Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: 02513. 822232 hoặc 02518. 824824 bấm số nội bộ 132 (Mr.Đức) hoặc Yến: 02513. 822216
Nhiệt liệt chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam **** Tháng Công nhân 2023 "Đoàn kết, sáng tạo, vượt khó, phát triển" **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
Bản tin thị trường rau quả tháng 6/2019 và dự báo

1.  Thị trường trái cây

        1.1.  Tình hình sản xuất

Trong 6 tháng đầu năm 2019, diện tích cây ăn quả tiếp tục tăng tại nhiều địa phương, tổng diện tích cây ăn quả tính đến nay đã tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2018, lên 1.008,6 nghìn ha. Tuy nhiên, do thời tiết bất lợi, ảnh hưởng đến việc ra hoa, kết trái nên một số loại trái cây giảm sản lượng so với năm trước như: vải (giảm 20% - 30%), thanh long, sầu riêng, bơ... Bên cạnh đó, vẫn có một số loại cây ăn quả tăng sản lượng như: chôm chôm tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2018, lên 208,4 nghìn tấn; xoài đạt 516,6 nghìn tấn, tăng 7,8%; dứa đạt 379,5 nghìn tấn, tăng 2,3%; cam đạt 312,3 nghìn tấn, tăng 3,8%.

Nguyên nhân chính khiến diện tích cây ăn quả liên tục tăng trong những năm gần đây gồm: 

- Thứ nhất, nhu cầu tiêu thụ trái cây ngày càng tăng do xuất khẩu tăng mạnh cộng với tiêu thụ nội địa thuận lợi; 

- Thứ hai, xu hướng tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái tiếp tục mở rộng tại nhiều tỉnh, thành. Tại các tỉnh ĐBSCL, tính đến nay, vùng đã chuyển đổi hơn 40.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả. Hiện nay diện tích trái cây của ĐBSCL đạt khoảng 350.000 ha, chiếm khoảng 35% diện tích, 50% về sản lượng trái cây của cả nước; năng suất cao hơn nhiều so với các vùng khác. Các tỉnh đẩy mạnh tái cơ cấu gồm: Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long...

Mặc dù, đến nay, việc chuyển đổi canh tác đã đem lại nhiều hiệu quả kinh tế hơn cho các địa phương nói chung và người trồng cây nói riêng. Nhưng, việc quy hoạch đất chuyển đổi vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Diện tích trồng trái có múi tăng mạnh tại nhiều địa phương hay diện tích đất trồng mít Thái tại ĐBSCL liên tục mở rộng, không theo quy hoạch khiến các loại trái cây này đối mặt với rủi ro cung vượt cầu, giá giảm mạnh.

         1.2.  Diễn biến giá

Trong tháng 6/2019, thời tiết nắng nóng, nhu cầu tiêu thụ trái cây tăng trong khi nguồn cung hạn hẹp do nhiều loại trái cây giảm sản lượng so với cùng kỳ năm trước nên giá các loại trái cây đều ở mức cao. Cụ thể như sau:

Tại các tỉnh phía Nam, giá trái cây ở mức cao, nguồn hàng về các chợ đều giảm so với cùng kỳ năm 2018. Nguyên nhân một phần do giảm sản lượng, một phần do thị trường Trung Quốc tăng cường nhập khẩu trái cây từ các địa phương này. Tại tỉnh Tiền Giang, giá thu mua chôm chôm, măng cụt, nhãn tại nhà vườn tăng từ 15% - 30% so với cùng kỳ năm trước. Tại An Giang, giá thu mua quýt đường, thanh long, bưởi Năm roi, tăng từ 10.000 – 15.000 đ/kg; giá xoài cát Chu, cát Hòa Lộc cũng tăng 2.000 – 6.000 đ/kg so với tháng trước và tăng nhẹ 3.000 đ/kg so với tháng 6/2018. Tại Hậu Giang, giá một số loại trái cây cũng ở mức cao như: chôm chôm tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước (chôm chôm thường tăng lên 30.000 đ/kg, chôm chôm Thái là 55.000 đ/kg, chôm chôm đường 50.000 đồng/kg); măng cụt có giá hơn 30.000 đ/kg, tăng 5.000 đ/kg. Tại Lâm Đồng, giá chanh dây, cam sành, bơ cũng tăng từ 5.000 – 10.000 đ/kg. Còn tại các chợ ở Tp.HCM, nhiều loại trái cây cũng tăng giá như: cam sành tăng 10.000 đ/kg, lên 30.000 đ/kg; xoài cát Hòa Lộc tăng 15.000 đ/kg, lên 60.000 đ/kg; dưa hấu dài đỏ tăng 2.000 đ/kg, lên 14.000 đ/kg; bưởi Năm roi tăng 10.000 đ/kg, lên 45.000 đ/kg.

Tương tự, tại các tỉnh phía Bắc, giá nhiều loại trái cây cũng tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: dứa 6.000-15.000 đ/quả, tăng 3.000 đ/quả; dưa hấu Sài Gòn 18.000 - 21.000 đ/kg, tăng 1.000 đ/kg; xoài từ 20.000 - 45.000 đ/kg, tăng 5.000 đ/kg; cam xoàn 45.000 - 65.000 đ/kg, ổi từ 20.000 – 25.000 đ/kg, tăng 5.000 đ/kg; măng cụt  40.000 -55.000 đ/kg, tăng 5.000 đ/kg; vải thiều giá từ 40.000 - 60.000 đ/kg, tăng 5.000 đ/kg; mận từ 25.000 – 40.000 đ/kg; đu đủ giá từ 15.000 – 25.000 đ/kg; dưa lưới 45.000-55.000 đ/kg; dưa hấu ông mặt trời giá 22.000 – 25.000 đ/kg; thanh long 25.000-40.000 đ/kg; nho Ninh Thuận từ 45.000-70.000 đg/kg; cam sành Sài Gòn 25.000 - 40.000 đ/kg; quýt đường giá từ 30.000-35.000 đ/kg; sầu riêng 90.000-120.000 đ/kg.

Dưới đây là diễn biến giá cụ thể của một số chủng loại trái cây tại các địa phương:

- Dừa: Tại Bến Tre, hiện giá dừa đang neo mức cao. Giá dừa xiêm xanh thu mua tại vườn quanh mức 130.000 - 140.000 đ/chục (12 quả), không đổi so với tháng trước. Dừa xiêm lai từ 90.000 – 100.000 đ/chục, dừa dứa loại 1 từ 17.000 - 18.000 đ/quả. Ngoài ra, các chủng loại dừa uống nước khác như: dừa dâu, xiêm đỏ, dừa lai… có giá cũng từ 70.000 - 80.000 đ/chục; 

Cùng diễn biến với giá dừa tươi, giá dừa khô nguyên liệu tại Bến Tre cũng ở mức cao, giá dừa khô nguyên liệu thu mua tại vườn ở mức 40.000 - 50.000 đồng/chục (12 quả). Tại Hậu Giang, giá thu mua dừa khô loại I có giá 50.000 đ/chục (12 quả), dừa khô mua xô có giá từ 30.000 - 40.000 đ/chục, bình quân tăng hơn 30.000 đ/chục so với cùng kỳ năm trước. 

- Măng cụt: Tại các tỉnh ĐBSCL, măng cụt đang vào chính vụ thu hoạch, sản lượng tăng 15% - 20% so với niên vụ 2018. Do nguồn cung dồi dào, nên giá hiện giảm gần 50% so với hai tháng trước khi bói vào đầu vụ. Giá thu mua tại vườn xuống còn quanh mức 27.000 – 30.000 đ/kg. Tại các chợ, giá măng cụt loại 1 bán lẻ từ 45.000-50.000 đ/kg, măng cụt loại 2 từ 35.000 - 40.000 đ/kg. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, giá măng cụt vẫn tăng nhẹ 10% - 15%.

Vải: Tháng 6, tại các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, vải thiều vào chính vụ thu hoạch rộ. Sản lượng năm nay giảm đáng kể, nhưng chất lượng quả tốt, tiêu thụ thuận lợi, nên giá vải thiều tăng cao so với cùng kỳ năm trước. 

Tính đến cuối tháng 6, tổng lượng vải thiều tiêu thụ của tỉnh Bắc Giang đã đạt hơn 71.000 tấn, trong đó vải sớm 37.000 tấn, vải chính vụ 34.000 tấn. Tính đến ngày 20/6/2019, giá vải thiều dao động từ 30.000 - 50.000 đ/kg, tăng gấp đôi so với năm trước; giá vải sớm (vải lai Lục Ngạn) dao động từ 40.000 - 60.000 đ/kg.

Tương tự, tại vùng trồng vải thiều Hải Dương, giá vải cũng ở mức cao từ  30.000 - 50.000 đ/kg. Riêng tại huyện Thanh Hà, giá vải thiều cuối vụ từ 45.000 – 50.000 đ/kg, cũng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018. 

Hiện vải thiều là một trong những trái cây chủ lực của miền Bắc với tổng diện tích hơn 58.800 ha, tập trung tại các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương… Sản lượng quả vải tươi thu hoạch đạt khoảng 300.000-350.000 tấn/năm, đứng thứ 3 thế giới (sau Trung Quốc, Ấn Độ). Tiêu thụ nội địa khoảng 50%, còn lại xuất khẩu sang các thị trường như: Trung Quốc, Trung Đông, EU, Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Australia...

- Nhãn: Tại Châu Phú (An Giang), nhãn xuồng cơm vàng đang vào đầu vụ thu hoạch, nguồn cung hạn chế, nên giá ở mức khá cao, giá thu mua tại vườn từ 65.000 – 70.000 đ/kg, tăng 10.000 – 15.000 đ/kg so với cùng kỳ năm trước. Giá bán lẻ cũng ở mức cao, dao động từ 80.000 – 90.000 đ/kg.

- Xoài: Tại các tỉnh ĐBSCL, xoài cát Chu đang vào chính vụ thu hoạch, nguồn cung dồi dào. Trong tháng trước, giá xoài giảm hơn 50%, đến nay giá đã tăng nhẹ trở lại do tiêu thụ thuận lợi hơn. Giá xoài bán xô thu mua tại vườn dao động từ 7.000 - 9.000 đ/kg, tăng 1.000 đ/kg so với tháng trước. 

Tương tự, giá xoài Đài Loan thu mua cũng tăng nhẹ so với tháng trước, tăng 1.000 – 2.000 đ/kg, lên 12.000 – 13.000 đ/kg đối với xoài loại I, xoài loại II ở mức 8.000 - 9.000 đ/kg. 

Mặc dù giá xoài trong tháng này phụ hồi nhẹ, nhưng nhìn chung, giá vẫn ở mức thấp. Nguyên nhân do: thứ nhất, xoài ở các tỉnh như Đồng Tháp, Tiền Giang đang vào vụ thu hoạch nên nguồn cung dồi dào; thứ hai, thời điểm này đang là mùa nắng nóng nên những loại trái cây như xoài không được ưa chuộng bằng những loại trái cây giải nhiệt. 

Thanh long: Năm nay, do thời tiết nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây thanh long ở tỉnh Bình Thuận, nguồn cung thu hẹp nên giá liên tục tăng từ đầu tháng 5 và giữ ở mức cao lâu nhất trong thời gian qua. Tính đến giữa tháng 6/2019, giá thu mua thanh long ruột trắng loại I từ 26.000 – 27.000 đ/kg, thanh long loại II từ 15.000 – 16.000 đ/kg, tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước; thanh long ruột đỏ quanh mức 40.000 đ/kg. 

Tuy nhiên, đến tuần cuối tháng 6/2019, giá thanh long tại Bình Thuận đã quay đầu giảm mạnh hơn một nửa so với đầu tháng. Cụ thể, giá thu mua thanh long ruột trắng loại 1 giảm gần 50%, còn 13.000 – 16.000 đ/kg. Nguyên nhân khiến giá giảm do tiêu thụ chững lại khi các loại trái cây khác như măng cụt, chôm chôm thu hoạch rộ, cộng với giá đã tăng liên tiếp trước đó.

Hiện nay, toàn tỉnh Bình Thuận có khoảng 30.000 ha thanh long, tổng sản lượng hơn 500.000 tấn/năm. Thanh long Bình Thuận chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Mít Thái: Từ cuối tháng 4/2019 đến nay, giá Mít Thái liên tục giảm mạnh. Tại Hậu Giang, hiện giá mít Thái tại vườn đã giảm từ mức đỉnh 60.000 – 70.000 đ/kg, xuống còn 15.000 đ/kg đối với loại I, loại II là 12.000 đ/kg còn loại III là 8.000 đ/kg, mức giá này cũng giảm 20% so với tháng trước. Nguyên nhân khiến giá mít Thái giảm chủ yếu do đang vào vụ thu hoạch rộ cộng với diện tích trồng tăng nên nguồn cung dư thừa, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc đang chững lại.

Còn tại Bình phước, trong quý I/2019, giá mít cũng tăng đột biến, lên đỉnh điểm 70.000 – 80.000 đ/kg. Sang đầu quý II, giá mít lao dốc còn 30.000 đ/kg. Đến trung tuần tháng 6/2019, giá mít Thái lá nhỏ tại vườn chỉ còn 12.000 – 15.000 đ/kg.

- Sầu riêng: Tại các tỉnh ĐBSCL, giá sầu riêng giảm do đang vào vụ thu hoạch, nguồn cung dồi dào khiến giá giảm so với tháng trước nhưng vẫn tăng 10% - 15% so với cùng kỳ năm 2018. Giá sầu riêng thu mua tại vườn quanh mức 50.000 – 55.000 đ/kg, giá bán lẻ từ 60.000 – 70.000 đ/kg. Cụ thể, sầu riêng Monthong có giá khoảng 80.000 đ/kg; sầu riêng Ri6 có giá bán khoảng 60.000 - 75.000 đ/kg; sầu riêng cơm vàng hạt lép khoảng 55.000 đ/kg. 

Tại Lâm Đồng, sầu riêng cũng đang vào vụ thu hoạch, nguồn cung tăng trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm, giá sầu riêng đang ở mức thấp. Cụ thể, giống sầu riêng ghép Ri6 loại 1 thương lái mua vào chưa tới 30.000 đ/kg, so với giá đầu mùa 60.000 - 70.000 đ/kg. Sầu riêng giống ghép Thái Lan, Đôna... ở mức 40.000 - 50.000 đ/kg, so với mọi năm chính vụ giá cao khoảng 80.000 - 100.000 đ/kg.

Hiện nay, huyện Đạ Huoai có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất tỉnh Lâm Đồng, khoảng 2.500 ha sầu riêng các loại, trong đó có 1.720 ha đã cho thu hoạch.

     2.  Thị trường  rau củ

        2.1.  Tình hình sản xuất  

Trong tháng 6, sản xuất rau màu vụ hè nhìn chung khá ổn định, diện tích gieo trồng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến ngày 15/6/2019, cả nước gieo trồng được 552,4 nghìn ha ngô, tăng 6% cùng kỳ năm trước; 81,1 nghìn ha khoai lang, tăng 12%; 32 nghìn ha đậu tương, tăng 15%; 144,1 nghìn ha lạc, tăng 4%; 722,3 nghìn ha rau, đậu, tăng 3,5%  so với cùng kỳ năm 2018.

        2.2.  Diễn biến giá

Tháng 6/2019, giá rau củ tại nhiều địa phương giảm so với tháng trước do nguồn cung dồi dào. Cụ thể:

Tại các chợ Hà Nội giá các loại rau củ đều giảm so với tháng trước: Bầu xanh 

18.000 đ/kg, giảm 2.000 đ/kg; cải xanh 12.000 đ/kg, giảm 3.000 đ/kg; mồng tơi 4.000 đ/bó, giảm 2.000 đ/kg; rau muống 5.000 đ/bó, giảm 1.000 đ/bó; cải ngọt 14.000 đ/kg, giảm 1.000 đ/kg; bí xanh 15.000 đ/kg, giảm 1.000 đ/kg; cà chua 15.000 đ/kg, giảm 2.000 đ/kg; rau ngót 5.000 đ/bó, giảm 1.000 đ/bó. 

Tại Hải Dương, giá các loại rau củ giảm so với tháng trước, cụ thể: rau muống giảm 1.000 đ/bó, xuống 4.000 đ/bó; mồng tơi giảm 1.000 đ/bó, xuống 3.000 đ/bó; rau ngót giảm 1.000 đ/bó, xuống 5.000 đ/bó; bí đao giảm 3.000 đ/kg, xuống 12.000 đ/kg. 

Tại Lâm Đồng, giá các rau củ giảm so với tháng trước: cà chua giảm 4.000 đ/kg, xuống 6.000 đ/kg; bắp cải giảm 2.000 đ/kg, xuống 6.000 đ/kg; su su giảm 5.000 đ/kg, xuống 5.000 đ/kg. Tuy nhiên có một số chủng loại tăng nhẹ như: cải thảo tăng 3.000 đ/kg, lên 5.000 đ/kg; xà lách cuộn tăng 3.000 đ/kg, lên 18.000 đ/kg. 

Tại An Giang giá rau củ hầu hết giảm so với tháng trước: rau mồng tơi giảm

1.000 đ/kg, xuống 10.000 đ/kg; xà lách giảm 5.000 đ/kg, xuống 15.000 đ/kg; hành lá giảm 5.000 đ/kg, xuống 30.000 đ/kg; bắp cải trắng giảm 1.000 đ/bó, xuống 13.000 đ/bó; khổ qua giảm 2.000 đ/kg, xuống 13.000 đ/kg; cà chua giảm 2.000 đ/kg, xuống 12.000 đ/kg. 

Tại TP.HCM, giá rau củ các loại giảm so với tháng 5/2019: xà lách búp giảm 6.000 đ/kg, xuống 12.000 đ/kg; cải ngọt giảm 1.000 đ/kg, xuống 9.000 đ/kg; cải thìa giảm 3.000 đ/kg, xuống 10.000 đ/kg; su su giảm 4.000 đ/kg, xuống 5.000 đ/kg; bông cải xanh giảm 5.000 đ/kg, xuống 23.000 đ/kg; củ cải trắng giảm 2.000 đ/kg, xuống 6.000 đ/kg; đậu Hà Lan giảm 12.000 đ/kg, xuống 58.000 đ/kg. Tuy nhiên, giá một số loại rau củ tăng giá như: cải thảo tăng 1.000 đ/kg, lên 12.000 đ/kg; cải bắp tròn tăng 5.000 đ/kg, lên 15.000 đ/kg; cà rốt Đà Lạt tăng 2.000 đ/kg, lên 20.000 đ/kg; bông cải xanh tăng 8.000 đ/kg, lên 38.000 đ/kg; đậu Hà Lan tăng 5.000 đ/kg, lên 70.000 đ/kg. (Tham khảo phục lục Bảng giá rau củ tại một số tỉnh, thành phố)

3. Tình hình xuất nhập khẩu rau quả

Nửa đầu năm 2019, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giảm tốc khi tổng kim ngạch ước đạt 2 tỷ USD, chỉ tăng 5% so với cùng kỳ năm 2018 (trong khi 6 tháng đầu năm 2018 tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2017) khi xuất khẩu sang Trung Quốc trầm lắng hơn. Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang thị trường này chỉ tăng 3% so với cùng kỳ năm 2018. Hiện Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của nước ta, chiếm 73% tổng kim ngạch, tỷ trọng này tương đương với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, cơ cấu thị trường xuất khẩu chính không có nhiều thay đổi. Mặc dù, vẫn có một số thị trường đạt tăng trưởng cao như: Italy tăng 257,9%, Lào tăng 185%, Australia tăng 39,8%, Hồng Kông tăng 51,6%, Hà Lan tăng 35,8%, Đức tăng 29,3%… nhưng đây chủ yếu là các thị trường chiếm tỷ trọng nhỏ.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu rau quả trong nửa đầu năm 2019 tiếp tục tăng mạnh, ước tăng 36,5% so với cùng kỳ năm trước (6 tháng năm 2018 tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2017). Tuy nhiên nhập khẩu rau quả của Việt Nam chịu tác động đáng kể do hoạt động tạm nhập trái cây từ Thái Lan sau đó tái xuất sang Trung Quốc. Trong 5 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu rau quả từ thị trường Thái Lan chiếm 43,7% tổng kim ngạch nhập khẩu, còn từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,7%. 

Như vậy, trong 6 tháng năm 2019, Việt Nam xuất siêu hơn 1 tỷ USD hàng rau quả, thấp hơn 20% so với mức 1,2 tỷ trong cùng kỳ năm 2018 và giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2017. Tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu cũng có sự chênh lệch lớn. Nguyên nhân một phần do tăng trưởng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chậm lại (5 tháng 2019 tăng 3%, còn 5 tháng 2018 tăng 17,6%) khi Trung Quốc siết chặt nhập khẩu hàng rau quả từ nước ta. Song song với đó, hoạt động tạm nhập trái cây từ Thái Lan sau đó xuất sang Trung Quốc khá im ắng trong năm nay, ngoại trừ tăng mạnh trong tháng 4 do vào vụ thu hoạch sầu riêng và măng cụt tại Thái Lan. Bên cạnh đó, nhập khẩu rau quả lại tăng do tăng nhập khẩu trái cây từ Hoa Kỳ (tăng 64,8%) và Australia (tăng 38%) và nhập khẩu nấm, đỗ các loại cũng tăng gấp đôi, trong đó 98,5% nấm được nhập từ Trung Quốc.

3.1. Tình hình xuất khẩu rau quả

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, tháng 6/2019, ước kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 320 triệu USD, giảm 10% so với tháng 5/2019 và giảm 1,8% so với tháng 6/2018.  Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu rau quả ước đạt 2 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2018.

Còn theo số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ, xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 5/2019 đạt 358,6 triệu USD, giảm 23,1% so với tháng 4/2019 nhưng tăng 2,9% so với tháng 5/2018. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2019 đạt 1,7 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2018. 

Trong tháng 5/2019, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 245 triệu USD, giảm 32,7% so với tháng 4/2019 và giảm 4% so với tháng 5/2018; lũy kế 5 tháng đầu năm 2019 đaṭ hơn 1,2 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước.

Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản đạt 13,4 triệu USD, tăng 61,5% so với tháng 4/2019 và tăng 32,1% so tháng 5/2018; lũy kế đạt 49,9 triêụ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 3% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này. Hoa Kỳ đứng thứ ba với kim ngạch đạt 12,8 triệu USD, giảm 6,5% so với tháng 4/2019 nhưng tăng 5,8% so tháng 5/2018; lũy kế đạt 58,4 triêụ USD, tăng 14,8% so cùng kỳ năm 2018 và chiếm 3% tổng kim ngạch. 

3.1.1. Tình hình xuất khẩu trái cây

Tháng 5/2019, kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi đạt 273,6 triệu USD, giảm 31,2% so với tháng 4/2019 nhưng tăng 2,4% so với tháng 5/2018; lũy kế 5 tháng đầu năm 2019 đaṭ 1,4 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 89,8% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước.

Trong tháng 5/2019, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ trái cây lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 226 triệu USD, giảm 35% so với tháng 4/2019; lũy kế 5 tháng đầu năm 2019 đaṭ 1,2 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ 2018, chiếm 84,2% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây của cả nước.

Đứng thứ hai là thị trường Hoa Kỳ đạt 6,6 triệu USD, giảm 19,6% so với tháng 4/2019; lũy kế đạt 32,7 triêụ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2018, chiếm 2,3% tổng kim ngạch. 

Về chủng loại, thanh long tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực với 99,8 triệu USD, giảm 30,2% so với tháng 4/2019; lũy kế đaṭ 558,5 triêu USḌ , tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 38,6% tỷ trọng xuất khẩu trái cây . Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thanh long nhiều nhất của Việt Nam với 92,3 triệu USD, giảm 30,6% so tháng 4/2019; lũy kế đaṭ 511,8 triêụ USD, chiếm 91,6%. Tiếp đến là Hoa Kỳ chiếm 2,8% tỷ trọng xuất khẩu thanh long trong 5 tháng năm 2019.

Xuất khẩu xoài đạt 38,6 triệu USD, giảm 5,6% so với tháng 4/2019; lũy kế đaṭ 148,2 triêụ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 10,2% tỷ trọng xuất khẩu trái cây. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ xoài lớn nhất với 29,3 triệu USD, giảm 6,8% so tháng 4/2019; lũy kế đaṭ 113 triêụ USD, chiếm 76,3% trong 5 tháng năm 2019.

Kim ngạch xuất khẩu măng cụt trong tháng 5/2019 đạt 34,6 triệu USD, giảm 50,5% so với tháng 4/2019; lũy kế đaṭ 140,5 triêụ USD tăng 145,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 9,7% tỷ trọng xuất khẩu trái cây . Trung Quốc là thị trường xuất khẩu măng cụt lớn nhất đạt 34,6 triệu USD, giảm 50,5% so với tháng 4/2019; lũy kế đaṭ 139,9 triêụ USD, chiếm 99,6% tỷ trọng xuất khẩu măng cụt trong 5 tháng năm 2019.

Trong 5 tháng đầu năm nay, trái cây Việt Nam chủ yếu xuất khẩu qua cửa cảng Cát Lái (TP. HCM) và cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), lần lượt chiếm tỷ trọng 25% và 23,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây. Nhìn chung, nửa đầu năm nay, hoạt động thông quan tại các cửa khẩu chính khá thuận lợi, giảm hiện tượng ùn tắc. Xuất khẩu qua Cát Lái tăng 37,6% so với 5 tháng năm 2018; qua cửa khẩu Hữu Nghị tăng 106,3%; cửa khẩu Lào Cai tăng 31,1%.

3.1.2. Tình hình xuất khẩu rau củ

Tháng 5/2019, kim ngạch xuất khẩu rau củ đạt 31,1 triệu USD, tăng 25,9% so với tháng 4/2019 nhưng giảm 19,9% so với tháng 5/2018; lũy kế 5 tháng đầu năm 2019 đaṭ 141,7 triêụ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 10,2% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. 

Trong đó, nấm là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất với 6,2 triệu USD, tăng 100% so với tháng 4/2019; lũy kế đat ̣ 31,1 triêụ USD, tăng 75,2% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 22% tổng xuất khẩu rau củ cả nước. 

Tiếp theo là ớt với 5,7 triệu USD, giảm 23% so với tháng trước; lũy kế đaṭ 30,3 triêụ USD, giảm 52,3%, chiếm 21,4% tỷ trọng.

3.2. Tình hình nhập khẩu

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tháng 6/2019, ước kim ngạch nhập khẩu rau quả đạt 160 triệu USD, giảm 17,9% so với tháng 5/2019 nhưng tăng 19,4% so với tháng 6/2018. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu rau quả ước đạt 1 tỷ USD, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2018. 

Còn theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 5/2019 đạt 195 triệu USD, giảm 16,8% so với tháng 4/2019 nhưng tăng 34,5% so với tháng 5/2018. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2019 đạt 843,6 triệu USD, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm 2018. 

Trong đó Thái Lan là thị trường cung cấp mặt hàng rau quả lớn nhất cho Việt Nam với kim ngạch đạt 65,9 triệu USD, giảm 50,7% so tháng 4/2019 và giảm 7,9% so tháng 5/2018; tính chung 5 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu đaṭ 368,5 triêụ USD, tăng  34,2% so cùng kỳ năm trước , chiếm 43,7% tổng kim ngạch nhập khẩu 5 tháng năm 2019. 

Trung Quốc xếp vị trí thứ hai, với kim ngạch 47,5 triệu USD, tăng 19,5% so tháng 4/2019 và tăng 91,2% so tháng 5/2018; lũy kế đạt 175 triêụ USD, tăng 58% so cùng kỳ năm trước, chiếm 20,7% tổng kim ngạch. Kế đến là thị trường Hoa Kỳ, đạt 24 triệu USD, tăng 33% so tháng trước và tăng 160,6% so tháng 5/2018; lũy kế đạt 95,2 triêụ USD, tăng 73,9% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 11,3% tổng kim ngac̣h.

3.2.1. Tình hình nhập khẩu trái cây         

Tháng 5/2019, kim ngạch nhập khẩu trái cây tươi của Việt Nam đạt 126,5 triệu USD, giảm 27,3% so với tháng 4/2019 nhưng tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2018; lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu trái cây đạt 600 triệu USD, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 70,4% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả cả nước.

Đáng chú ý, đến nay, măng cụt và sầu riêng vẫn tiếp tục được tạm nhập vào Việt Nam sau đó tái xuất sang thị trường Trung Quốc. Hiện nguồn cung hai loại trái cây này của Thái Lang đang dồi dào do vào chính vụ thu hoạch. Trong đó:

Măng cụt là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất trong tháng 5/2019, đạt 34,1 triệu USD, giảm 52,7% so với tháng trước đó nhưng vẫn tăng 17,1% so với tháng 5/2018; lũy kế đạt 143,1 triệu USD, tăng 140,3% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 23,8% tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây. Trong đó, Thái Lan là thị trường cung cấp măng cụt lớn nhất cho Việt Nam với 33,3 triệu USD, giảm 52,9% so tháng 4/2019; lũy kế đaṭ 140,7 triêụ USD, chiếm 98,3%.

Xếp vị trí thứ hai là sầu riêng với 24 triệu USD, giảm 56,8% so với tháng

4/2019; lũy kế đạt 123,1 triệu USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 20,5% tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây. Sầu riêng chủ yếu được nhập từ Thái Lan với 23,2 triệu USD trong tháng 5/2019, giảm 56,8% so với tháng 4/2019 và giảm gần

30% so với tháng 5/2018; nhưng lũy kế 5 tháng đầu năm vẫn tăng gần 40%, lên 120,3 triêụ USD, chiếm tỷ trọng 97,8%. 

Tiếp đến là nho với 12,8 triệu USD, tăng 52,5% so với tháng 4/2019; lũy kế đạt 48,5 triệu USD, tăng 48,9% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 8,1% tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây. Việt Nam nhập khẩu nho nhiều nhất từ Australia với 8,9 triệu USD trong tháng 5/2019, tăng 57,3% so với tháng trước đó; lũy kế đaṭ 24,6 triêụ USD, chiếm 50,8%.  

Trong tháng 5/2019, Thái Lan là thị trường cung cấp trái cây lớn nhất cho Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu đạt 63,3 triệu USD, giảm 51,2% so với tháng 4/2019; nhưng lũy kế 5 tháng đầu năm, nhập khẩu trái cây từ thị trường này vẫn tăng 38,1%, lên 354 triệu USD, chiếm 59% tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây của cả nước. Nhập khẩu trái cây từ Thái Lan chủ yếu tăng ở các mặt hàng có diễn ra hoạt động tạm nhập tái xuất như: sầu riêng, măng cụt và nhãn. Đây cũng là ba loại trái cây nhập khẩu chính của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay. Cụ thể:

Măng cụt là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất từ Thái Lan dù giảm 52,9% trong tháng 5/2019, nhưng vẫn tăng 140,8% so với cùng kỳ năm 2018, lên 140,7 triệu USD, chiếm 39,8% tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây từ Thái Lan. Cùng diễn biến, xuất khẩu măng cụt của Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 5 cũng giảm 50,5% so với tháng 4/2019; lũy kế 5 tháng đaṭ 139,9 triêụ USD, tăng 145,2% so với 5 tháng năm 2018, chiếm tỷ trọng 99,6%  tổng kim ngạch xuất khẩu măng cụt.

Tiếp theo là mặt hàng sầu riêng, mặc dù kim ngạch nhập khẩu loại trái cây này từ

Thái Lan giảm 57% so với tháng 4/2019 nhưng 5 tháng đầu năm vẫn tăng 36,7%, lên 120,3 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 5/2019 cũng giảm 54,4% so với tháng 4/2019; 5 tháng đầu năm tăng lũy kế đaṭ 137 triêụ USD, tăng nhẹ so với tháng 5/2018, chiếm tỷ trọng 95,3%. Tuy nhiên, đáng chú ý, hoạt động tạm nhập tái xuất sầu riêng có dấu hiệu chững lại khi Trung Quốc tăng cường nhập khẩu chính ngạch sầu riêng từ Thái Lan, 5 tháng đầu năm, nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc từ Thái Lan tăng 107,6% so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu nhãn từ Thái Lan giảm 37,1% so với tháng 4/2019; lũy kế 5 tháng đầu năm đaṭ 81,8 triêụ USD, giảm 20% so với tháng 5/2018, chiếm tỷ trọng 23,1%  tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây từ Thái Lan. Còn xuất khẩu nhãn của nước ta sang Trung Quốc giảm 60,4% trong tháng 5/2019, lũy kế 5 tháng giảm 28,7% xuống 88,4 triêụ USD, chiếm tỷ trọng 94,2% tổng xuất khẩu nhãn.

Nước ta nhập khẩu trái cây của Thái Lan chủ yếu qua cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình), chiếm tỷ trọng 96,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây từ Thái Lan trong 5 tháng năm 2019.

Xếp sau Thái Lan là thị trường Hoa Kỳ với 19,4 triệu USD, tăng 48,8% so tháng 4/2019; lũy kế đạt 78,4 triệu USD, tăng 64,8% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 13,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này. Australia đứng thứ ba với kim ngạch đạt 13,7 triệu USD, tăng 125,5% so với tháng 4/2019; lũy kế đạt 40,6 triêụ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 6,8% tổng kim ngạch.

Nhìn chung, trong 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu trái cây tăng mạnh từ các thị trường Thái Lan, Hoa Kỳ, Australia, Nam Phi.

Trong tháng 5/2019, Cha Lo (Quảng Bình) là cửa khẩu nhập khẩu trái cây lớn nhất của Việt Nam với 60,7 triệu USD, giảm 53% so với tháng trước và giảm 10,5% so với tháng 5/2018, chiếm 58,5% tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây. Tiếp theo là Cảng Cát Lái (HCM), chiếm 15,3% tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây, Cảng Đồng Nai chiếm 5,6% tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây.

3.2.2. Tình hình nhập khẩu rau củ

Tháng 5/2019, kim ngạch nhập khẩu rau củ đạt 53,3 triệu USD, tăng 20,5% so với tháng 4/2019 và tăng 91,2% so với tháng 5/2018; lũy kế 5 tháng đầu năm 2019 đạt 210 triệu USD, tăng 69,4% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 29,6% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả cả nước.

Trong đó, nấm là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất với 23,2 triệu USD, tăng

7,7% so với tháng 4/2019; lũy kế đạt 79,1 triệu USD, tăng 153,7% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 35,7% tổng kim ngạch nhập khẩu rau. Nấm chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc, chiếm 98,5% tổng kim ngạch nhập khẩu nấm.

Xếp vị trí thứ hai là mặt hàng đỗ các loại với 8,4 triệu USD, tăng 9,2% so với tháng trước đó; lũy kế đạt 57,2 triệu USD, tăng 107,5% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 27,3% tỷ trọng. Đỗ chủ yếu được nhập khẩu từ Australia (chiếm 41,7% tỷ trọng) và từ Myanmar (chiếm tỷ trọng 39,8%).

4. Dự báo       

Năm nay thời tiết cực đoan, mùa xuân mưa ẩm nhiều trong khi mùa hè sẽ nắng hạn kéo dài, gây bất lợi cho sản xuất trồng trọt. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiệt độ trung bình từ tháng 7 đến tháng 10/2019 trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 0,5 - 1,0 độ. Từ nay đến tháng 8/2019 còn xảy ra nắng nóng và có khả năng tập trung nhiều hơn vào tháng 7/2019 tại khu vực Bắc bộ và Trung bộ. Tổng lượng mưa từ tháng 7 - 8/2019 phổ biến ở mức cao hơn so với trung bình từ 10% - 30%. Như vâỵ thời tiết vu ̣mùa và đầu vu ̣đông có xu thế nắng nóng, mưa lớn tâp̣ trung đầu vụ, kèm theo các hiêṇ tươṇ g bất thường, lêc̣h quy luâṭ.

Thời tiết bất lợi đã và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất cây ăn quả và cây rau màu tại hầu hết các địa phương. Nhiều loại trái cây mùa hè giảm năng suất và cho thu hoạch chậm hơn so với mọi năm. Nguồn cung thu hẹp, dự báo giá nhiều loại trái cây sẽ còn ở mức cao trong thời gian tới, đặc biệt các loại trái cây được ưa chuộng và có thời gian thu hoạch ngắn như: nhãn, chôm chôm, xoài, bơ... Tuy nhiên, vẫn có một số loại trái cây duy trì mức giá thấp do nguồn cung dồi dào. Trong đó, giá mít Thái dự báo sẽ còn giảm khi vào mùa mưa, tiêu thụ chậm; giá các loại trái cây có múi (cam, quýt) cũng sẽ ở mức thấp do nguồn cung nội địa dồi dào. 

Về xuất nhập khẩu, trong nửa đầu năm, xuất khẩu rau quả chậm lại do Trung Quốc siết chặt nhập khẩu, cộng với giảm tạm nhập trái cây từ Thái Lan tái xuất sang Trung Quốc. Đến nay, hoạt động tạm nhập tái xuất trái cây dù đã trầm lắng hơn nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam (chiếm tỷ trọng trên 20%) với các mặt hàng chính như: măng cụt, sầu riêng, nhãn. Thời gian qua, hoạt động này trầm lắng một phần do Trung Quốc tăng cường nhập khẩu chính ngạch từ Thái Lan, một phần do các chủng loại trái cây trên của Thái Lan chưa vào chính vụ thu hoạch, trừ măng cụt (xuất khẩu măng cụt sang Việt Nam trong tháng

4/2019 tăng hơn 430% so với tháng 3/2019). Từ tháng 6 đến tháng 8, nhãn sẽ vào vụ thu hoạch, dự báo nhập khẩu nhãn của Việt Nam từ thị trường này sẽ tăng mạnh để tái xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên mức tăng sẽ không nhiều do ảnh hưởng từ chính sách siết chặt nhập khẩu của Trung Quốc. 

Trong một diễn biến khác, từ cuối năm 2018 đến nay, liên tiếp nhiều loại trái cây của Việt Nam lần đầu được xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản… Việc nhiều loại trái cây đặc sản thâm nhập vào các thị trường này đã mở ra cơ hội cho tăng trưởng xuất khẩu của ngành rau quả trong năm 2019. Đơn cử như xuất khẩu xoài sang Hoa Kỳ, nếu giữ vững được chất lượng và khả năng cung ứng, xoài hoàn toàn đủ điều kiện để trở thành một trong những loại trái cây chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này, và có thể chiếm tới khoảng 20% tổng kim ngạch trái cây mà Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam. Năm nay, trị giá xuất khẩu trái cây sang Hoa Kỳ có thể tăng khoảng 30%. Ngoài ra, xuất khẩu vú sữa sang Hoa Kỳ dự báo cũng sẽ tăng trong thời gian tới. 

Những tác động từ các hiệp định thương mại tự do cũng là động lực lớn thúc đẩy xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam về trung và dài hạn. Thực tế là, sau khi CPTPP có hiệu lực từ tháng 1/2019, xuất khẩu rau quả sang Australia tăng gần 40% trong 5 tháng đầu năm nay. Đáng chú ý, đối với thị trường EU, Việt Nam đã chuyển hướng tiếp cận bói cho việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thông qua tăng cường sự hiện diện của nông sản Việt Nam tại các siêu thị lớn và chợ đầu mối của Pháp và EU.

Xuất khẩu sang các thị trường EU đều tăng mạnh: Italy tăng 257,9%, Hà Lan tăng 35,8%, Đức tăng 29,3%. Bói đây, Việt Nam đã chính thức ký kết hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA), trong đó, EU sẽ giảm 70% thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, đây cũng là yếu tố bói mở ra cơ hội tiềm năng cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam khi mà hàng rau quả của Việt Nam tại thị trường này vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ, còn nhiều dư địa để tăng trưởng. 

Nhìn chung, thời gian tới, xuất khẩu rau quả của Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển cả về thị trường  tiêu thụ và chủng loại trái cây xuất khẩu. Xuất khẩu rau quả năm 2019 có thể tăng 15%, lên 4,3 tỷ USD. Nhiều loại cây ăn quả có tiềm năng lớn là bưởi, chanh leo, sầu riêng, dừa, xoài. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cần đầu tư ứng dụng công nghệ bói có đủ tiềm lực để liên kết với nông dân, xây dựng chuỗi sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và gắn thương hiệu cho sản phẩm. Song song với đó, Việt Nam cũng phải giải quyết các vấn đề gồm kiểm dịch, an toàn trái cây. 

Ở chiều ngược lại, hoạt động tạm nhập trái cây từ Thái Lan và tái xuất sang Trung Quốc cũng sẽ làm tăng nhập khẩu rau quả của Việt Nam. Ngoài ra, nhập khẩu sẽ còn tăng nhiều hơn trong 6 tháng cuối năm do tăng nhập khẩu các loại trái cây cao cấp từ Hoa Kỳ, Australia, Nam Phi, New Zealand nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của tầng lớp trung lưu. Cùng với đó, các hiệp định thương mại tự do cũng sẽ tác động đáng kể đến nhập khẩu hàng rau quả của Việt Nam, đặc biệt là đối với các loại trái cây cao cấp nhập khẩu từ thị trường EU, Hoa Kỳ... như: dâu tây, anh đào, táo, cam, lê, kiwi...

Gần đây, nhu cầu tiêu thụ trái cây của Thái Lan cũng ở mức cao và có xu hướng tăng, một số loại trái cây ưa chuộng gồm: nhãn, bòn bon, me. 
 *Nguồn: Phòng Thương Mại Nội Địa - Trung tâm Thông tin CN&TM - Bộ Công Thương​

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương



 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​