Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4 VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5 **** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
4 điểm khác biệt lớn giữa CPTPP và TPP

4 điểm khác bit ln gia CPTPP và TPP

Ngày 9/3/2018 (giờ Việt Nam), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tiền thân là TPP-11, được ký kết tại thành phố Santiago (Chile). Đây là nỗ lực của 11 nền kinh tế do Nhật Bản đề xuất khởi động lại một TPP “mới” sau sự rút lui của Hoa Kỳ đầu năm ngoái.

Về cơ bản, CPTPP giữ nguyên các nội dung cốt lõi của TPP "cũ" với hy vọng chờ sự quay lại của Mỹ. Tuy nhiên, trong số 8.000 trang tài liệu của CPTPP được thông qua, có hơn 20 điều khoản đã bị tạm hoãn hoặc sửa đổi so với thỏa thuận TPP trước đây. Những sự thay đổi đó bao gồm:

Thứ nhất, đó là thay đổi về tên gọi. TPP cũ có tên đầy đủ là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership). Hiệp định mới lần này đã bổ sung 2 từ "Toàn diện" (Comprehensive) và "Tiến bộ" (Progressive) vào tên gọi chính thức.

Vấn đề tên gọi đã được 11 quốc gia bàn luận nhiều lần trong các vòng đàm phán. Sự bổ sung này đã thể hiện tính đồng thuận cao trong nội bộ các nước tham gia đàm phán, khẳng định tầm vóc, chất lượng và ý nghĩa của CPTPP – một hiệp định có tính tiêu chuẩn cao, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Thứ hai, số lượng thành viên trong Hiệp định CPTPP mới còn 11 nước, bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, với quy mô kinh tế chiếm khoảng 13,5% GDP và 15,2% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu, thấp hơn khá nhiều so với quy mô của TPP khi có Mỹ (38.2% GDP và 26.5% kim ngạch thương mại toàn cầu).

Mặc dù Mỹ rời khỏi nhưng quy mô của CPTPP vẫn khá lớn và bao hàm một số thị trường quan trọng với Việt Nam như Nhật Bản, Úc, Canada, Mexico … trong khi gánh nặng thực thi các điều khoản đã giảm đáng kể so với trước. Do đó, Việt Nam vẫn sẽ tìm được những nguồn lợi ích tương đối lớn khi tham gia Hiệp định này. Hơn nữa, hầu hết các quốc gia tham gia đàm phán đều kỳ vọng sự quay lại của Mỹ trong tương lai, nên CPTPP sẽ là bước đầu để thúc đẩy liên kết và hợp tác trong khu vực. Sự kiện CPTPP chuẩn bị được ký kết và các nỗ lực gần đây của Trung Quốc đã tạo những áp lực nhất định đối với Hoa Kỳ, buộc nước này phải bày tỏ thông điệp muốn thương lượng lại về TPP với nhóm 5 nước là Brunei, Malaysia, New Zealand, Nhật Bản và Việt Nam. Hiện tại, Trung Quốc đang đóng vai trò đầu tầu trong quá trình nhất thể hóa kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ở các Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Trung Quốc - ASEAN hay Hiệp định thương mại tự do Trung – Nhật – Hàn… 

Thứ ba, thay đổi về hiệu lực của Hiệp định. Theo quy định của TPP cũ, để Hiệp định có hiệu lực thì tổng GDP của các nước triển khai phải bằng 85% tổng GDP của 12 nước đã ký từ năm 2013. Như vậy, với tình huống Mỹ, quốc gia chiếm tới 60% GDP toàn khối, rút lui khỏi TPP, thì 11 nước còn lại sẽ phải thay đổi điều khoản hiệu lực để CPTPP có thể bắt đầu. Theo đó, chỉ cần ít nhất 6 quốc gia thành viên ký phê chuẩn thì Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ký.

Sự thay đổi này đã tạo điều kiện thuận lợi để CPTPP có thể dễ dàng được thực hiện trong bối cảnh hiện nay. Ngoài ra, Hiệp định mới còn bổ sung các quy định về quy trình rút lui, gia nhập, rà soát lại CPTPP trong tương lai, tạo tính linh hoạt của Hiệp định và có thể sẵn sàng cho những đợt kết nạp thành viên mới. 2

Cuối cùng, CPTPP có khoảng 20 nội dung bị tạm hoãn so với TPP cũ, chủ yếu là các cam kết cứng rắn về sở hữu trí tuệ mà Mỹ là quốc gia đề xuất trước đây. Cụ thể, có 11/20 điều khoản liên quan đến sở hữu trí tuệ, bảo vệ chặt chẽ quyền lợi của người sở hữu sáng chế. CPTPP sẽ hoãn việc yêu cầu các nước thành viên thay đổi luật và thông lệ của mình để bảo vệ các dược phẩm mới, bao gồm cả chế phẩm sinh học, không bị cạnh tranh bởi các thuốc gốc (generic drug). 

CPTPP cũng đình chỉ quy định về gia hạn thời hạn bản quyền trong những trường hợp do sự chậm trễ cuả cơ quan cấp bằng hoặc những trì hoãn bất hợp lý trong việc cấp bản quyền, cũng như cấp phép nhập khẩu một loại dược phẩm nào đó vào các nước thành viên. Ngoài ra, các nước thành viên của Hiệp định mới sẽ không cần phải gia hạn thời gian bảo hộ bản quyền từ 50 lên 70 năm … 

Các điều khoản còn lại bị hoãn thuộc lĩnh vực đầu tư. Đối với cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ và nhà đầu tư (ISDS), CPTPP đã thu hẹp phạm vi cho phép nhà đầu tư nước ngoài sử dụng cơ chế này để kiện Chính phủ nước thành viên sở tại (nước tiếp nhận đầu tư).

Theo đó, các công ty tư nhân có hợp đồng đầu tư với Chính phủ sẽ không được phép sử dụng cơ chế ISDS nếu xảy ra tranh chấp về hợp đồng giữa hai bên. Các công ty trong nước cũng không được sử dụng cơ chế ISDS để kiện Chính phủ nước đó nhưng có thể sử dụng để khởi kiện Chính phủ một nước thành viên khác trong khối.

Ngoài ra, về việc thành lập Ban trọng tài của ISDS, CPTPP quy định Ban trọng tài có ba thành viên bao gồm một đại diện do Chính phủ cử ra, một đại diện do nguyên đơn lựa chọn và một trọng tài chủ tọa cùng do Chính phủ và nguyên đơn thống nhất lựa chọn.

Như vậy, với một số điều chỉnh trong quy chế cùng sự nỗ lực của 11 nước tham gia đàm phán, TPP đã được "cứu". Những phân tích đã chỉ ra rằng, CPTPP là một hiệp định tương đối toàn diện, tiến bộ, tính tiêu chuẩn cao nhưng lại rất mở.


Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​