Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4 VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5 **** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
Kết quả 06 tháng triển khai thực hiện chương trình bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu năm 2018-2019 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
 

1. Kết quả thực hiện:

a) Về một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu:

Tính đến nay, Sở Công Thương đã phối hợp Sở Tài chính, Liên minh Hợp tác xã thẩm định cho 10 hợp tác xã và 01 hộ kinh doanh vay vốn với lãi suất 0% tham gia chương trình bình ổn với tổng số tiền cho vay là 2,59 tỷ đồng. 13 hộ kinh doanh đăng ký tham gia bình ổn thị trường (không vay vốn ngân sách) 13 doanh nghiệp cam kết tham gia bình ổn thị trường (với đầy đủ các mặt hàng thiết yếu), khi thị trường có biến động về khan hiếm hàng hoá, tăng giá cục bộ, gồm các doanh nghiệp: Công ty TNHH TMDV Siêu Thị Coopmart Biên Hòa, Chi nhánh Cty TNHH MM MeGa Market VN tại Biên Hòa, TTTM BigC Đồng Nai; TTTM BigC Tân Hiệp; Vinmart Biên Hòa; siêu thị Hoàng Đức; Công ty Cổ phần CP Đồng Nai; Công ty Anh Hoàng Thy; Công ty Hương Vĩnh Cửu, Công ty TNHH TDVD sản xuất và Chăn nuôi Thanh Đức; Công ty Chăn nuôi Bình Minh; Công ty Sài Gòn Lương thực; Công ty cổ phần đường Biên Hòa (năm nay đã mời thêm được Công ty Cổ phần CP Đồng Nai cam kết tham gia bình ổn, tăng 01 đơn vị so với năm trước), với tổng giá trị hàng hoá dự trữ khoảng trên 100 tỷ đồng.

Sau 06 tháng thực hiện chương trình, tổng doanh thu tính đến ngày 30/4/2018 đạt trên 12 tỷ đồng (tăng 9% so cùng kỳ). Công tác phát triển mạng lưới bán hàng bình ổn giá chậm, chủ yếu tập trung vào các tháng trước Tết Nguyên đán. Tính đến nay có 52 điểm trên 22 đơn vị tham gia chương trình bình ổn giá (giảm 6 điểm so với cùng kỳ). Trong đó: Biên Hòa 7, Long Khánh 01, Trảng Bom 03, Cẩm Mỹ 18, Thống Nhất 03, Tân Phú 02, Xuân Lộc 07, Vĩnh Cửu 10, Nhơn Trạch 03.

b) Mặt hàng sách giáo khoa, tập vở học sinh: theo đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo và kết quả thẩm định của Sở Công Thương, ngày 17/4/2019 UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị trường học Đồng Nai vay tổng số tiền là 20 tỷ đồng với lãi suất 0% để thực hiện bình ổn giá sách giáo khoa, vở học sinh năm học 2019-2020, thời gian vay từ tháng 5/2019 đến tháng 11/2019 (Công văn số 4226/UBND-KT ngày 17/4/2019). Từ ngày 01/5 – 30/11/2019 Công ty Cổ phần Phát hành sách và Thiết bị trường học Đồng Nai sẽ triển khai bán bình ổn sách giáo khoa, vở học sinh trên 19 điểm bán, gồm: Biên Hòa 05, Long Khánh 02, Cẩm Mỹ 03, Trảng Bom 01, Thống Nhất 01, Nhơn Trạch 01, Long Thành 01, Định Quán 02,  Tân Phú 01, Xuân Lộc 01, Vĩnh Cửu 01.

c) Thực hiện chính sách nhà nước đối với đồng bào tại các xã vùng sâu, vùng xa:

Theo Kế hoạch số 10795/KH-UBND ngày 10/10/2018, UBND tỉnh chấp thuận hỗ trợ kinh phí vận chuyển, nhân công, bao bì và cấp 600 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh để hỗ trợ cho các đơn vị tổ chức các chuyến bán hàng vùng sâu vùng xa trong dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi  2019 trong 02 tháng (tháng 11 và tháng 12 âm lịch). Kết quả Sở Công Thương đã phối hợp với Sở Tài chính, Liên minh Hợp tác xã tỉnh thẩm định cho 09 hợp tác xã tham gia bán hàng lưu động phục vụ vùng sâu, vùng xa là 187 chuyến (giảm 28 chuyến so với Tết Nguyên đán 2018) với tổng số tiền hỗ trợ 557.900 triệu đồng, sau 02 tháng bán hàng lưu động phục vụ vùng sâu, vùng xa, các hợp tác xã đã bán đủ 187 chuyến hàng với tổng doanh thu 1,5 tỷ đồng (giảm 31% so cùng kỳ, do giảm chuyến hàng). Tuy nhiên, hiện còn 02 hợp tác xã chưa cung cấp hồ sơ thanh toán nên chưa được nhận tiền hỗ trợ (HTX Bình Minh: 22.250.000 đồng, HTX Nhân Nghĩa: 49.000.000 đồng).

2. Đánh giá chung kết quả thực hiện:

a) Đánh giá chung:

Đối với khối hợp tác xã, tiếp tục được vay vốn từ ngân sách với lãi suất 0%, nên lãnh đạo các đơn vị đều có nhận thức đúng đắn về chủ trương hỗ trợ vốn bán hàng giá bình ổn của tỉnh, mua hàng hóa dự trữ theo kế hoạch đăng ký, thực hiện đăng ký giá và niêm yết giá tại các điểm bán, thực hiện treo băng rôn chương trình theo đúng quy định. Qua đợt làm việc với các hợp tác xã và tổng hợp báo cáo sơ kết của các đơn vị, các đơn vị đều nhận định những điểm bán hàng bình ổn giá và những chuyến bán hàng lưu động vào dịp giáp Tết Nguyên đán, người dân ở vùng sâu, vùng xa rất phấn khởi khi được tiếp cận với nguồn hàng có xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo, giá cả thấp hơn giá thị trường. Theo các đơn vị tham gia chương trình, việc đặt các điểm bán hàng bình ổn giá cố định tại chợ, khu đông dân cư đã tạo được những hiệu ứng đáng kể, điều này làm cho giá các mặt hàng thuộc diện bình ổn tại khu vực được cân bằng hơn, tạo định hướng cho các hộ kinh doanh bán hàng có chất lượng hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đối với hộ kinh doanh sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu thuộc chương trình, theo đăng ký của địa phương, nhu cầu vay vốn tham gia chương trình bình ổn giá của các đối tượng này không cao, chương trình năm nay chỉ có thị xã Long Khánh đăng ký cho 01 hộ kinh doanh vay vốn tham gia và 11 hộ tại Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu đăng ký tham gia nhưng không vay vốn. Nhìn chung, hoạt động tham gia bán hàng bình ổn giá của đối tượng hộ kinh doanh còn thấp, mang tính đối phó.

 Tiếp tục áp dụng hình thức huy động các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; các trung tâm thương mại, siêu thị tham gia công tác bình ổn giá cùng địa phương khi xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, tăng giá cục bộ, góp phần tăng lượng hàng dự trữ để bình ổn thị trường khi có biết động mà không cần sử dụng nguồn vốn ngân sách để cho vay. Trong quý I/2019, giá heo hơi giảm do ảnh hưởng của bệnh Dịch tả heo Châu Phi, tuy nhiên nhờ có các đơn vị cam kết bình ổn thị trường đã làm cho giá heo hơi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có giảm nhưng vẫn trên giá thành sản xuất và các điểm bình ổn giá thịt heo sạch của các đơn vị đã làm hạ giá các điểm bán thịt heo tại chợ, phù hợp với mức giá heo hơi như hiện nay.

 Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các mặt hàng thiết yếu trên thị trường phong phú, đa dạng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời Đồng Nai là tỉnh có nhiều nhà máy sản xuất các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân (nhà máy đường Biên Hoà, bánh kẹo Bibica, Ajinomoto...) và là tỉnh có tổng đàn heo và gà lớn nhất cả nước, nên không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, biến động bất thường về giá. Do đó để phù hợp với tình hình thực tế, hình thức triển khai chương trình qua các năm có thay đổi, chủ yếu tập trung mời gọi các đơn vị sản xuất kinh doanh với lượng hàng hoá lớn cam kết dự trữ hàng hoá tham gia bình ổn giá khi có biến động.

 b) Các hạn chế, tồn tại và nguyên nhân:

- Doanh thu đạt được trong 06 tháng triển khai thực hiện chương trình tăng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vòng vốn quay của các hợp tác xã vẫn thấp (chủ yếu doanh thu của Hộ Kinh doanh Bùi thị Thanh Vân ở thị xã Long Khánh). Nguyên nhân, đại đa số người dân chưa hiểu hết về ý nghĩa của những điểm bán hàng bình ổn, vẫn còn tâm lý sợ lừa đảo, sợ mua phải hàng rẻ tiền không đảm bảo về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, doanh thu của các điểm bán hàng bình ổn qua các năm chưa cao, giảm dần và chỉ tập trung vào những tháng giáp Tết Nguyên đán.

 - Doanh thu bán hàng lưu động phục vụ vùng sâu, vùng xa giảm so với cùng kỳ và chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao (tổng số tiền hỗ trợ đối với 187 chuyến hàng lên đến 557 triệu đồng nhưng doanh thu chỉ đạt 1,5 tỷ đồng).

- Số đơn vị tham gia bình ổn giá đối với một số mặt hàng thiết yếu còn hạn chế, do một số địa phương chưa thật sự quan tâm đến công tác phát triển mạng lưới bán hàng bình ổn (Huyện: Long Thành, Định Quán chưa có điểm bán hàng bình ổn); chưa thường xuyên tuyên truyền vận động các đối tượng tham gia chương trình, nên công tác phát triển mạng lưới bán hàng bình ổn chỉ tập trung vào dịp Tết.

- Nhu cầu vốn của các hợp tác xã khá cao, các địa phương đã rà soát, tổng hợp đưa vào nhu cầu vốn tham gia chương trình bình ổn giá của địa phương. Tuy nhiên, khi thẩm định thực tế, Sở Tài chính chỉ duyệt cho các hợp tác xã được vay từ 30-50% so với nhu cầu.

3. Nhiệm vụ trong thời gian tới:

- Sở Công Thương tiếp tục phối hợp với các sở, ngành có liên quan vận động, hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị tham gia chương trình nhằm tạo thêm các điểm bán trên địa bàn toàn tỉnh, song song đó là tổ chức các đợt đưa hàng Việt về nông thôn, nơi tập trung đông công nhân tạo điều kiện cho công nhân khu công nghiệp và người dân tại các xã vùng sâu vùng xa được mua hàng hóa đúng giá, góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, găm hàng, nâng giá.

- Phối hợp với Sở Tài chính giải ngân nguồn vốn vay cho Công ty Cổ phần Phát hành sách và Thiết bị trường học Đồng Nai để triển khai chương trình bình ổn giá sách bắt đầu từ tháng 5/2019 đến 31/11/2019.

 - Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh theo dõi về tình hình sử dụng vốn vay và thu hồi vốn hoàn trả ngân sách tỉnh theo quy định đến hết ngày 30/9/2019.

- Tổng kết 01 năm thực hiện kế hoạch và tham mưu xây dựng kế hoạch bình ổn giá năm 2019-2020.

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​