Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4 VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5 **** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
Hội nghị giao thương doanh nghiệp Đồng Nai và Đức: Khai thác tiềm năng hợp tác khi EVFTA có hiệu lực

​Ðó là phát biểu của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quốc Hùng tại hội nghị giao thương doanh nghiệp Ðồng Nai và doanh nghiệp Ðức sáng 8-12. Ðây là hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Ðồng Nai gặp gỡ, tìm hiểu về chính sách giao thương hàng hóa và đầu tư của Ðức, đồng thời giới thiệu chính sách đầu tư của Ðồng Nai đến các doanh nghiệp Ðức. Hội nghị thu hút sự tham gia của 70 doanh nghiệp, trong đó có 60 doanh nghiệp trong tỉnh và 10 doanh nghiệp Ðức do TS. Stefan Rudolph, Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế - lao động và y tế bang Mecklenburg - Vorpommern dẫn đầu.

Ong Nguyen Quoc Hung - PCT UBT.jpg 
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị

Nhiều tiềm năng hợp tác

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quốc Hùng, các kết quả hợp tác giữa hai bên cho đến nay vẫn còn khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện nay, có 45 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh Ðồng Nai với 1.371 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư trên 28 tỷ USD. Tuy nhiên, doanh nghiệp Ðức chỉ có 8 dự án tại Ðồng Nai, tổng vốn đầu tư 630 triệu USD tập trung vào các lĩnh vực: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, hàng dệt may…

2018-HNgiaothuongDNDuc-11122018.jpg

TS. Stefan Rudolph, Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế - lao động và y tế bang Mecklenburg - Vorpommern cho biết, đoàn doanh nghiệp Ðức đã tham quan các khu công nghiệp và làm việc với một số doanh nghiệp Ðồng Nai. Ông bày tỏ ấn tượng trước nền kinh tế phát triển năng động của Việt Nam nói chung và Ðồng Nai nói riêng, cùng với các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư rất hấp dẫn. Dân số trẻ cũng mang lại tiềm năng phát triển to lớn và giúp Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn.

TS. Stefan Rudolph cho biết bang Mecklenburg - Vorpommern nằm ở phía Bắc nước Ðức, phát triển mạnh về các ngành năng lượng, chế tạo máy, công nghiệp phụ trợ, y tế, nông nghiệp… Ðây là những lĩnh vực mà doanh nghiệp Ðức mong muốn hợp tác với Ðồng Nai trong tương lai. Bang Mecklenburg - Vorpommern cũng mong muốn cùng Ðồng Nai tổ chức một hội nghị gặp gỡ giữa doanh nghiệp hai bên tại nước Ðức trong thời gian tới.

Phát biểu tại hội nghị, Ðại sứ Nguyễn Hữu Tráng, nguyên Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, cho biết Ðức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU) với tổng giá trị kim ngạch hơn 9,5 tỷ USD, chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với EU. Ðặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam với EU nói chung và Ðức nói riêng là tính bổ sung về lợi thế và nhu cầu xuất khẩu, ít mặt hàng mang tính đối đầu, cạnh tranh trực tiếp. Vì vậy, EVFTA được kỳ vọng sẽ là một cú hích, thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại song phương giữa hai nước.

Theo cam kết của Hiệp định EVFTA, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế với lộ trình tối đa 7 năm và Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 98,3% số dòng thuế với lộ trình tối đa 10 năm. Cam kết này sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Ðức, giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu. Cùng với đó, các nhà cung cấp dịch vụ của Ðức, đặc biệt trong lĩnh vực mà Ðức có thế mạnh như logistics sẽ có thêm nhiều cơ hội tiếp cận thị trường Việt Nam.

Thách thức đi đôi với cơ hội

Tuy nhiên, theo Ðại sứ Nguyễn Hữu Tráng, bên cạnh thời cơ, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Ðồng Nai nói riêng sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp châu Âu vốn có kinh nghiệm quản lý và chất lượng sản phẩm, dịch vụ vượt trội. Doanh nghiệp trong nước cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của EU với chi phí thuộc loại cao nhất trên thế giới. Vì vậy, theo ông Tráng, doanh nghiệp Việt Nam cần sớm thay đổi tư duy kinh doanh, sản xuất, chú trọng tìm hiểu thị trường và làm tốt công tác xúc tiến thương mại và đầu tư.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp Ðức và Ðồng Nai đã giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ của mình, đồng thời trao đổi để tiến tới hợp tác trong tương lai.

Thành viên trong đoàn, ông Gunnar Geske, Giám đốc Công ty Sonnenexpert cho biết, Sonnenexpert chuyên sản xuất các thiết bị năng lượng mặt trời, các module, trạm biến tần… và đã có mặt trên khắp châu Âu. Sonnenexpert đang có chiến lược mở rộng thị trường và mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp tại Ðồng Nai. “Việt Nam có lợi thế là rất nhiều nắng. Các bạn nên xem đó như một mặt hàng và tận dụng nó”, ông Geske chia sẻ.

Ông Phan Văn Bình, Chủ tịch HÐQT Công ty TNHH G7 Solar (TP. Biên Hòa), chuyên thiết kế, lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời, đề xuất các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng của Ðức cần thành lập chi nhánh tại Ðồng Nai, vì hiện tại doanh nghiệp Việt Nam mua thiết bị phải sang nước ngoài và quá trình hỗ trợ kỹ thuật rất khó khăn. Công ty G7 Solar sẵn sàng trở thành đại lý tại Việt Nam của các doanh nghiệp Ðức. Công ty cũng đề nghị các doanh nghiệp Ðức cùng tham gia hợp tác đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn trong thời gian tới.

Sau khi trao đổi tại hội nghị, ông Gunnar Geske và ông Phan Văn Bình đã thống nhất sẽ tiến hành một cuộc gặp vào tháng 1-2019 để thảo luận tiếp về các khả năng hợp tác.

Một thành viên khác của đoàn Ðức, TS. Gert Morscheck, Khoa Xử lý môi trường, rác thải, nông nghiệp - Ðại học Tổng hợp Rostock, cho biết lĩnh vực xử lý, chế biến rác thải hữu cơ để sản xuất năng lượng còn dư địa phát triển rất lớn tại Việt Nam nói chung và Ðồng Nai nói riêng. Vì vậy, nhà trường mong muốn hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này, cũng như tham gia vào quá trình đào tạo. Sắp tới, Ðại học Tổng hợp Rostock sẽ làm việc với Ðại học Quốc gia Hà Nội về vấn đề này và sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác với các trường tại Ðồng Nai.

Ông Mai Khanh, Giám đốc Công ty TNHH nhựa kỹ thuật Vinastar (TP. Biên Hòa), chuyên thiết kế, sản xuất, gia công khuôn mẫu và các sản phẩm nhựa công nghiệp, dụng cụ gia đình, cho biết công ty đã có kinh nghiệm xuất khẩu sang nước ngoài, với 30% sản lượng được xuất sang thị trường Nhật. Ông cho rằng, hội nghị lần này đã mở ra con đường cho các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp cận, hiểu nước Ðức và thị trường châu Âu, từ đó thấy được những ngành nghề có thể hợp tác. Tuy nhiên, dù thừa nhận cơ hội nhưng ông Mai Khanh cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất thời gian dài để tận dụng được cơ hội. “Các công ty châu Âu đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao, thường thì họ sẽ tìm hiểu đối tác ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm. Sau khi tìm hiểu, nếu đối tác đạt được các tiêu chuẩn thì doanh nghiệp châu Âu mới bắt đầu với các hợp đồng nhỏ và đơn giản nhất, rồi mới tiến đến những vấn đề khác”, ông Khanh chia sẻ.

Báo Lao động Đồng Nai

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​