Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4 VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5 **** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 04/2022 tăng 1,97%
Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục phục hồi khá nhanh. Mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh vẫn ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, nhưng với giải pháp phù hợp, nhiều doanh nghiệp của tỉnh đã bắt nhịp đi vào sản xuất, nên kết quả sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn duy trì và có chiều hướng phát triển tốt.

- Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 04/2022 tăng 1,97% so với tháng trước và tăng 7,54% so với cùng kỳ. Trong đó ngành khai khoáng tăng 0,07%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,73%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 4,23%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước tăng 9,61%. Có 21/27 ngành công nghiệp cấp II có chỉ số SXCN tăng, 6/27 ngành giảm; cụ thể một số ngành sản xuất có chỉ số tăng khá như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 25,83%; dệt tăng 11,75%, sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 10,42%...

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,41% so cùng kỳ, trong đó ngành khai khoáng tăng 3,39%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,52%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 4,41%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước tăng 6,74%; Có 23/27 ngành sản xuất tăng và 4/27 ngành giảm so cùng kỳ. Điều này cho thấy kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có sự phục hồi rõ rệt, tăng trưởng khá so cùng kỳ.

Có thể nói tình hình kinh tế gặp khó khăn từ xung đột ở một số nước trên thế giới và tác động của dịch bệnh, nhưng tình hình hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục được khôi phục, đặc biệt là ngành công nghiệp chủ lực luôn là điểm sáng trong toàn ngành công nghiệp, cụ thể đó là ngành công nghiệp chế biến chế tạo: Ngành dệt; Sản xuất trang phục; Sản xuất da và các sản phẩm liên quan; Sản phẩm điện tử; Sản phẩm giường tủ bàn, ghế v.v… đơn đặt hàng tăng mạnh, dẫn đến giá trị xuất khẩu tăng. Tuy nhiên hiện nay nền kinh tế vẫn còn khó khăn khi giá cả hàng hóa tăng, giá xăng dầu, nguyên vật liệu phục vụ cho tiêu dùng và sản xuất vẫn còn ở mức cao; cụ thể đó là ngành chế biến, xuất khẩu đồ gỗ, giá gỗ nguyên liệu, phụ kiện phục vụ sản xuất tăng; ngành chế biến thức ăn gia súc, gia cầm nguyên liệu nhập khẩu tăng cao; các mặt hàng sắt, thép giá vẫn ở mức cao so với cũng kỳ là khó khăn cho các ngành sản xuất liên quan.

Một số ngành công nghiệp chủ lực có chỉ số sản xuất 4 tháng đầu năm đạt mức tăng khá so cùng kỳ như: Chế biến thực phẩm tăng 4,8%,  Dệt tăng 7,83%; May mặc tăng 7,3%; giày da tăng 8,49%; sản xuất hóa chất tăng 6,84%.v.v… một số ngành sản xuất khác như: sản xuất đồ uống tăng 7,55%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 7,19%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 6%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 7,42%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 10,25%; nguyên nhân tăng là do thị trường thế giới được cải thiện, dẫn đến sự gia tăng đáng kể với số lượng đơn đặt hàng lớn, mặt khác thị trường trong nước đang có xu hướng tăng; tuy nhiên một số ngành sản xuất có chỉ số sản xuất giảm so cùng kỳ như: Sản xuất điện tử, máy tính (-3,28%); Sản xuất phương tiện vận tải (-7,55%); Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (-2,65%)… nguyên nhân giảm do ảnh hưởng nguyên liệu đầu vào tăng cao, sản phẩm tiêu thụ khó khăn.

- Chỉ số sản phẩm công nghiệp: Dự ước tháng 4 năm 2022 có 17/24 sản phẩm chủ yếu tăng so với tháng cùng kỳ năm trước như: Cà phê các loại đạt 38,2 ngàn tấn, tăng 94,36%; bột ngọt 32,6 nghìn tấn, tăng 62,1%; nước ngọt các loại 56,4 triệu lít, tăng 7,95%; sợi các loại 113,4 nghìn tấn, tăng 6,55%; giầy dép các loại đạt 51,6 triệu đôi, tăng 10,12%, nguyên nhân tăng là do có thị trường tiêu thụ sản phẩm khá ổn định, số đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường Mỹ và các nước EU, hợp đồng xuất khẩu liên tục tăng. Lũy kế 4 tháng có 20/24 sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng so cùng kỳ đó là: Đá xây dựng các loại 4994,3 nghìn m3, tăng 3,39%; Cà phê các loại đạt 157,4 ngàn tấn, tăng 4,43%; bột ngọt 123,3 nghìn tấn, tăng 22,34%; nước ngọt các loại 213 triệu lít, tăng 13,57%; sợi các loại đạt 441 ngàn tấn, tăng 7,62%; giầy dép các loại đạt 202,6 triệu đôi, tăng 8,98%, sản phẩm kim loại đạt 188,8 ngàn tấn, tăng 15,41%; mạch điện tử đạt 880,3 triệu chiếc, tăng 10,52%, nguyên nhân tăng do các doanh nghiệp có qui mô lớn, chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm và khách hàng lớn tại các thị trường Mỹ và các nước EU, do đó có thêm số lượng đơn hàng mới, tác động đến chỉ số sản xuất và sản lượng sản phầm tăng trong kỳ.

- Chỉ số tiêu thụ: Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp trong tháng 4/2022 giảm 1,25% so với tháng 3/2022 và tăng 4,04% so với tháng cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng đầu năm chỉ số tiêu thụ tăng 6,55% so cùng kỳ, trong đó một số ngành chỉ số tiêu thụ tăng đó là: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 4,52%, sản xuất trang phục tăng 14,5%, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 6,75%, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 12,71%, sản xuất giấy, sản phẩm từ giấy tăng 20,93%, sản phẩm cao su và plastic tăng 5,85%; sản xuất xe có động cơ tăng 41,94%.... Một số ngành sản xuất chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ như: Sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 19,04% do sản phẩm tiêu thụ chậm; dệt giảm 5,36%, sản phẩm điện tử, máy tính giảm 13,64%, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 16,23% so cùng kỳ do khó khăn trong việc xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm nội địa giảm.

- Chỉ số tồn kho: Toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 4/2022 dự ước tăng 3,87% so với tháng 3/2022 và tăng 28,86% so tháng cùng kỳ năm trước. Một số ngành chỉ số tồn kho tăng so tháng trước như: Sản xuất chế biến thực phẩm (+48,67%); sản xuất sản phẩm thuốc lá (+32,39%); ngành dệt (+6,45%); sản xuất da và các sản phẩm liên quan (+7,74%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (+10,42%), sản xuất phương tiện vận tải tăng 10,29%; Nguyên nhân chỉ số tồn kho tăng là do thị trường tiêu thụ chậm, nhưng các doanh nghiệp vẫn đẩy nhanh tiến độ sản xuất sản phẩm để đảm bảo lượng hàng tiêu thụ trong thời gian tới.

- Chỉ số sử dụng lao động: Tình hình lao động việc làm đã có những chuyển biến tích cực khi các doanh nghiệp dần hoạt động ổn định trở lại. Ở một số ngành nghề, lĩnh vực nhu cầu tuyển dụng lao động đã tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong điều kiện thích ứng linh hoạt với tình hình mới. Với nỗ lực không ngừng của chính quyền, doanh nghiệp và người lao động, thị trường lao động có chiều hướng tích cực trong những tháng gần đây và trong thời gian sắp tới.

Chỉ số lao động trong các doanh nghiệp tháng 4 năm 2022 tăng 1,72% so với tháng trước và tăng 0,03% so tháng cùng kỳ, trong đó: doanh nghiệp nhà nước bằng 99,92% so tháng trước và giảm 20,23% so tháng cùng kỳ; doanh nghiệp ngoài nhà nước tương ứng tăng 0,78% và tăng 4,79%; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng 1,84% và tăng 0,05% so tháng cùng kỳ.

Số lao động đang làm việc trong các ngành khai khoáng bằng 99,92% so tháng trước và giảm 5,5% so tháng cùng kỳ; ngành chế biến, chế tạo tương ứng tăng 1,74% và tăng 0,26%; sản xuất điện, khí đốt, nước nóng tương đương tháng trước và giảm 7,59%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0,61% so tháng trước và giảm 23,26% so cùng kỳ.

Lũy kế 4 tháng đầu năm chỉ số lao động giảm 1,62% so cùng kỳ, trong đó doanh nghiệp nhà nước giảm 20,65%, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 8,26% và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài giảm 2,05% so cùng kỳ.

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​