Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4 VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5 **** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
TIỀM NĂNG KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẬU COVID-19 ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG THỦY SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM

1. Hoa Kỳ

Tổng nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2020 là 2,9 triệu tấn thủy, hải sản, trị giá 23,6 tỷ USD, tăng 3% về lượng so với năm 2019, chiếm 14,7% giá trị nhập khẩu toàn cầu.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Hoa Kỳ năm 2020 là 1.625 triệu USD, chiếm 6,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ. Đây là thị trường có mức tăng trưởng bình quân khoảng 3% những năm gần đây. Như vậy, về lý thuyết, dung lượng thị trường Việt Nam còn khai thác được là khoảng 90% kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với ngành hàng này trong tương lai. Thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm khi nguồn cung từ Ấn Độ gặp khó về sản xuất do dịch bệnh. Hoa Kỳ cũng đang tăng nhập khẩu cá tra từ Việt Nam.

Những mặt hàng thủy sản Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Hoa Kỳ gồm: Tôm shrimp và tôm prawn đông lạnh (HS: 030617, dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 78%); Cá tra phile đông lạnh (HS: 030462, dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 45%); Tôm shrimp và tôm prawn: đã được chế biến hoặc bảo quản (HS:160521, dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 61%); Cua, ghẹ đã được chế biến hoặc bảo quản (HS: 160510 trừ loại xông khói - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 45%).

Chứng chỉ/điều kiện xuất khẩu đối với hàng thực phẩm, thủy sản, cà phê, hạt điều, hồ tiêu...:

+ Đăng ký chứng nhận D : ất cứ nhà xuất khẩu nào nếu muốn đưa sản phẩm (thực phẩm, đồ uống, dược phẩm) của m nh vào oa ỳ đều phải tuân thủ những uy định của Cục  D và c  được giấy chứng nhận  . Doanh nghiệp phải đăng ký với  D để được cấp số cơ sở thực phẩm FFR. Ngoài ra, cứ hai năm một lần, nghĩa là vào các năm chẵn các doanh nghiệp nước ngoài trong đ c các doanh nghiệp Việt Nam đang xuất hàng thực phẩm và đồ uống cho  người và động vật vào thị trường Mỹ lại phải đăng ký lại Cơ sở sản xuất và Người đại diện tại Mỹ với Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để được cấp Mã số kinh doanh hợp lệ mới.

+ Tất cả sản phẩm khi nhập khẩu đều phải có giấy chứng nhận quốc tế ISO 9002 và HACCP.


+ Tuân thủ Chương tr nh ghi nhãn nước xuất xứ, chương tr nh giám sát thủy sản nhập khẩu và mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép về hóa chất trong thủy sản.

+ Chương tr nh giám sát thủy sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ (SIMP): dành cho một số sản phẩm thủy sản nhất định, nêu rõ các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản bao gồm: các yêu cầu áo cáo và lưu trữ dữ liệu, hồ sơ  cần thiết nhằm truy lại và ngăn chặn việc khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo  uy định, mô  tả sai lệch về sản phẩm nhập vào thị trường  Hoa Kỳ. Dữ liệu được thu thập, lưu trữ sẽ cho phép truy xuất được từ điểm nhập cảnh vào Hoa Kỳ quay lại điểm được khai thác hoặc sản xuất để kiểm chứng xem chúng c được khai thác hay sản xuất hợp pháp không. Ghi chép của nhà nhập khẩu sẽ được yêu cầu lưu trữ về chuỗi hành trình sản phẩm thủy sản hoặc sản phẩm từ thủy sản từ điểm khai thác đến điểm nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Lưu ý khác: Nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản tại thị trường Hoa Kỳ những tháng cuối năm 2021 vẫn giữ được nhịp tăng trưởng tốt do quốc gia này đang mở cửa trở lại mạnh mẽ khi quản lý tốt được dịch bệnh. Mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam được dự áo tăng trưởng tốt ở thị trường này là cá tra và tôm. Nhu cầu tôm của Hoa Kỳ từ Việt Nam khá ổn định kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Tôm Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ ngày càng cạnh tranh tốt hơn khi Ấn Độ (nguồn cung tôm lớn nhất của Hoa Kỳ) gặp nhiều rào cản do dịch bệnh Covid-19 gây ra.

2. Trung Quốc

Tổng nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc năm 2020 là 12,72 tỷ USD, chiếm 7,9% giá trị nhập khẩu toàn cầu.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Trung Quốc năm 2020 là 1.178,3 triệu USD, chiếm 9,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc. Việt Nam đã xuất khẩu được 128 loại thủy sản và 48 loài thủy sản sang thị trường Trung Quốc.

Những mặt hàng thủy sản Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Trung Quốc gồm: cá tra phile đông lạnh (HS: 030462 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 35%); Cá tra phile tươi, ướp lạnh (HS: 030432 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 50%).

Chứng chỉ/điều kiện xuất khẩu:

+ Giấy phép nhập khẩu: Hàng hóa khi nhập khẩu vào Trung Quốc cần xin giấy phép nhập khẩu. Đơn đăng ký hoặc xin cấp phép nhập khẩu thường được gửi đến Bộ Thương mại hoặc các đơn vị địa phương c thẩm quyền.

+ Chứng thư/giấy chứng nhận kiểm dịch phải do cơ uan chủ quản kiểm dịch của Việt Nam cấp và được bên bán/xuất khẩu làm các thủ tục kiểm dịch trước khi ký hợp đồng/thỏa thuận thương mại với bên mua/bên nhập khẩu.

+ Tất cả các sản phẩm cá nuôi hoặc đánh ắt từ biển (từ hải sản ướp đá), đều phải lấy từ các công xưởng c đăng ký doanh nghiệp Việt Nam, khi khai  báo hải quan phải xuất trình chứng thư về thủy sản do cơ uan chức năng Việt Nam cấp.


+ Giấy chứng nhận kiểm dịch do nước xuất khẩu cấp.

3. Nhật Bản

Tổng nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản năm 2020 là 16,04 tỷ USD, chiếm 10% giá trị nhập khẩu toàn cầu.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nhật Bản năm 2020 là 1.433,2 triệu USD, chiếm 8,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản.

Những mặt hàng thủy sản Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Nhật Bản gồm: Cá tra phile đông lạnh (HS: 030462 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 85%); Tôm shrimp và tôm prawn: đông lạnh (HS: 030617 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 23%); Tôm shrimp và tôm prawn đã được chế biến hoặc bảo quản (HS: 160521 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 35%); Cá tra phile tươi, ướp lạnh (HS: 030432 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 66%).

Chứng chỉ/điều kiện xuất khẩu:

+ Quy định chất lượng thương mại và ghi nhãn mác: Nhật Bản đòi hỏi sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các uy định trong Luật vệ sinh Thực phẩm, Luật tiêu chuẩn Nông nghiệp của Nhật Bản và Luật đo lường.

+ Quy định về an toàn thực phẩm: tuân thủ các mức dư lượng này theo Luật Vệ sinh Thực phẩm.

+ Trước khi hàng đến, các nhà xuất khẩu phải thông báo cho các trạm kiểm dịch tại địa điểm nhập khẩu biết thông qua hệ thống điện tử do Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội quản lý.

+ Chứng nhận Nông sản xuất khẩu: chứng nhận về môi trường, chứng nhận ISO 14001, chứng nhận về xã hội (FairTrade, SA 8000).

4.Hàn Quốc

Tổng nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc năm 2020 là 5,54 tỷ USD, chiếm 3,4% giá trị nhập khẩu toàn cầu.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Hàn Quốc năm 2020 là 770,9 triệu USD, chiếm 13,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc.

Những mặt hàng thủy sản Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Hàn Quốc gồm: Bạch tuộc (đông lạnh, hun kh i, đông lạnh, sấy khô, muối hoặc  ngâm nước muối) (HS: 0307Xd - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 44%); Tôm shrimp và tôm prawn: đông lạnh (HS: 030617 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 17%); Chả cá, cá nguyên con, đông lạnh (HS: 0303Xa - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 96%); Tôm shrimp và tôm prawn: đã được chế biến hoặc bảo quản (HS: 160521 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 41%); Cá tra phile đông lạnh (HS: 030462 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 95%).

Chứng chỉ/điều kiện xuất khẩu:

Với các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm, Hàn Quốc có luật vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàng nhập khẩu phải đăng ký với Cơ uan uản lý thuốc và


thực phẩm Hàn Quốc ( D ). Cơ uan này c trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, các yêu cầu về nhãn mác, bao gói.

5. EU

Tổng nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU năm 2020 là 56,16 tỷ USD, chiếm 34,9% giá trị nhập khẩu toàn cầu.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU năm 2020 là 925 triệu USD, chiếm 13,25% tổng kim ngạch nhập khẩu ngoại khối của EU. Tổng nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU bình quân khoảng 9,2 triệu tấn, tiêu thụ bình

 uân đạt 24,5kg/người, nguồn cung nội địa có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn phụ thuộc nhập khẩu.

Những mặt hàng thủy sản Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang EU gồm: Cá tra phile đông lạnh (HS: 030462 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 75%); Tôm shrimp và tôm prawn: đông lạnh (HS: 030617 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 56%); Tôm shrimp và tôm prawn: đã được chế biến hoặc bảo quản (HS: 160521 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 38%); Cá tra phile tươi, ướp lạnh (HS: 030432 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 27%).

Chứng chỉ/điều kiện xuất khẩu:

+ Quy định về an toàn thực phẩm:

Truy xuất nguồn gốc xuất xứ: Giấy chứng nhận HACCP cùng với việc áp dụng thực hành vệ sinh tốt (GHPs) và thực hành nông nghiệp tốt (G Ps). Đây là những tiêu chuẩn tự nguyện nhưng hiện nay đang được các nước EU áp dụng như tiêu chuẩn bắt buộc đối với các sản phẩm nhập khẩu.

+ Quy định kiểm dịch động thực vật: Giấy chứng nhận kiểm dịch thực phẩm của Cơ uan Giám định thực phẩm có thẩm quyền của nước sản xuất để đảm bảo không bị côn trùng và bệnh tật.

+ Quy định về chất lượng thương mại và nhãn mác: Phần lớn các uy định thông thường đều tập trung đến phẩm chất, kích thước, trọng lượng và ghi nhãn

 ao . Quy định ghi nhãn mác yêu cầu các thông tin như: Nước xuất xứ, tên sản phẩm, chủng loại và số lượng. Những yêu cầu liên uan đến chất lượng thương mại là chủng loại, màu sắc, thời hạn sử dụng, hư hỏng bên ngoài và hình dạng của sản phẩm.

+ Các uy định về hệ thống quản lý tại đơn vị sản xuất như chứng nhận  ISO 14001, hệ thống kiểm toán  và  quản  lý  sinh  thái  (EMAS),  chứng  nhận S 8000 cũng là điều kiện cần thiết để xuất khẩu sang thị trường EU.

+ Ngoài ra, EU còn ngày càng uan tâm đến các tiêu chuẩn phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp điển h nh như môi trường và lao động.

+ Sản phẩm hữu cơ: Riêng đối với nông sản xuất khẩu cần thêm chứng nhận về nông nghiệp hữu cơ đối với đơn hàng hữu cơ.


6. Liên bang Nga

Tổng nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Liên  ang Nga năm 2020 là 2,21  tỷ USD, chiếm 1,4% giá trị nhập khẩu toàn cầu.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Liên bang Nga năm 2020 là 135,8 triệu USD, chiếm 6,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nga.

Những mặt hàng thủy sản Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Liên bang Nga gồm: Tôm shrimp và tôm prawn: đông lạnh (HS: 030617 - dung  lượng thị trường còn khả năng khai thác là 74%); Cá tra phile đông lạnh (HS: 030462 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 41%); Chả cá, cá nguyên con, đông lạnh (HS: 0303Xa - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 71%).

Lưu ý khác: trong Liên minh Kinh tế Á – Âu (gồm Nga, Belarus,azakhstan, rmenia, yrgyzstan), thương mại của Việt Nam chủ yếu với Liên bang Nga (chiếm gần 100% đối với các mặt hàng nông, thủy sản). Các mặt hàng nông sản, của Việt Nam là những mặt hàng người Nga ưa chuộng và cũng nằm trong nhóm các mặt hàng thiết yếu của người dân trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Trong trường hợp hai bên tiếp tục nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh các quy trình kiểm tra cấp phép…; ký các thỏa thuận công nhận lẫn nhau, dự áo thương mại hàng nông sản giữa hai nước sẽ tăng khoảng 10% vào năm 2021 và sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt vào những năm tiếp theo (trong trường  hợp sản xuất của Việt Nam được ổn định, chất lượng hàng hóa xuất khẩu dược đảm bảo).

7.  ASEAN

Tổng nhu cầu nhập khẩu thủy sản của ASEAN năm 2020 8,4 tỷ USD, chiếm 5,2% giá trị nhập khẩu toàn cầu. Trong đ , Việt Nam nước xuất khẩu thuỷ sản đứng thứ 4 tại Singapore, chiếm 12% tổng nhập khẩu thuỷ sản của Singapore. Dự báo, các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong năm 2021 với các mặt hàng cao cấp được quan tâm như tôm ni, tôm càng xanh, tôm hùm, mú, thuỷ hải sản khô, thuỷ hải sản đ ng hộp các sản phẩm thuỷ hải sản chế biến. Ngoài ra, trong những năm gần đây, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang Thái Lan với kim ngạch đạt giá trị cao (khoảng 256 triệu USD/năm). Dự áo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Thái Lan tiếp tục c sự tăng trưởng hậu Covid-19.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào ASEAN năm 2020 là 560,9 triệu USD, chiếm 6,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này.

Những mặt hàng thủy sản Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang ASEAN gồm: Cá tra phile đông lạnh (HS: 030462 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 19%); Cá tra phile tươi, ướp lạnh (HS: 030432 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 43%); Tôm shrimp và tôm prawn: đông lạnh (HS: 030617 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 51%); Tôm shrimp và tôm prawn: đã được chế biến hoặc bảo quản (HS: 160521 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 58%);


8.Ấn Độ

Tổng nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Ấn Độ năm 2020 là 137,4 triệu USD, chiếm 0,1% giá trị nhập khẩu toàn cầu.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Ấn Độ năm 2020 là 10 triệu USD, chiếm 7,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này.

Những mặt hàng thủy sản Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Ấn Độ gồm: Tôm shrimp và tôm prawn: đông lạnh (HS: 030617 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 100%).

9.Úc

Tổng nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Úc năm 2020 là 1,38 tỷ USD, chiếm 0,9% giá trị nhập khẩu toàn cầu.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Úc năm 2020 là 229 triệu USD, chiếm 16,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Úc.

Những mặt hàng thủy sản Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Úc gồm: Cá tra phile đông lạnh (HS: 030462 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 36%); Tôm shrimp và tôm prawn: đông lạnh (HS: 030617 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 100%)

10.New Zealand

Tổng nhu cầu nhập khẩu thủy sản của New Zealand năm 2020 là 248,9 triệu USD, chiếm 0,2% giá trị nhập khẩu toàn cầu.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào New Zealand năm 2020 là 16,2 triệu USD, chiếm 6,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của New Zealand.

Những mặt hàng thủy sản Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang New Zealand gồm: Cá tra phile đông lạnh (HS: 030462 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 26%).

11.Canada

Tổng nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Canada năm 2020 là 3,45 tỷ USD, chiếm 2,1% giá trị nhập khẩu toàn cầu.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Canada năm 2020 là 264 triệu USD, chiếm 7,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này. Trong đ nhiều chủng loại đã chiếm thị phần rất cao tại thị trường này như cá basa (chiếm gần 100% thị trường cá da trơn nhập khẩu của Canada), tôm bao gồm tôm đông lạnh và tôm chế biến đứng đầu trong số các nước xuất khẩu tôm vào Canada và chiếm gần 1/3 thị phần nhập khẩu, cá ngừ vàng, mắt to đông lạnh chiếm 89% thị phần... Thuế MFN của Canada đối với các mặt hàng này hiện là 4-5% và theo cam kết CPTPP thuế suất cho các mặt hàng này giảm về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Đây là cơ hội để Việt Nam tiếp tục giữ vững thị phần và đa dạng hóa các chủng loại mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này.

Những mặt hàng thủy sản Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Canada gồm: tra phile đông lạnh (HS: 030462 - dung lượng thị trường còn khả năng


khai thác là 46%); Tôm shrimp và tôm prawn: đông lạnh (HS: 030617 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 7%).

Lưu ý khác: Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam hiện đã c mặt ở hầu hết các siêu thị lớn của Canada nhưng được bán qua nhà phân phối, chưa án  trực tiếp. Hiện nay, các công ty lớn của Canada xu hướng mua trực tiếp từ  nhà sản xuất để cắt giảm chi phí (Costco, Metro...), do đ việc các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam có thể tiếp cận và giới thiệu sản phẩm với các nhà bán lẻ lớn của Canada là rất quan trọng.

12.Mexico

Tổng nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Mexico năm 2020 là 968,4 triệu USD, chiếm 0,6% giá trị nhập khẩu toàn cầu. àng năm Mexico nhập khẩu khoảng 351 triệu USD cá đông lạnh. Mexico là một thị trường dễ tính với dân số đông, sức tiêu thụ mạnh, yếu tố về giá mang tính quyết định.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Mexico năm 2020 là 62 triệu USD, chiếm 6,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này. Đối với mặt hàng cá đông lạnh, hiện Việt Nam đang là nước xuất khẩu lớn thứ 2 sau Trung Quốc. Đối với mặt hàng tôm, hiện Mexico đang c lệnh cấm nhập khẩu tôm từ một số nước châu Á trong đ c Việt Nam. Khi lệnh cấm được xóa bỏ, chắc chắn với thế mạnh về giá và chất lượng, Việt Nam có nhiều cơ hội chiếm lĩnh thị trường khi mức thuế hiện tại cho nhóm hàng này là khoảng 20%.

Những mặt hàng thủy sản Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Mexico gồm: Tôm shrimp và tôm prawn: đã được chế biến hoặc bảo quản (HS: 160521 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 99%)

Lưu ý khác: Tiêu dùng thủy sản ở Mexico còn tương đối khiêm tốn nhưng c xu hướng gia tăng những năm gần đây. Trước đây, người dân Mexico thường cho rằng cá và các loại hải sản là những thực phẩm tương đối đắt đỏ và mang lại nhiều rủi ro cho sức khỏe, tuy nhiên ngày càng nhiều người dân Mexico nhận ra giá trị dinh dưỡng cao của các sản phẩm này. Với việc nhiều mặt hàng thủy sản của ta xuất khẩu sang Mexico được hưởng thuế suất 0% kể từ năm thứ 3, Việt Nam có nhiều cơ hội tận dụng ưu đãi về thuế của CPTPP để cạnh tranh với các nước khác.

13.Châu Phi

Tổng nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Châu Phi năm 2020 là 5,7 tỷ USD, chiếm 3,5% giá trị nhập khẩu toàn cầu.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Châu Phi năm 2020 là 59,9 triệu USD, chiếm 1,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Châu Phi.

Những mặt hàng thủy sản Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Châu Phi gồm: Tôm shrimp và tôm prawn: đông lạnh (HS: 030617 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 63%).

14.Trung Đông

Tổng nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Trung Đông năm 2020 là 4,1 tỷ USD, chiếm 2,5% giá trị nhập khẩu toàn cầu.

 

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Trung Đông năm 2020 là 181,1 triệu USD, chiếm 4,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Đông.

Những mặt hàng thủy sản Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Trung Đông gồm: Cá tra phile đông lạnh (HS: 030462 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 40%); Tôm shrimp và tôm prawn: đông lạnh (HS: 030617 - dung lượng thị trường còn khả năng khai thác là 37%)

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​