Thứ 6 - 26/02/2016
Hỏi đáp về thủ tục Hồ sơ thông báo chương trình Khuyến mãi LH: Yến: 02513. 822216
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30/4 VÀ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5 **** **** Sở Công Thương Đồng Nai tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiểu biết và chấp hành pháp luật là bảo vệ chính mình và cộng đồng, vì một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh       Đề phòng thiệt hại do mưa, dông, lốc, sét, mưa đá xảy ra trong thời kỳ chuyển mùa **** Công bố Chính sách chất lượng năm 2023 của Sở Công Thương: “CÔNG KHAI, MINH BẠCH – CÔNG TÂM, CHU ĐÁO - ĐÚNG LUẬT, ĐÚNG HẸN”
PHẤN ĐẤU HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

​Năm 2016, năm đầu tiên của giai đoạn 2016- 2020, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn như giá dầu thô trên thế giới giảm sút, tình hình biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, hạn hán, xâm ngập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và sản xuất của người dân. Hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn về đơn giá giảm, đơn hàng và thị trường biến động, nhất là ngành hàng dệt may và mặt hàng nông sản (thị trường xuất khẩu chủ yếu của các mặt hàng dệt may là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản... ngoài việc chậm lại còn chịu sự cạnh tranh mạnh từ các nước khác như Campuchia, Myanmar, Mexico, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia). Những tháng đầu năm 2017, trên địa bàn tỉnh diễn ra tình trạng giá cả một số mặt hàng nông sản như chuối, thịt heo giảm mạnh, điều này đã gây ra thiệt hại cho bà con nông dân và các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh và kéo theo ngành sản xuất chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản và chế biến kinh doanh thực phẩm giảm.

Dự báo ban đầu đến năm 2020 sẽ có từ 25- 30% hộ kinh doanh chuyển sang mô hình doanh nghiệp (tương đương 250 DN) cộng với thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp được hỗ trợ theo Chương trình phát triển cụm công nghiệp sẽ góp phần tăng GTSX ở nhóm doanh nghiệp CNNT lên 70.400 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân là 14,1%. Theo đó tăng trưởng bình quân GTSXCNNT giai đoạn 2016-2020 là 11,11%, kim ngạch xuất khẩu CNNT đến năm 2020 đạt trên 900 triệu USD, tăng trưởng bình quân đạt 9,7%/năm.

Tuy nhiên, thòi gian qua các cụm công nghiệp tuy đã được quy hoạch nhưng vẫn chưa triển khai mặc dù Tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ 200 tỷ đồng để đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 10 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp đến năm 2020. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn còn nhiều yếu kém chưa tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Khả năng tích lũy để đầu tư, mua sắm máy móc, trang thiết bị sản xuất của cơ sở công nghiệp nông thôn gặp nhiều khó khăn; công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện đề án, nhiệm vụ khuyến công ở các địa phương còn chưa hiệu quả; triển khai thực hiện các chính sách còn hạn chế. Các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia vào chương trình khuyến công còn ít, nhu cầu khuyến công chỉ phát sịnh tập trung ở một số nội dung, chưa có những đề án có sức lan toả lớn để tạo được động lực thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp nông thôn.

2018-khuyen cong-23112018.jpg

Quyết định số 841/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của UBND tỉnh về phê duyệt chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 – 2020 ban hành trước Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết 142/2016/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5%-6,7%/năm. Sở Công Thương xác định quan điểm chiến lược nhất quán của là không tăng trưởng bằng mọi giá, nhưng cũng không lãng phí cơ hội và tiềm năng.
Với 9.306 cơ sở công nghiệp nông thôn (CSCNNT), trong đó hộ kinh doanh cá thể chiếm 90,1% tổng số CSCNNT. Tập trung chủ yếu ở loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm 72,6%).Quy mô vốn của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn ở mức nhỏ và vừa. Mặc dù Nhà nước đã có khá nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc vay vốn, song thực tế các cơ sở vẫn rất khó tiếp cận với nguồn vốn của tổ chức tín dụng. Vì thế, vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư chủ yếu từ các nguồn vốn tự có của các cơ sở nên mức đầu tư còn thấp. 
Với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng đầu tư. Trong giai đoạn 2016 - 2017, quy mô của nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn không ngừng được mở rộng cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên, mức đầu tư ở khu vực công nghiệp nông thôn vẫn còn thấp so với bình quân chung của toàn ngành công nghiệp. Vốn đầu tư của khu vực công nghiệp nông thôn chỉ mới đạt 6.674 tỷ đồng, bình quân 717 triệu đồng/cơ sở. 
Theo Quyết định số 841/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của UBND tỉnh tổng kinh phí cần thực hiện là 78.569 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí khuyến công là 34.833 triệu động. Năm 2016 và 2017 theo Quyết định số 841/QĐ-UBND kinh phí khuyến công cần thực hiện là 11.886 triệu đồng. Tuy nhiên, kinh phí khuyến công địa phương được giao là 9.819 triệu đồng, bằng 82,6% so với kế hoạch khiến việc triển khai các chương trình khuyến công địa phương không đạt mục tiêu theo Quyết định số 841/QĐ-UBND.
Theo Quyết định số 841/QĐ-UBND ngày 22/3/2016 của UBND tỉnh các nhóm giải pháp góp phần hỗ trợ công nghiệp nông thôn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang tập trung vào 5 giải pháp chính để khơi dậy mọi tiềm năng, tận dụng triệt để các cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng, từ đó có động lực thực hiện mục tiêu dài hạn, cụ thể:
- Thay đổi, bổ sung cơ chế chính sách: Đẩy mạnh rà soát, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành mới, bổ sung sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực khuyến công áp dụng trong phạm vi tỉnh Đồng Nai. Xây dựng cơ sở dữ liệu, bảng biểu thống kê số liệu công nghiệp nông thôn, quản lý chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công. Hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm tiêu biểu, chủ lực phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương
- Tập trung củng cố tổ chức bộ máy: Nâng cao hiệu quả trong công tác xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công trên địa bàn tỉnh. Củng cố, nâng cao năng lực của Trung tâm Khuyến công, đảm bảo thực hiện tốt chức năng phục vụ quản lý nhà nước về công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác khuyến công.
-  Thiết lập và tăng cường phối hợp hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước với các đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức, cá nhân nhằm thúc đẩy hoạt động khuyến công: Ký kết chương trình phối hợp giữa Sở Công Thương với Tỉnh Đoàn, Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân, Hiệp hội ngành nghề… về triển khai hoạt động khuyến công. Tăng cường phối hợp lồng ghép nội dung hoạt động khuyến công vào chương trình công tác của các cơ quan, đơn vị liên quan; phối hợp với các tổ chức, cá nhân có năng lực trong triển khai thực hiện hoạt động khuyến công.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, liên kết giữa các cơ quan, ban ngành và doanh nghiệp: Thường xuyên cập nhật, trao đổi thông tin giữa các cấp, các ngành và với các địa phương; đẩy mạnh công tác thu thập thông tin để kịp thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền với nhiều biện pháp và phương tiện khác nhau; tuyên truyền trực tiếp đến cơ sở công nghiệp nông thôn thông qua đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công ở cấp huyện, xã. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng và tổ chức thực hiện dịch vụ hành chính về khuyến công qua mạng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia chương trình.
 - Bố trí kinh phí thực hiện: Sở Công Thương sẽ xem xét, kiến nghị UBND tỉnh bảo đảm cân đối bố trí kinh phí hàng năm đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu hoạt động khuyến công của tỉnh nhằm triển khai thực hiện Chương trình đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh nguồn ngân sách của Trung ương hỗ trợ, nguồn ngân sách tỉnh cấp hàng năm, Sở Công Thương sẽ khuyến khích các cá nhân, đơn  vị tham gia thực hiện Chương trình bằng  nguồn vốn tự có.
Những yếu kém về nguồn lực nội tại cơ sở công nghiệp nông thôn, sự thiếu vắng môi trường đầu tư công và các chính sách thúc đẩy hỗ trợ của Nhà nước đối với khu vực nông thôn. Tình trạng chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm diễn ra chậm đều là những vấn đề khó khăn, không thể giải quyết trong thời gian ngắn hạn.
Thời gian tới, Sở Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, đơn vị tập trung thực hiện các giải pháp của Chương trình khuyến công giai đoạn 2016-2020 nhằm nâng cao đời sống, thu nhập của cư dân nông thôn, phát triển nông nghiệp kết hợp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn hợp lý và hiệu quả./.
​Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp

Hình ảnh hoạt động

Trao quà tết
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026) hình 1
ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa X (2021-2026)
Xem thêm

Liên kết website

Số lượt truy cập

Thăm dò ý kiến

Đánh giá giao diện Trang TTĐT Sở Công thương

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG

Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Đồng Nai . Giấy phép số 26/GP-BVHTT cấp ngày 22/01/2003
Chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Cường - Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Văn Trị, Biên Hoà, Đồng Nai.
Điện Thoại : 0251.33823317 (Văn phòng Sở); 0251.3823317 (P.KHTCTH); 0251.3822232 (Thanh tra); 0251.3822216 (P.QLTM); 0251.3941584 (P.QLCN); 0251.3824962 (P.KT&QLNL).  

E-mail:sct@dongnai.gov.vn; 
Copyright 2018 by So Cong Thuong Dong Nai​