1. Thị trường thế giới
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt bò
Theo báo cáo mới nhất
của Rabobank về thị trường thịt bò quý 4/2021 và dự báo năm 2022, thị trường thịt bò toàn cầu năm 2022 tiếp tục khan hiếm. Nguyên nhân chính là do sự thu
hẹp ngành chăn nuôi bò ở Mỹ. Điều này sẽ gây căng thẳng cho các thị trường đang
có nhu cầu lớn về nhập khẩu thịt bò.
Năm 2019 tổng đàn bò
của Mỹ đạt đỉnh là 98,4 triệu con, sau đó sụt giảm mạnh vào năm 2021 do kinh tế
khó khăn và hạn hán trên khắp miền Tây nước Mỹ.
Tính đến thời điểm hiện
tại, lượng giết mổ bò thịt đã tăng 10% và lượng giết mổ bò sữa đã tăng 2%. Lượng
giết mổ tăng sẽ khiến sản lượng thịt bò của Mỹ giảm 2,5% vào năm 2022.
Với việc giết mổ bò của
Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm nay và sản lượng dự kiến tiếp tục giảm
cho đến năm 2023 hoặc xa hơn, cộng với nguồn cung xuất khẩu từ Úc hạn hẹp, thị
trường thịt bò toàn cầu đang có xu hướng khan hiếm không chỉ trong năm 2022 mà
còn có thể kéo dài tới 2023.
Trong khi đó, Trung
Quốc tiếp tục tăng nhập khẩu thịt bò và nhu cầu nhập khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc
vẫn ổn định, nhu cầu nhập khẩu của Mỹ ngày càng tăng.
Tình trạng hạn hán mặc
dù đã giảm ở một số khu vực, nhưng vẫn là mối lo ngại trong mùa chăn nuôi năm
2022. Nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi bị hạn chế, trong đó giá cỏ khô linh lăng
tăng lên hơn 200 USD/tấn và cỏ khô khác 188 USD/tấn.
Với việc giết mổ bò của
Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm nay và sản lượng dự kiến tiếp tục giảm
cho đến năm 2023 hoặc xa hơn, cộng với nguồn cung xuất khẩu từ Úc hạn hẹp, thị
trường thịt bò toàn cầu đang có xu hướng khan hiếm không chỉ trong năm 2022 mà
còn có thể kéo dài tới 2023.
- Diễn biến giá thịt bò
Theo báo cáo của Tổ
chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp Quốc (FAO), chỉ số giá lương thực
thế giới tăng tháng thứ tư liên tiếp trong tháng 11/2021, tăng 1,2% so với tháng
10/2021 lên 134,4 điểm và tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá thịt giảm tháng
thứ tư liên tiếp trong tháng 11/2021, giảm 0,9% so với tháng 10/2021 xuống
109,8 điểm, nhưng tăng 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 11/2021, giá thịt
lợn trên thị trường quốc tế giảm tháng thứ năm liên tiếp, vì nhập khẩu của Trung
Quốc giảm, đặc biệt là từ EU. Giá trứng cũng giảm mạnh do nguồn cung xuất khẩu
từ Úc tăng. Giá thịt bò về cơ bản vẫn ổn định.
Tuy nhiên, giá bò sống
giao kỳ hạn trên sàn Chicago Mercantile Exchange (CME) - Mỹ ngày 31/12/2021 giảm
do áp lực bán chốt lời, nhưng so với năm trước thì vẫn tăng, với giá bò sống
tăng 23%, mức tăng lớn nhất kể từ năm 2014.
Theo Reuters, giá bò
sống ngày 31/12/2021 trên sàn CME giao kỳ hạn tháng 2/2022 giảm 0,275% xuống mức
139.700 cent/lb, trong khi giá giao tháng 12/2021 giảm 0,15% xuống mức 138.900
cent/lb do giao dịch thưa thớt trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch. Trong năm 2021,
giá bò sống đã tăng 22,975%, tăng 112,950 cent/lb so với năm trước đó, do giá
thịt bò tăng khiến lợi nhuận của công ty chế biến tăng vọt.
Giá bò sống ngày 31/12/2021trên
sàn CME giao tháng 3/2022 tăng 0,95% lên mức 169.950 cent/lb, trong khi giá
tháng 12/2021 đã tăng 20,1%.
- Xuất nhập khẩu thịt bò
* Tại Mỹ
Theo Báo cáo ngày 2/11/2021
của USDA, dự báo xuất siêu thịt bò Mỹ năm 2022 đạt 10.400 tấn, chủ yếu sang Hàn
Quốc (7.000 tấn), Nhật Bản (2.200 tấn), Việt Nam (300 tấn), Đài Loan (300 tấn)
và Hồng Kông (200 tấn), giảm ở Trung Quốc (100 tấn).
Xuất khẩu thịt bò trong
tuần qua đạt 16.500 tấn, giảm 9% so với tuần trước đó và giảm 6% so với mức
trung bình 4 tuần trước đó; chủ yếu sang Hàn Quốc (4.500 tấn), Nhật Bản (4.000
tấn), Trung Quốc (3.000 tấn), Đài Loan (1.500 tấn) và Mexico (1.200 tấn).
* Argentina tiếp tục hạn
chế xuất khẩu thịt bò
Chính phủ Argentina
công bố một loạt quy định và điều kiện xuất khẩu thịt bò trong năm 2022 và
2023, bao gồm cả việc đình chỉ việc bán ra nước ngoài một số sản phẩm nằm trong
danh mục 'ưa thích' của người tiêu dùng nước này.
Theo đó, nước này cấm
xuất khẩu 7 sản phẩm thịt bò dành riêng cho thị trường nội địa từ nay cho đến hết
năm 2023, trong đó có cả sản phẩm sườn bò nguyên xương và thịt thăn bụng dùng
cho món thịt nướng truyền thống của người dân quốc gia Nam Mỹ này.
Lệnh cấm trên không
bao gồm các thỏa thuận giữa Argentina và một số đối tác đặc biệt, trong đó có hợp
đồng cung cấp thịt bò thượng hạng dành cho chuỗi khách sạn của Tập đoàn Hilton
tại Israel, Mỹ, Chile và Colombia.
Ngoài ra, Chính phủ
Argentina cũng công bố một số quy định về xuất khẩu gia súc nguyên con và các sản
phẩm thịt bò nguyên xương khác.
Cụ thể, các doanh nghiệp
có kế hoạch xuất khẩu thịt bò trong năm nay có 60 ngày để đăng ký hoạt động
kinh doanh giết mổ và chế biến thịt bò cho mục đích xuất khẩu với các cơ quan
chức năng.
Các doanh nghiệp này,
cũng như các cơ sở sản xuất thịt bò được trao hạn ngạch xuất khẩu từ tháng 6/2020,
phải cam kết thông qua Bản tuyên thệ về hoạt động xuất khẩu thịt (DJEC) trong
năm 2022 để được các cơ quan chức năng phê duyệt hạn mức bán hàng ra nước
ngoài.
Cùng với đó, Chính phủ
Argentina cũng thông báo thành lập một Trung tâm tư vấn kỹ thuật chuyên biệt trực
thuộc Bộ Nông nghiệp nhằm cải thiện năng suất và tạo ra môi trường kinh doanh tốt
hơn trong chuỗi cung ứng thịt bò.
Vào tháng 5/2021, Argentina
ra quyết định tạm ngừng bán thịt bò ra thị trường nước ngoài trong vòng 30 ngày
nhằm bình ổn giá cả tại thị trường nội địa.
Chính phủ Argentina
sau đó nối lại hoạt động xuất khẩu thịt bò, tuy nhiên ban hành hạn ngạch bán ra
thị trường nước ngoài ở mức tối đa 50% khối lượng xuất khẩu thịt trung bình
theo tháng trong năm 2020.
Theo Viện Thống kê và
điều tra quốc gia Argentina (INDEC), nước này là nhà xuất khẩu thịt bò lớn thứ
tư trên thế giới với 819.000 tấn thịt bán ra thị trường nước ngoài trong năm
2020.
Tổng đàn bò nước này
đạt 53,5 triệu con, đã xuất khẩu khoảng 675.000 tấn thịt bò trị giá 2,26 tỷ USD
trong giai đoạn tháng 1-10/2021, với 73,2% lượng xuất khẩu là thị trường Trung
Quốc.
Người dân Argentina
tiêu thụ trung bình khoảng 38 kg thịt bò/người trong năm 2019, nhiều nhất trong
số các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), và nhiều
hơn mức tiêu thụ tại Mỹ khoảng 12 kg.
2. Thị trường trong nước
- Tình hình chăn nuôi bò
Chăn nuôi trâu, bò trên
cả nước trong cả năm 2021 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Viêm da nổi cục. Tuy nhiên,
tính đến tháng 12/2021, dịch đang dần được kiểm soát nhưng nguy cơ bùng phát vẫn
còn cao. Theo Tổng cục Thống kê (TCTK) ước tính tổng đàn trâu của cả nước tính
đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2021 giảm khoảng 3,0%, tổng số bò tăng khoảng
1,3% so với cùng thời điểm năm 2020.
Sản lượng thịt trâu
hơi xuất chuồng đạt 120,9 nghìn tấn, tăng 0,5% so với năm trước (quý IV/2021 đạt
34,5 nghìn tấn, tăng 3,5%); sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 458,3 nghìn tấn,
tăng 3,8% (quý IV/2021 đạt 123,2 nghìn tấn, tăng 5,4%) so với cùng kỳ năm 2020.
- Diễn biến giá
Trong tháng 12/2021,
giá thịt bò thành phẩm tại nhiều địa phương trên cả nước khá ổn định so với
tháng trước. Trung bình giá thịt bò thăn dao động trong khoảng từ 275.000 –
300.000 đ/kg; thịt bò mông 270.000 - 290.000 đ/kg. Riêng giá bò hơi giảm nhẹ do
nhu cầu tiêu thụ chậm.
+ Tại Hà Nội
Giá thịt bò và các sản
phẩm chế biến từ thịt bò tại các chợ đầu mối, chợ bán lẻ và tại các siêu thị tại
Hà Nội khá ổn định so với tháng trước.
Tại chợ đầu mối: Giá
thịt bò mông 285.000 đ/kg; thịt bò thăn 290.000 đ/kg.
Tại chợ bán lẻ: Thịt
bò thăn 290.000 – 300.000 đ/kg; thịt bò mông 280.000 – 290.000 đ/kg.
Siêu thị Big C: Thịt
bò thăn giá 341.000 đ/kg; thịt bò mông 299.000 đ/kg.
Siêu thị Vinmart: Thịt
bò mông giá 319.900 đ/kg; thịt bò thăn 358.900 đ/kg.
+ Tại Tp. HCM
Mặc dù các địa phương
đã thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, các siêu thị, cửa hàng thực phẩm và chợ
đã được phép bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, tuy nhiên mức tiêu thụ mặt
hàng thịt bò không cao.
Giá thịt bò mông 280.000
– 300.000 đ/kg; thịt bò thăn 270.000 – 285.000 đ/kg; nạm bò loại 1 có giá từ
190.000 – 210.000 đ/kg, đùi bò 255.000 - 260.000 đ/kg.
- Nhập khẩu thịt
bò
Trong tháng 11/2021,
nhập khẩu thịt bò đạt hơn 13,2 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 43,4 triệu USD,
tăng 9,4% về lượng và tăng 22% về trị giá so với tháng trước; giảm 54,7%
về lượng và giảm 50,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế mười một
tháng năm 2021, lượng nhập khẩu thịt bò đạt hơn 204,2 nghìn tấn, trị giá đạt
hơn 665,6 triệu USD, giảm 24,7% về lượng và giảm 10,6% về trị giá so với cùng kỳ
năm 2020.
Trong tháng 11/2021,
Úc là thị trường cung cấp thịt bò lớn nhất của Việt Nam, với lượng nhập
khẩu đạt hơn 5,9 nghìn tấn và trị giá đạt hơn 22,5 triệu USD, tăng 90,6%
về lượng và tăng 80,2% về trị giá so với tháng trước. Luỹ kế mười một tháng năm
2021, nhập khẩu thịt bò từ thị trường Úc đạt hơn 104,6 nghìn tấn, trị giá đạt
hơn 394 triệu USD, giảm 33,5% về lượng và giảm 20,5 trị giá so với cùng kỳ năm
2020. Đứng thứ 2 là thị trường Thái Lan, với lượng nhập khẩu thịt bò đạt
hơn 5,3 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 9,3 triệu USD, giảm 26,1% về lượng và
giảm 26,4% về trị giá so với tháng trước. Luỹ kế mười một tháng năm 2021,
nhập khẩu thịt bò từ thị trường Thái Lan đạt hơn 65,3 nghìn tấn, trị giá đạt
hơn 114,3 triệu USD, giảm 30,7% về lượng và giảm 30,8% về trị giá so với cùng kỳ
năm 2020. Đứng thứ 3 là thị trường Canada, với lượng nhập khẩu đạt 885 tấn, trị
giá đạt hơn 5,2 triệu USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 21% về trị giá so với
tháng trước. Luỹ kế mười một tháng năm 2021, nhập khẩu thịt bò từ thị trường
Canada đạt hơn 10,8 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 60,5 triệu USD, tăng 145,4% về
lượng và tăng 208,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Đứng thứ 4 là thị trường
Mỹ, với lượng nhập khẩu đạt 330 tấn, trị giá đạt hơn 2,7 triệu USD, tăng 17,1%
về lượng và tăng 34,6% về trị giá so với tháng trước. Luỹ kế mười một tháng năm
2021, nhập khẩu thịt bò từ thị trường Mỹ đạt hơn 6,7 nghìn tấn, trị giá đạt hơn
42,5 triệu USD, giảm 22,5% về lượng và giảm 7,7% về trị giá so với cùng kỳ năm
2020. Tiếp theo là một số thị trường khác như: Tây Ban Nha, Đan Mạch,
Nga,...
- Giá nhập khẩu
Trong tháng 11/2021,
giá thịt nhập khẩu bình quân tăng khá, đạt 2.094 USD/tấn, tăng 12% so với tháng
trước nhưng giảm 1,0% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, giá thịt
baba tăng mạnh nhất đạt 11.463 USD/tấn, tăng 14% so với tháng trước. Cùng xu hướng
tăng với thịt baba là thịt trâu và thịt gà lần lượt đạt 3.039 USD/tấn và 1.075
USD/tấn, lần lượt tăng 9% và tăng 5,3% so với tháng trước. Tiếp theo là thịt lợn
chế biến và thịt lợn, lần lượt tăng 1,7% và tăng 0,7% so với tháng trước, lần
lượt đạt 12.992 USD/tấn và 1.883 USD/tấn. Trong tháng 11, duy nhất mặt hàng thịt
gà chế biến có giá giảm nhẹ xuống còn 4.300 USD/tấn, giảm 1,0% so với tháng trước.
3. Dự báo
Giá các sản phẩm thịt gia súc,
gia cầm có thể tăng trong những tháng cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên đán. Tuy
nhiên giá khó tăng mạnh bởi nguồn cung thịt vẫn dồi dào.