Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4 VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5 **** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG SỮA THÁNG 2/2019 VÀ DỰ BÁO


- Đầu năm 2019, sản lượng sữa thế giới tiếp tục tăng trưởng tích cực.

- Tháng đầu năm 2019, nhập khẩu sữa của Trung Quốc duy trì đà tăng trưởng với mức tăng 17,3% về lượng so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, nhập khẩu kem, sữa bột nguyên kem, sữa bột công thức, sữa bột gầy tăng mạnh nhất. Khối lượng nhập khẩu các mặt hàng từ thị trường Mỹ tiếp tục sụt giảm do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

- Trong tháng 2/2019, giá sữa thế giới tiếp tục tăng. Chỉ số giá GDT (Global Dairy Trade) tăng 0,9% so với cuối tháng 1/2019, với giá bán trung bình tăng lên mức 3.271 USD/tấn. Trong đó, sữa bột gầy (SWP) tăng mạnh nhất 2,8%, pho mát cheddar tăng 2,9%, sữa tách kem (AMF) tăng 0,7%, bơ tăng 1,2%, sữa bột nguyên kem (WMP) cũng tăng 0,3%.

Giá sữa thế giới tăng là do các yếu tố như nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc tăng và việc thắt chặt xuất khẩu theo mùa từ châu Úc.

- Sau khi kim ngạch nhập khẩu sụt giảm trong tháng đầu năm 2019, thì sang tháng 2/2019 đã tăng trở lại, nâng kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa 2 tháng đầu năm 2019 tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.

- Tháng đầu năm 2019, xuất khẩu sữa của Việt Nam tăng mạnh 64% so với cùng kỳ năm 2018 đạt 11,3 triệu USD.

Dự báo năm 2019, hoạt động xuất khẩu sữa sẽ khả quan khi các doanh nghiệp trong nước tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài.

I. THỊ TRƯỜNG SỮA THẾ GIỚI

1. Tình hình sản xuất

Bước sang năm 2019, sản lượng sữa thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực khi thời tiết thuận lợi cho hoạt động sản xuất sữa.

Sản lượng sữa tại các nước và khu vực sản xuất chính 

Tại New Zealand, sản lượng sữa trong tháng đầu năm 2019 đạt 2,47 triệu tấn, giảm 9,5% so với tháng cuối năm 2018 nhưng lại tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2018.  Tuy nhiên, với tình hình thời tiết mùa hè ôn hòa, sản lượng sữa của nước này trong những tháng tới sẽ có nhiều cải thiện tích cực hơn.

Tại Australia, sản lượng sữa trong cả năm 2018 đạt 9,29 triệu tấn, giảm 2,0% so với năm 2017 do ảnh hưởng của hạn hán. 

Tại Mỹ, sản lượng sữa trong tháng cuối năm 2018 đạt 8,2 triệu tấn, tăng 4,2% so với tháng trước đó. Tính chung cả năm 2018, sản lượng sữa của Mỹ đạt 98,64 triệu tấn, tăng 0,9% so với năm 2017.

Tại châu Âu, sản lượng sữa trong năm 2018 đạt 157,39 triệu tấn, tăng 0,8% so với năm 2017. Trong đó, tính riêng tháng 12, sản xuất sữa của châu Âu đạt mức tăng kỷ lục 23,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Sản lượng tại Đức đạt mức cao nhất là 32,48 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2017. Tiếp đến là Pháp đạt 24,58 triệu tấn, giảm 0,2% so với năm 2017.

Riêng sản lượng sữa tại Đan Mạch đạt mức tăng cao nhất 2,5% so với năm 2017, đạt 5,6 triệu tấn.

Trong năm 2019, Hiệp định thương mại tự do giữa châu Âu với Singapore và châu Âu- Việt Nam được ký kết sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của khu vực sang các nước này.

Bảng 1: Sản lượng sữa tại một số nước, khu vực

Nước

Tháng 1/2019

(nghìn tấn)

So với T1/2018 (%)

So với T1/2017(%)

So với T1/2016(%)

New Zealand

2.471

+7,7

​+2,4

+1,8

Ukraina

561

-1,9

-2,8

-3,0

Urugoay

151

-6,2

-4,0

-1,6

Nhật Bản

616

-0,9

+0,2

-1,8

Bảng 2: Sản lượng sữa tại một số nước, khu vực năm 2018

Nước

Sản lượng năm 2018

(nghìn tấn)

So với năm 2017  (%)

So với năm 2016 (%)

So với năm 2015 (%)

Argentina

10.088

+4,3

+2,3

-12,7

Australia

9.294

-2,0

-2,1

-8,4

Belarus

6.769

+0,4

+2,8

+4,1

Chile

2.242

+9,2

+9,2

+7,2

New Zealand

21.947

+2,3

+3,7

+1,9

Ukraina

10.097

-1,8

-2,8

-5,5

EU-28

157.395

+0,9

+2,8

+3,3

Hoa Kỳ

98.646

+0,9

+2,4

+4,3

Uruguay

2.063

+4,0

+12,7

+1,4

                   Nguồn: news.clal.it

2. Diễn biến giá

2.1. Chỉ số giá sữa thế giới

Trong tháng 2/2019, chỉ số giá sữa FAO đạt 192,4 điểm, tăng 10,3 điểm (5,6%) so với tháng đầu năm và gần bằng với giá trị tháng 2 năm ngoái. Trong đó, giá các mặt hàng tăng như sữa bột gầy, tiếp theo là sữa bột nguyên kem, phô mai và bơ. Nhu cầu nhập khẩu mạnh mẽ, đặc biệt là nguồn cung từ châu Úc đã đẩy giá sữa bột gầy, sữa bột nguyên kem và phô mai tăng cao. Đối với bơ, sản lượng giảm theo mùa được dự đoán ở châu Úc trong những tháng tới sẽ tiếp tục hỗ trợ cho giá mặt hàng này.

Biểu đồ 1: Chỉ số giá sữa thế giới theo tháng

 Untitled.png

Nguồn: FAO

2.2. Diến biến giá sữa thế giới

Trong tháng 2/2019, giá sữa thế giới tiếp tục tăng. Chỉ số giá GDT (Global Dairy Trade) tăng 0,9% so với cuối tháng 1/2019, với giá bán trung bình tăng lên mức 3.271 USD/tấn. Trong đó, sữa bột gầy (SWP) tăng mạnh nhất 2,8%, pho mát cheddar tăng 2,9%, sữa tách kem (AMF) tăng 0,7%, bơ tăng 1,2%, sữa bột nguyên kem (WMP) cũng tăng 0,3%.

Giá sữa tăng xuất phát từ các yếu tố như nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc tăng và việc thắt chặt xuất khẩu theo mùa từ châu Úc.

Tại Trung Quốc, trong năm 2018, nhập khẩu sữa của nước này tiếp tục tăng 7,7% so với năm 2017 do nhu cầu tiêu dùng gia tăng.Trong đó, tháng cuối năm 2018 đã đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng của cả năm khi đạt mức tăng 15,5% về lượng và tăng 11,1% về trị giá.

Giá một số loại nguyên liệu sữa tại các thị trường chính cụ thể như sau:

+ Tại thị trường Tây Âu: So với cuối tháng 1/2019, giá sữa bột gầy (1,25% bơ) tăng 75-225 USD/tấn (tương đương 10,2%) lên mức 2.100 – 2.425 USD/tấn. Giá sữa bột nguyên kem 26% tăng 125 USD/tấn (tương đương 4,1%) lên mức 3.225 - 3.075 USD/tấn. Giá sản phẩm bơ (82% chất béo) tăng 100 USD/tấn (tương đương 1,9%) lên mức 4.875 -  5.375 USD/tấn. 

+ Tại châu Úc, giá các chủng loại sữa đều tăng mạnh. Giá sữa bột nguyên kem 26% bơ tăng 275 USD/tấn (tương đương 10,1%) lên mức 3.000 – 3.075 USD/tấn (FOB). Giá sữa bột gầy (1,25% bơ) tăng 175 USD/tấn (tương đương 7,5%), lên mức 2.325-2.650 USD/tấn (FOB). Giá sản phẩm bơ (82% chất béo) tăng 300 USD/tấn (tương đương 7,3%), lên 4.425 – 4.525 USD/tấn.

+ Tại Nam Mỹ, giá sữa bột nguyên kem 26% tăng 50 USD/tấn, lên mức 2.650- 3.150 USD/tấn trong khi giá sữa bột gầy lại giảm 300 USD/tấn (tương đương 11,6%), xuống mức 2.275 - 2.575 USD/tấn.  

Bảng 3: Giá sữa thế giới tại một số thị trường chính trên thế giới

Sản phẩm

Ngày 20/2/2019

Ngày 20/1/2019

So sánh

(USD/tấn)

- Tại Tây Âu

 

 

 

Sữa nguyên kem

3.225-3.375
3.100-3.250

(+125)

Sữa bột gầy

2.100-2.425
2.025-2.200

(+75)-(+225)

4.875-5.375
4.875-5.275

(+100)

- Tại châu Úc

 

 

 

Sữa nguyên kem

3.000-3.075
2.725-2.800

(+275)

Sữa bột gầy

2.500-2.700
2.325-2.650

(+175)

4.425-4.525
4.125-4.300

(+300)

- Tại Nam Mỹ

 

 

 

Sữa nguyên kem

2.650-3.150
2.600-3.100

(+50)

Sữa bột gầy

2.275-2.575
2.575-2.875

(-300)

Nguồn: VITIC tổng hợp

3. Thị trường xuất nhập khẩu sữa thế giới

3.1. Tình hình xuất khẩu sữa

Trong năm 2018, xuất khẩu các sản phẩm sữa của các nước sản xuất chính phục hồi trở lại khi nhu cầu có nhiều cải thiện.

Trong đó, xuất khẩu sữa của New Zealand tăng 1,3% so với với năm 2017.

Xuất khẩu sữa của Australia cũng đạt mức tăng 5,4% về khối lượng trong năm 2018. Trong đó, khối lượng xuất khẩu mặt hàng sữa công thức cho trẻ nhỏ tăng mạnh nhất 57,6%.

Xuất khẩu sữa của khu vực châu Âu năm 2018 tăng 0,9% về khối lượng so với năm 2017.

3.1.1 Xuất khẩu sữa của New Zealand

Trong năm 2018, xuất khẩu sữa của New Zealand tăng 1,3% so với năm 2017 đạt 3,19 triệu tấn.

Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng tăng trưởng khá như sữa đóng gói tăng 16,1%, bơ tăng 5,7%, sữa bột nguyên kem tăng 2,7% và sữa công thức tăng mạnh nhất 29,9%.

Ngược lại xuất khẩu một số mặt hàng giảm như kem giảm 2,3%, sữa chua giảm 18,7%, pho mát giảm 5,7%, sữa bột gầy giảm 9,6%.

3.1.2. Xuất khẩu sữa của Australia

Trong năm 2018, xuất khẩu sữa của Australia tiếp tục tăng trưởng khả quan, tăng 5,4% so với năm 2017 đạt 749,3 nghìn tấn. Trong đó, các sản  phẩm tăng trưởng cao về khối như sữa công thức cho trẻ nhỏ tăng 57,6%, bột whey tăng 19,2%, sữa đóng gói tăng 6,7%, bơ tăng 1,6

3.1.3. Xuất khẩu sữa của EU

Trong năm 2018, xuất khẩu sữa của khu vực châu Âu tăng 0,9% về khối lượng so với năm 2017.

Trong đó, xuất khẩu mặt hàng sữa chua tăng mạnh nhất 18,8%, tiếp đến là sữa công thức tăng 8,6%, sữa bột gầy tăng 7,0%, bột whey tăng 6,8%.

Ngược lại, xuất khẩu một số mặt hàng lại sụt giảm về khối lượng như sữa đặc giảm 15,1%, sữa đóng gói giảm 3,3%, bơ giảm 2,35.

3.2. Tình hình nhập khẩu sữa

Tháng đầu năm 2019, nhập khẩu sữa của Trung Quốc duy trì đà tăng trưởng tích cực từ những tháng cuối năm 2018 với mức tăng 17,3% về lượng so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, nhập khẩu kem, sữa bột nguyên kem, sữa bột công thức, sữa bột gầy tăng mạnh nhất. Khối lượng nhập khẩu các mặt hàng từ thị trường Mỹ tiếp tục sụt giảm do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Nhập khẩu sữa của Nhật Bản tăng 2,1% trong năm 2018.

3.2.1. Tình hình nhập khẩu sữa của Trung Quốc

 Trong tháng đầu năm 2019, nhập khẩu sữa Trung Quốc tăng 17,3% về lượng so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, mặt hàng sữa bột nguyên kem tăng khá mạnh 31,4%. Thị trường New Zealand là thị trường cung ứng chủ yếu, chiếm 98% thị phần và tăng 30,8%.

Nhập khẩu sữa bột gầy tăng 25,4% và thị trường châu Úc chiếm thị phần 80%. Tuy nhiên, thị trường châu Âu lại đạt mức tăng trưởng lớn nhất trong tháng 1/2019 là 111,2%.

Nhập khẩu sữa bột công thức tăng 40,6%. Trong đó, EU là nhà cung cấp sữa bột công thức lớn nhất và đạt mức tăng 34,7% trong tháng 1/2019. Tiếp đó, thị trường Nhật Bản tăng 40,6%.

Nhập khẩu kem tăng khá mạnh 121,5%.

Ngược lại, nhập khẩu một số mặt hàng lại giảm về lượng như bơ giảm 14,7%, sữa đặc giảm 22,6%, pho mai giảm 1,5%.

3.2.2. Tình hình nhập khẩu sữa của Nhật Bản

Trong năm 2018, sản phẩm sữa nhập khẩu của Nhật Bản đạt 508,3 nghìn tấn, tăng 2,1% so với năm 2017.

Trong đó lượng bơ nhập khẩu của Nhật Bản tăng cao, đạt 16 nghìn tấn, tăng 91,6% so với năm 2017. Tiếp đến là mặt hàng phomai tăng 4,7%.

Ngược lại, nhập khẩu mặt hàng sữa bột gầy giảm 11%, bột whey giảm 2,7%.

3.2.3. Tình hình nhập khẩu sữa của Brazil

Trong năm 2018, nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa của Brazil giảm 7,1% so với năm 2017 đạt 147,6 nghìn tấn.

 Trong đó, nhập khẩu mặt hàng pho mai giảm 7,6%, sữa bột gầy giảm 5,2%, sữa bột nguyên kem giảm 7,1%, bột whey giảm 29,5%.

II. THỊ TRƯỜNG SỮA TRONG NƯỚC

1. Tình hình sản xuất

Trong tháng 2/2019, sản lượng sữa tươi của cả nước ước đạt 110 triệu lít, giảm 6,1% so với tháng đầu năm 2019 nhưng vẫn tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung hai tháng đầu năm, sản lượng sữa tươi ước đạt 227,2 triệu lít, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Sản lượng sữa bột ước tính đạt 9,3 nghìn tấn, giảm 8,8% so với tháng đầu năm 2019 nhưng vẫn tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung hai tháng đầu năm 2019, sản lượng sữa bột ước đạt 19,5 nghìn tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2018.

   Trong tháng 2/2019, chỉ số sản xuất ngành chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa giảm 7,8% so với tháng đầu năm 2019 nhưng tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung 2 tháng đầu năm 2019, chỉ số sản xuất của ngành tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Biểu đồ 2: Chỉ số sản xuất ngành chế biến sữa và sản phẩm sữa

Đvt: %

Untitled 2.png

 

(Các tháng năm 2019 so với tháng bình quân năm gốc 2015)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

2. Diễn biến giá

Trong tháng 2/2019, sản xuất sữa trong nước vẫn được đảm bảo, nguồn cung dồi dào nên giá sữa bán lẻ trong nước khá ổn định.

Bảng 4: Giá bán lẻ một số sản phẩm sữa tháng 2/2019

Chủng loại

Giá (đ/hộp)

So với T1/201

Enfamil A+1 Brain Plus 900g

520.000

ổn định

Enfa Grow 3 Brain Plus 900g

515.000

ổn định

Frisolac Gold 1 900g

490.000

ổn định

Frisolac Gold 2 loại 900g

475.000

ổn định

Dielac Alpha Gold Step 4

225.000

ổn định

Dielac Grow 1+ loại 900g

225.000

ổn định

Dielac Grow 2+ loại 900g

220.000

ổn định

Dielac Optimum Gold 3

335.000

ổn định

Nan Nga số 2 900g

410.000

ổn định

Sữa bột Dutch Lady khám khá 900g

206.000

ổn định

Sữa bột Dutch Lady sáng tạo 900g

188.000

ổn định

Similac IQ số 1 900g

520.000

ổn định

Abbott Grow 3 900g

259.000

ổn định

Abbott Grow 4 900g

295.000

ổn định

Nutifood Nuti PediaPlus 900g

280.000

ổn định

Nutifood Nuti IQ step 3 900g

160.000

ổn định

Nutifood Nuti IQ step 4 900g

160.000

ổn định

Nutifood Nuti IQ gold step 3 900g

190.000

ổn định

NutifoodGrow Plus 900g (hộp xanh)

188.000

ổn định

Nutifood NuVita Grow 900g

190.000

ổn định

Nguồn: VITIC tổng hợp

Dự báo: Mặc dù giá nguyên liệu thế giới có xu hướng tăng nhưng nhờ các yếu tố như nguồn cung dồi dào, sản xuất được đảm bảo và giảm thuế nhập khẩu từ các thị trường mà Việt Nam ký CPTPP nên dự báo giá sữa trong nước những tháng đầu năm 2019 sẽ ổn định.

Cùng với đó, nhằm tăng sức cạnh tranh và tự chủ nguồn nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam đã tiến hành mở rộng các trang trại bò sữa. Nhờ đó, các doanh nghiệp trong ngành có thể kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu sữa đầu vào, giảm ảnh hưởng từ sự biến động giá nguyên liệu trên thế giới, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng khắt khe của thị trường.

3. Tình hình nhập khẩu

3.1. Kim ngạch nhập khẩu

Theo số liệu ước tính từ Cục XNK (Bộ Công Thương), kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa của Việt Nam trong tháng 2/2019 đạt 90 triệu USD, tăng 37,8% so với tháng 1/2019 và tăng 64,8% so với tháng 2/2018, nâng kim ngạch 2 tháng đầu năm 2019 lên 155 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.

Trước đó, trong tháng 1/2019, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 65,3 triệu USD, giảm 18,1% so với tháng cuối năm 2018 và giảm 20,5% so với cùng kỳ năm 2018.

3.2. Thị trường nhập khẩu          

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các nước Đông Nam Á, chiếm gần 26% tỷ trọng, tuy nhiên trong tháng đầu năm 2019, nhập khẩu sữa và sản phẩm từ thị trường này giảm 16,55% so với cùng kỳ, với kim ngạch chỉ có 16,8 triệu USD.

New Zealand là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đạt mức cao 15,19 triệu USD, nhưng so với tháng cuối năm 2018 tốc độ nhập từ đây lại giảm khá mạnh 36,08% và giảm 32,8`% so với tháng 1/2018.

Đối với thị trường EU kim ngạch đạt 14,48 triệu USD, nhưng so với tháng 12/2018 giảm 10,7%, tuy nhiên tăng 4,57% so với tháng 1/2018.

Ngoài những thị trường kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các thị trường khác nữa như Singapore, Thái Lan, Austrlaia, Đức, Mỹ, Pháp…

Nhìn chung, tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các thị trường đều tăng trưởng số này chiếm 56,25% . Đáng chú ý, thời gian này Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các thị trường như Tây Ban Nha, Austrlaia, Hàn Quốc, theo đó Tây Ban Nha tăng vượt trội 206,16% tuy chỉ đạt 1,9 triệu USD; kế đến là Australia tăng 126,4% đạt 4,3 triệu USD và Hàn Quốc tăng 235,4% đạt 1,5 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng nhập khẩu sữa và sản phẩm từ Nhật Bản và Bỉ với mức tăng tương ứng 76,81% và 79,07%.

Bảng 5: Thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa của Việt Nam

Thị trường

T1/2019 (nghìn USD)

So với T12/2018 (%)

So với T1/2018 (%)

New Zealand

15.198

-36,08

-32,81

Singapore

8.538

1,37

-1,74

Thái Lan

4.882

26,48

-32,49

Australia

4.381

-18,90

126,41

Đức

4.159

-7,97

12,68

Hoa Kỳ

3.965

-58,46

-66,08

Pháp

3.390

13,15

12,18

Malaixia

2.911

11,28

-23,41

Hà Lan

2.573

-30,12

-2,43

Nhật Bản

2.536

29,65

76,85

Tây Ban Nha

1.938

113,67

206,16

Hàn Quốc

1.563

119,52

235,41

Ai Len

1.249

-29,47

-56,59

Ba Lan

870

-9,00

29,27

Philippines

519

142,52

10,43

Bỉ

308

-82,89

79,07

Nguồn: VITIC tổng hợp theo Tổng cục Hải quan

Biểu đồ 3: Cơ cấu thị trường nhập khẩu sữa của Việt Nam tháng 1/2019

Untitled 3.png

Nguồn: VITIC tổng hợp theo Tổng cục Hải quan

3.3. Cơ cấu chủng loại nhập khẩu                                                                  

Trong tháng đầu năm 2019, sữa bột trẻ em là mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch cao nhất 26,56 triệu USD, tăng 12,58% so với cùng kỳ năm 2018

Tiếp đến là mặt hàng sữa bột gầy đạt 12,94 triệu USD, tăng 12,74%. Một số mặt hàng đạt mức tăng trưởng cao như sữa tươi tiệt trùng tăng 42,7%, bột váng sữa tăng 19,18%, kem đặc có đường tăng 12,12%.

Ngược lại, nhập khẩu một số mặt hàng sụt giảm như sữa bột nguyên kem giảm 48,56%, pho mai giảm 26,29%, chất béo khan của bơ giảm 53,6%, bơ lạt giảm 65,61%.

Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu một số chủng loại sữa và sản phẩm sữa tháng 1/2019

Chủng loại

Tháng 1/2019 (USD)

So với T1/2018 (%)

thực phẩm bổ dung dinh dưỡng: sữa bột

26.564.416

12,58

Sữa bột gầy 

12.943.052

12,74

Sữa bột nguyên kem

7.057.972

-48,56

bột váng sữa

4.244.181

19,18

phô mai

3.408.961

-26,29

Chất béo khan của bơ

2.788.332

-53,60

Kem đặc có đường

1.878.963

12,12

Sữa tươi tiệt trùng 

1.507.334

42,70

Bơ lạt

969.298

-65,61

Sữa chua

846.869

-

Kem sữa Pháp

806.716

-56,28

thực phẩm bổ sung dinh dưỡng: không chứa sữa, dạng bột

565.355

-

Sữa chua uống lên men Betagen

482.607

21,80

Sữa bột nguyên liệu 

388.179

139,03

Nguyên liệu trà sữa: Bột kem 

176.038

-

Nguyên liệu thực phẩm

113.479

-82,83

Hương vị sữa

97.026

-

Sữa hữu cơ nguyên kem 

19.731

-89,76

Creamer đặc có đường nhãn hiệu 5 Stars 

2.374

-94,78

Nguồn: VITIC tổng hợp từ Tổng cục Hải quan

4. Tình hình xuất khẩu

- Kim ngạch xuất khẩu

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu năm 2019, xuất khẩu sữa của Việt Nam tăng mạnh 64% so với cùng kỳ năm 2018 đạt 11,3 triệu USD.

- Thị trường xuất khẩu

Trong đó, các thị trường xuất khẩu chính là Irac đạt 4,1 triệu USD, chiếm 36% thị phần tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là thị trường Hồng Kong đạt 1,6 triệu USD, chiếm 14,1% thị phần, thị trường Trung Quốc chiếm 9,66% thị phần đạt 1,1 triệu USD.

Bảng 7: Thị trường xuất khẩu sữa của Việt Nam

Thị trường

Tháng 1/2019 (USD)

So với T1/2018 (%)

Irắc

4.070.700

-16,02

Hồng Kông

1.591.771

-

Trung Quốc

1.103.603

185,20

Afgakistan

907.210

606,70

Philipine

802.134

136,98

Thổ Nhĩ Kỳ

726.400

-

Campuchia

692.440

24,67

Singapore

326.242

12,11

Đài Loan

203.915

-

Thái Lan

189.429

460,86

UAE

171.778

-

Lào

148.030

-21,04

Myanma

106.470

-

Nhật Bản

53.667

-

Madagatxca

42.930

-

Angôla

42.400

-

Malaysia

36.448

179,30

Mỹ

33.778

-

New Zealand

27.738

-

Canada

24.990

-0,04

Nguồn: VITIC tổng hợp từ Tổng cục Hải quan

- Dự báo: Trong năm 2019, hoạt động xuất khẩu sữa sẽ tăng trưởng mạnh mẽ khi các doanh nghiệp trong nước tăng cường thúc đẩy xuất khẩu ra nước ngoài. Theo đó, công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) sẽ tập trung xuất khẩu sang các thị trường như Philippines, Campuchia, Myanmar, Indonesia và Trung Quốc.

Cụ thể, Vinamilk sẽ mở nhà máy sữa đầu tiên tại Myanmar vào năm 2019, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm sữa. Tiêu dùng sữa của hơn 55 triệu người dân Myanmar đang ở mức thấp so với các thị trường khác trong khu vực. Tiêu dùng sữa hàng năm của người Myanmar chỉ ở mức 10 lít, so với mức 45 lít của người Singapore và 60 lít của người Malaysia.

Ngoài ra, Vinamilk cũng đang chuẩn bị thâm nhập vào thị trường Trung Quốc trong năm 2019. Nghị định thư cho phép các sản phẩm sữa Việt Nam chính thức xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây được coi là yếu tố thuận lợi giúp cho Vinamilk đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm sữa sang thị trường Trung Quốc.

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​