Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4 VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5 **** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
Cơ hội và thách thức với Việt Nam từ CPTPP

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI VIỆT NAM TỪ CPTPP

1. hội

- CPTPP là một Hiệp định có tiêu chuẩn cao, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực không chỉ về thương mại hàng hóa mà còn đầu tư, sở hữu trí tuệ và nhiều vấn đề, nguyên tắc khác, tạo thuận lợi hơn cho các nước, đặc biệt là Việt Nam.
- CPTPP có khoảng 20 nội dung được tạm hoãn so với TPP, chủ yếu là các cam kết cứng rắn về sở hữu trí tuệ mà Mỹ là quốc gia đề xuất trước đây và hoãn việc yêu cầu các nước thành viên thay đổi luật và thông lệ của mình để bảo vệ các dược phẩm mới, bao gồm cả chế phẩm sinh học... Do vậy vấn đề thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ với VN đỡ căng thẳng h
ơn và có thời lượng chuyển đổi.
- CPTPP đình chỉ quy định về gia hạn thời hạn bản quyền trong những trường hợp do sự chậm trễ cuả cơ quan cấp bằng hoặc những trì hoãn bất hợp lý trong việc cấp bản quyền, cũng như cấp phép nhập khẩu một loại dược phẩm nào đó vào các nước thành viên. Ngoài ra, các nước thành viên của Hiệp định mới sẽ không cần phải gia hạn thời gian bảo hộ bản quyền từ 50 lên 70 năm … 

- Thỏa thuận cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ và nhà đầu tư trong CPTPP thông qua Trọng tài bảo đảm sự nhanh chóng, vô tư và khách quan và thủ tục đơn giản hơn so với các quy định tố tụng tại Tòa án.

- Hiệp định sẽ mở ra một "sân chơi mới" với quy mô thị trường gần 500 triệu dân chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu, hàng VN vẫn còn nhiều cơ hội xuất vào các nươc như  Nhật, Canada, Australia, Singapore...

- Các nước đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình xuống 0%, là cơ hội để Việt Nam sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh của như may mặc, giày da, đồ gỗ, công nghiệp chế biến và nông, thủy sản, đông thời là cơ hội để hàng Việt Nam cạnh tranh có hiệu quả với các nước chưa thành viên CPTPP như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonesia…

- Thỏa thuận đẩy mạnh tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước cũng là cơ hội để Việt Nam thu hút nguồn lực từ các thành viên.

 - Đề nghị của Việt Nam về tạm hoãn thực thi một số cam kết quan trọng liên quan đến sở hữu trí tuệ, đầu tư, mua sắm của Chính phủ, dịch vụ tài chính, viễn thông…được các nước chấp thuận sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên, trong đó có Việt Nam.

2. Thách thức

- Trong Nghị quyết của Bộ Chính trị số 07 ngày 27-11-2001 về Hội nhập kinh tế quốc tế và các Nghị quyết tiếp theo, Đảng ta đã khẳng định: Hội nhập kinh tế quốc tế thông qua ký kết các Hiệp định, đặc biệt là các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (FTA) trong đó có CPTPP là cơ hội để Việt Nam phát triển, nhưng cơ hội luôn đi với thách thức, cơ hội là tiềm năng, còn thách thức là có thật. Muốn tận dụng tốt các cơ hội từ FTA phải có biện pháp, giải pháp vượt qua thách thức một cách có hiệu quả.

- CPTPP đăt ra yêu cầu  Nhà nước Việt Nam mà trước hết là Chính phủ  phải khẩn trương, quyết liệt rà soát để bổ sung, sửa đổi và điều chỉnh các cơ chế, luật pháp, nếu không sẽ không thể tạo khuôn khổ pháp lý trong thực thi cam kết CPTPP, đặc biệt là môi trường kinh doanh đối với doanh nghiệp phải tiếp tục được tự do hóa ở trình độ cao.  Chỉ có như vậy mới tạo điều kiện tận dụng được cơ hội.

- Yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa, các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ, các cơ quan quản lý và Doanh nghiệp phải kịp thời nắm bắt và thực thi.

- Cạnh tranh sẽ vẫn diễn ra quyết liệt giữa không chỉ nội bộ các nước tham gia Hiệp định CPTPP mà với cả các nước ngoài CPTPP như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia, bởi nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng là của các nước CPTPP.

Việt Nam phải vượt qua những khó khăn, yếu kém về trình độ phát triển được xem là thấp nhất trong các thành viên CPTPP, về năng suất lao động thấp, về công nghệ mới được ứng dụng với tỷ lệ thấp là  những nguyên nhân làm giá thành sản phẩm còn quá cao, giảm đáng kể sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp.

- Năm 2017 năng lực cạnh tranh của Việt Nam được WEF xếp hạng 55/137 nền kinh tế toàn cầu nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, đó là:

+ Năng suất lao động của Việt Nam còn quá thấp, ngay trong ASEAN năm 2017 Việt Nam chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines và bằng 87,4% năng suất lao động của Lào".

+ Yếu tố về đổi mới, sáng tạo và mức độ tinh thông trong kinh doanh chỉ đứng thứ 85/137 nền kinh tế.

3. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để đón cơ hội từ CPTPP

- Thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, lấy sức ép về cạnh tranh là động lực để đổi mới và phát triển.

- Chủ động tìm hiểu về các thỏa thuận trong CPTPP, đặc biệt là những thỏa thuận liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình, các ưu đãi thuế quan theo CPTPP đối với những mặt hàng của doanh nghiệp đang kinh doanh khi xuất vào thị trường đó (đã được các nước công bố trong Biểu thuế).

- Nghiên cứu CPTPP xem có lĩnh vực mới nào doanh nghiệp mình có thể tận dụng để đầu tư và khởi nghiệp, nhất là trong bối cảnh khởi nghiệp đang là xu thế phát triển mạnh trên toàn cầu kể cả Việt Nam.

- Với những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu những mặt hàng phải tuân theo các thỏa thuận về quy tắc xuất xứ, minh bạch hóa nguồn gốc, nguồn nguyên liệu nhập khẩu, liên quan đến lao động trẻ em, lao động cưỡng bức...cần đặc biệt lưu ý thực hiện đúng, bảo đảm hàng xuất khẩu của mình an toàn thâm nhập thị trường các nước FTA cũng như CPTPP.

- Nguồn nhân lực là nguồn vốn quan trọng nhất trong kinh tế tri thức, trong khi lực lượng lao động của Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết do việc đào tạo các kỹ năng, đặc biệt khi đi vào giai đoạn công nghiệp 4.0. Vì vậy muốn khai thác cơ hội từ CPTPP doanh nghiệp cần phải đào tạo lại lao động để có kỹ năng đáp ứng yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp

- Mạnh dạn đầu tư và đổi mới công nghệ, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu của cuộc cách mang công nghiệp 4.0 vì đang là xu thế hiện nay trên toàn cầu, có như vậy mới nâng cao năng suất, giảm giá thành tăng sức cạnh tranh.

- Cần chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường đối tác nêu trên để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn, tạo cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Chỉ có thiết lập được CHUỖI, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp mới đảm bảo sự an toàn trong phát triển.​

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​