phẩm có thể bị ô nhiễm từ nơi sản xuất đến bàn ăn là một vấn đề khó kiểm soát.

- Về nguồn lực: Ngành Y tế có Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; ngành Nông nghiệp có Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm & Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi thú ý; Tuy nhiên, đối với ngành Công Thương cán bộ phụ trách chuyên môn an toàn thực phẩm hầu hết là kiêm nhiệm, ít nhân sự, do đó vai trò thực hiện còn hạn chế về năng lực và chuyên môn ảnh hưởng tới công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm. Đồng thời năng lực kiểm nghiệm tại một số địa phương còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tuyến xã.

- Các quy định thành phần hồ sơ về đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện ATTP trong sản xuất còn đơn giản để tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định thực tế tại doanh nghiệp sản xuất ngoài khu, cụm công nghiệp còn gặp phải các khó khăn, vướng mắc về điều kiện như sử dụng đất đai chưa đúng mục đích, xây dựng trái phép, điều kiện về đảm bảo môi trường, PCCC…Văn bản hướng dẫn chi tiết để xem xét cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở sản xuất này chưa có, dẫn tới khó khăn, lúng túng trong quá trình xem xét cấp GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP do ngành công thương quản lý.

- Công tác quản lý nhà nước về hoạt động thương mại điện tử kinh doanh thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn.

6. Đề xuất, kiến nghị:

- Kiến nghị Bộ Công Thương tăng cường tập huấn cho cán bộ phụ trách an toàn thực phẩm cấp tỉnh nhằm nâng cao nghiệp vụ trong tình hình mới.

- Kiến nghị Bộ Công Thương phối hợp Bộ Y tế xem xét có ý kiến về việc điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật để tập trung đơn vị quản lý nhà nước về ATTP của 3 ngành Công Thương, Nông nghiệp và Y tế về 01 đơn vị chủ trì để tạo thuận lợi, tập trung trong công tác quản lý ATTP tại các địa phương.

- Kiến nghị Bộ Công Thương có văn bản hướng dẫn chi tiết đối với công tác thẩm định để cấp Giấy xác nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong sản xuất thực phẩm do ngành công thương quản lý, khi cơ sở nằm ngoài khu, cụm công nghiệp và chưa đảm bảo các điều kiện về đất đai, xây dựng, môi trường, PCCC…

- Kiến nghị Bộ Công Thương ban hành thêm các QCKT, TCVN về các loại rượu, để tăng cường công tác quản lý nhà nước về rượu thủ công.

Trên đây là báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Sở Công Thương báo cáo Sở Y tế tổng hợp.

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương



 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​